Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ đơn : lùn , cao , cõng , thấp , nhảy
Từ ghép : giao hàng , bầu trời , sóng biển , mặt trời , buổi sáng
Từ phức : bánh vòng , đi học , đến trường , gặp cô , từ phức
Từ láy : đơn đọc , lềnh bềnh , lưu loát , nhanh nhanh , dong dỏng
5 từ chỉ từ láy : mải miết, xa xôi, lạnh lùng, nhạt nhẽo, thấp thoáng
5 từ chỉ từ ghép : xanh đậm , việc nhỏ, lạnh giá, yêu thương, mùa xuân
5 từ chỉ từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều
5 từ chỉ từ phức : công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình, đa mạng
Phát hiện ra Thái Bình Dương
Phát hiện ra Châu Mĩ
Đặt chân lên Mặt Trăng
Chúc bạn học tốt
sai rồi nha tứ láy nha
Cấu tạo từ: Từ phức Từ láy
Từ đơn Từ ghép T.G.P.L Láy âm đầu
T.G.T.H Láy vần
Láy âm và vần
Láy tiếng
a) Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.
VD : Đất đai (Tiếng đai đã mờ nghĩa )
Sạch sành sanh (Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa )
b) Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại :
- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.
- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.
c) Cách phân định ranh giới từ:
Để tách câu thành từng từ, ta phải chia câu thành từng phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất (chia cho đến phần nhỏ nhất).Vì nếu chia câu thành từng phần có nghĩa nhưng chưa phải là nhỏ nhất thì phần đó có thể là 1 cụm từ chứ chưa phải là 1 từ.
Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ (từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt: kết cấu và nghĩa.
Cách 1 : Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.
VD: tung cánh Tung đôi cánh
lướt nhanh Lướt rất nhanh
(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánh và lướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn).
Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định (không thể chêm, xen) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.
VD: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước
mặt hồ mặt của hồ
(Khi ta chêm thêm tiếng sống và của vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ, do đó chuồn chuồn nước và mặt hồ là kết hợp 1 từ phức)
Cách 2 : Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.
VD: bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài (tên 1 loại áo) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo, chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ.
Cách 3 : Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không, nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.
VD : có xoè ra chứ không có xoè vào
có rủ xuống chứ không có rủ lên xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức
ngược với chạy đi là chạy lại
ngược với bò vào là bò ra chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn.
* Chú ý :
+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.
VD: cánh én ( chỉ con chim én )
tay người ( chỉ con người )
+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại (từ phức và 2 từ đơn). Trong trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.
2. Cách phận biệt từ ghép và từ láyc:
* Có 2 cách chính để tạo từ phức:
- Cách 1 : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .
- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
a) Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
T.G được chia thành 2 kiểu :
- T.G có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
-T.G có nghĩa phân loại (T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
Lưu ý :
+Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa ( cùng danh từ, cùng động từ,...)
+ Các từ như : chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,..., axit, càphê , ôtô, môtô, rađiô,...có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa, còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa . Những trường hợp này lên bậc THCS gọi là từ đơn đa âm ).
b) Từ láy(T.L): Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.
( * Xem thêm :
Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu : Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy : láy đôi, láy ba,láy tư,...)
*Từ tượng thanh : Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế : Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,...
VD : rì rào, thì thầm, ào ào,...
* Từ tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật ; gợi tả màu sắc, mùi vị.
VD: Gợi dáng dấp : lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...
Gợi tả màu sắc : chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...
Gợi tả mùi vị : thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt,...
Lưu ý :
+ Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào.
V.D : làm ào ào (ào ào là từ tượng hình), thối ào ào (ào ào là từ tượng thanh).
+ Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ láy (ở phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này ).
VD : bốp ( tiếng tát ), bộp ( tiếng mưa rơi ), hoắm (chỉ độ sâu ), vút ( chỉ độ cao )....
*Nghĩa của từ láy : Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phân loại.
VD : làm lụng , máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí,...( nghĩa phân loại ). Tuy nhiên, ở tiểu học thường đề cập đến mấy dạng cơ bản sau :
- Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất ( so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).
VD : đo đỏ < đỏ
Nhè nhẹ < nhẹ
-Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:
VD : cỏn con > con
sạch sành sanh > sạch
-Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể
VD : gật gật , rung rung, cười cười nói nói, ...
- Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.
VD : lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...
- diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.
VD : nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn ,tròn trặn,...
c) Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn :
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
VD : thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa , còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
VD : Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
VD : chim chóc, đất đai, tuổi tác , thịt thà, cây cối, máy móc,...
Lưu ý : Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại ( tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại ( tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải ). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc ) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
VD : nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...
- Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếngtrong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy ( láy vắng khuyết phụ âm đầu ).
VD : ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...
- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc ( c/k/q ; ng/ngh ;g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
V.D : cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...
Lưu ý : trong thực tế , có nhiều từ ghép ( gốc Hán ) có hình tức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng H.S rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho H.S ghi nhớ ( VD : bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....)
- Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như : tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như : mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học ( H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).
Tình bạn là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, không kém phần diệu kì, trong cuộc sống không thể thiếu đi những người bạn, những người tuy xa lạ về huyết thống nhưng lại có những tương đồng về tính cách, về sở thích và lí tưởng… Đó là những người bạn đồng hành cùng ta trên suốt quãng đường đời, là người sẻ chia, người dang tay giúp đỡ, ngồi bên lắng nghe mỗi khi ta có tâm sự. Cuộc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn khi có những người bạn.
Trước đây, em không có những định nghĩa cụ thể nào về khái niệm tình bạn, tình bạn lúc ấy đối với em mà nói đơn giản chỉ là những người cùng học, cùng chơi, cùng trò chuyện. Nhưng khi đã trưởng thành hơn thì em bống hiểu ra sự thiêng liêng của khái niệm tình bạn, bởi tình bạn không chỉ đơn giản là một mối quan hệ xã hội giữa người với người mà đó còn là sợi dây gắn kết tình cảm, gắn bó những con người xa lạ trở nên thân thiết, thắt chặt mối đồng cảm, thương yêu giữa những con người ấy khiến cho mọi hành động quan tâm, chia sẻ đều trở nên chân thành và tự nhiên nhất.
Trong cuộc sống, ai cũng cần có những người bạn, đó là người bạn đồng hành, cũng là người tiếp cho ta những đông lực sống, động lực phấn đấu mỗi khi ta yếu đuối, gục ngã. Bạn bè là điều kì diệu tự nhiên nhất trong cuộc sống của con người, có được những người bạn là điều may mắn. Tìm được những người bạn hiểu mình thì đó là một điều diệu kì, đáng được trân trọng. Em cũng may mắn tìm được cho một người bạn thân thiết, người mà em có thể yên tâm dãi bày, sẻ chia mỗi khi có chuyện buồn trong học tập hay trong cuộc sống, người em có thể dựa vào khi em chán nản, gục ngã.
Người bạn mà em muốn nói đến, đó chính là Phương Anh- người bạn thân thiết nhất của em trong suốt những năm học cấp một cũng như cấp hai. Em và Phương Anh quen nhau khi vừa là những học sinh ngơ ngác bước chân vào lớp một. Em vẫn còn nhớ rất rõ lần gặp mặt đầu tiên ấy, đó là vào ngày khai giảng đầu tiên của đời học sinh, chúng em lúc ấy còn là những cô cậu học trò nhỏ rụt rè, tò mò về môi trường học tập mới nhưng cũng lo lắng, sợ hãi với những thứ quá sức mới lạ.
Em và Phương Anh được cô giáo chủ nhiệm xếp ngồi cùng một bàn học, chúng em lúc ấy chưa hề quen biết nhau nên cả hai đều khá ngượng ngùng, rất khó mở lời làm quen. Nhưng có vẻ Phương Anh là người nhút nhát hơn em, nên em đã mở lời làm quen trước:
“ Chào cậu, tớ tên là Hương Quỳnh, cậu tên là gì thế?” Lúc ấy có lẽ vì bất ngờ nên khuôn mặt nhỏ nhắn của Phương Anh đỏ bừng lên, bạn quay ra nhìn em ấp úng nói vô cùng dễ thương:
“Tớ tên là Phương Anh…cậu” Có vẻ Phương Anh muốn nói gì thêm nữa nhưng vì ngượng ngùng nên mãi không thốt thành câu. Em bèn chủ động nói trước:
“Tên của cậu hay thật, chúng mình làm bạn được không?” Phương Anh lúc ấy đã cười rất vui vẻ, nụ cười của Phương Anh rạng rỡ như thiên thần vậy, bạn đã hết ngượng ngập mà vội vàng gật đầu vô cùng dễ thương.
Từ ấy em và Phương Anh trở thành những người bạn thân, chúng em cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt trong trường, dù có bất cứ những khó khăn cũng như những niềm vui gì trong học tập thì chúng em cũng đều chia sẻ cho nhau. Những câu chuyện dù không đầu không đuôi nhưng mỗi khi người kia kể thì người còn lại sẽ chú tâm lắng nghe, có lẽ sau những lần tâm sự như vậy, chúng em trở nên thân thiết hơn, thấu hiểu nhau hơn, đôi khi chỉ cần một ánh mắt thôi thì chúng em đã có thể hiểu đối phương muốn nói gì.
Phương Anh là một người hiền lành, nhân hậu, chúng em tuy là những người bạn thân thiết, nhưng không phải vì vậy mà chúng em có thể hiểu nhau hoàn toàn, có những lúc chúng em bất đồng ý kiến, có những cãi vã, giận hờn. Em cảm thấy có lỗi bởi mỗi lần cãi vã rồi giận dỗi như vậy thì người chủ động giảng hòa luôn là Phương Anh. Chúng em giận nhưng không được bao lâu thì cả hai đều được giải tỏa nhưng để mở miệng nói lời xin lỗi trước thì không phải ai cũng có thể, đây cũng là điều em rất ngưỡng mộ ở Phương Anh, bạn luôn vì người khác, chủ động giảng hòa mặc dù bạn không hề sai, cũng không kể đến sự nhút nhát của mình.
Em cảm thấy thật may mắn khi có một người bạn như Phương Anh, đó là một người bạn tuyệt vời, người mà em tuyệt đối tin tưởng khi sẻ chia những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, người luôn ở bên tiếp cho em nguồn động lực để em vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Thế mới có thể thấy được tình bạn thật thiêng liêng biết bao, tình bạn có thể tạo ra sức mạnh, tạo nên những kì tích cho con người. Có những câu thơ mà em rất ấn tượng về tình bạn như:
“Tình bạn là lá là hoa
Tình bạn là cả bài ca trên đời
Tình bạn trong sáng tuyệt vời
Đẹp hơn tất cả bầu trời ban đêm”
chúc bn hok tốt kb zới mik nha
Năm tháng cứ trôi và không ai có thể níu kéo được thời gian, chính thời gian là thước đo tốt nhất của tình cảm bạn bè, trong suốt thời gian học tập, có lẽ Hân là người bạn thân nhất của em, bạn ấy đã học với em từ những năm tiểu học tới bây giờ.
Dáng người của Hân xinh xinh tròn trịa, Hân Hân ăn mặc rất gọn gàng lịch sự nhưng luôn có phần nhí nhảnh đáng yêu. Nước da của Hân mịn màng, ửng hồng. Mái tóc bạn ấy dài đen mượt, óng ả, suôn mượt, trước khi đi học luôn được mẹ bạn ấy cột gọn gàng trông rất đẹp, xinh xắn. Khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy có cảm tình đáng yêu thân thiện. Cặp mắt sáng tròn xoe đen láy nhìn vào đôi mắt bạn ấy thấy ngay sự thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ. Cái miệng nhỏ nhắn môi hình trái tim xinh xinh, mỗi khi bạn ấy cười trông bạn ấy thật xinh xắn, rất có duyên .Ở Hân khi nào cũng toát lên vẻ hiền dịu, nhanh nhẹn, đáng yêu và dễ mến.
Hân rất chăm chỉ trong học tập, luôn là một lớp trưởng học tập gương mẫu trong lớp em. Bạn ấy rất hòa đồng luôn chơi với các bạn ở trong lớp, lúc nào cũng giúp đỡ kèm cặp những bạn khó khăn,chậm tiến. Hiền dịu, ngoan ngoãn và học giỏi là các đức tính tốt mà em quý nhất ở Hân. Bạn luôn thùy mị, nhẹ nhàng trước mọi người và luôn ngoan ngoãn, không bao giờ cãi lời người lớn. Tính tình Hân Hân rất cởi mở khi nói chuyện với bạn bè nhưng cũng rất nghiêm túc và thẳng thắng trong vấn đề học tập, bạn ấy không thích đùa giỡn với việc học. Bạn ấy rất nhanh nhẹn và luôn hoàn thành tốt trong mọi việc cô giao. Nhiều lúc từ những câu chuyện mà Hân kể đã làm cho em và các bạn cười một cách sảng khoái . Cả lớp, ai ai cũng đều quý mến nể phục Hân .Đối với các thầy cô trong trường cũng như người ngoài lớn tuổi hơn, bạn luôn lễ phép chào hỏi nên ai cũng mến Hân cả và em cũng thế
Sau nhiều năm tháng học chung với nhau, em đã học được rất nhiều những đức tính, tính cách tốt đẹp của Hân. Em rất quý bạn ấy, em sẽ luôn cố gắng để giữ mãi tình bạn tốt đẹp này. Ôi,tình bạn này thật là đáng quý biết bao!
Chiếc áo đồng phục này em mới được nhà trường phát cho từ tuần trước.
Khác hẳn với chiếc áo hồi lớp ba của em, chiếc áo này lại có màu rắng và màu xanh lam trông rất mát mắt. Tay áo dài, màu xanh, rất vừa với tay em. Phía trên cánh tay còn có một phù hiệu in biểu tượng quen thuộc của trường tiểu học Trần Quốc Toản, ở đó có hình trang vở, cây bút viết, tên trường, số điện thoại. Chạy dọc theo cánh tay áo là ba đường vải may màu trắng, chúng chỉ rộng khoảng một cm nhưng trông thật nổi bật trên nền vải xanh. Phần cổ tay được may bằng ba lớp chun liên tiếp nhau, có thể co giãn được và vừa khít với tay em nên khi trời lạnh, gió không thể luồn qua được. Thân áo rộng, được may bằng vải màu xanh, phía trên màu trắng, giáp giữa là hai đường vải nhỏ chạy song song với nhau trông rất đẹp. Chiếc áo khoác nhỏ nhắn, màu trắng nằm ngay sát mép vạt áo. Khi nào trời lạnh em kéo khoá áo lên kín cổ, cổ áo hiện lên màu hoa lay-ơn trắng muốt nhưng thật ấm áp. Còn khi nào trời hơi se lạnh thì em kéo đến ngang cổ rồi bẻ cổ áo ra hai bên, lúc đó, cổ áo lại là một màu xanh biếc như màu của nước biển. Thân áo còn có hai chiếc túi xinh xinh ở hai bên nhưng cũng rất rộng, em co thể đút vừa cả hai bàn tay của mình. Bên trong của áo được may bằng lớp vải màu trắng, ở giữa có lót thêm một lớp bông. Nhờ có lớp bông này mà áo phồng lên thật to, thật đẹp và khi mặc vào lại cũng thật là ấm.
Em rất yêu quý chiếc áo đồng phục của mình.
Đầu năm học mới,mẹ đã mua cho em bộ đồng phục của trường. Ôi! Bộ đồng phục thật xinh làm sao nhưng em thích nhất là chiếc áo trong đồng phục này.
Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba,hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải cốt tông, sờ vào thật mịn màng.
Cổ áo có hình giống như trái tim. Tay áo lúc nào cũng phồng lên và ngắn hơn cổ tay em một chút. Trên tay có thêu logo của trường vì vậy nhìn vào ai cũng biết em là học sinh trường Tiểu học Cửu Long, đặc biệt những hình vẽ như ngọn đuốc, chiếc nón tốt nghiệp và quyển vở đề chữ Tiên học lễ - hậu học văn làm logo thêm đẹp lại càng đẹp hơn. Nẹp áo dày với hai lớp, bên trái, kế nẹp được thêu phù hiệu tên trường, tên lớp và tên học sinh, tên em thêu chỉ đỏ rất là ý nghĩa. Chính những đường chỉ đỏ đã làm nổi bật cái tên ấy. Hàng khuy may năm lỗ, luôn luôn theo chiều dọc và thẳng như các chiến sĩ hàng quân trong đội duyệt binh. Nút áo bằng nhựa,em rất thích những anh bạn nút, có khi các anh bạn này lại tinh nghịch vô cùng, lúc bị lỏng rồi thì đụng vào là nhảy xuống sàn nhà ngay, làm em tìm mãi mới thấy. Đường chỉ của áo được may đều đặn, thẳng tắp, không bị xéo cũng không bị nghiêng. Áo đã làm cho em có cảm giác rất thoải mái khi mặc vào.
Bạn áo cũng đã gợi cho em một kỉ niệm không sao quên được là có hôm,trên đường đi học về bỗng nhiên trời đổ mưa nhưng em lại quên mang theo áo mưa nên đã dầm mưa về nhà và bị bùn đất văng lên làm bẩn bạn ấy. Vì áo bẩn nên lúc về nhà em đã bị mẹ la nhưng la xong thì mẹ nói với em rằng: "Lần sau con nhớ cẩn thận hơn và mang theo áo mưa đấy,vì thời tiết dễ mưa lắm,nhé con!". Lời nói ngọt ngào làm sao,nhờ lời nói ấy em lại có cảm giác là chiếc áo không giận em mà còn mỉm cười với em nữa.
Em rất yêu quý chiếc áo đi học này vì khi mặc vào bạn ấy đã giúp em có tinh thần sảng khoái trong học tập. Em hứa sẽ giữ gìn bạn áo cho thật sạch để mỗi ngày được mặc đến trường. Chiếc áo có thân gần giống hình chữ nhật. Chiều dài và rộng khoảng ba, hai gang tay, vừa vặn cho em mặc. Chất liệu làm bằng vải co tông, sờ vào thật mịn màng.
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Chúc mừng sinh nhật Trần Ngọc Mỹ Anh nha! Ngày mới vui vẻ, tốt lành!
TL
Thứ 5
HT
TL
Thứ năm nhe bn
Hok tốt
#Kirito