K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

2 tháng 2 2023

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức

– Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

– Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

13 tháng 9 2022

- Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

- Mục đích của hội thổi cơm: hội thi là dịp để trai tráng trong làng đua tài khoẻ mạnh, thông minh khi lấy lửa, là dịp gái làng thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương. Hội thi còn mang đến những tiếng cười hồn nhiên, sảng khoái của người nông dân sau những ngày lao động mệt mỏi.

3 tháng 10 2021

 Tham khảo :

Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

mình đã gửi 1 bài bạn đăng vừa nãy rồi ạ

Tham khảo

Nguồn gốc: bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa

26 tháng 12 2023

    Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ và quan trọng là sự vất vả của cha ông trong quá trình giữ nước xưa kia. Lễ hội cũng giúp em hiểu thêm những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước và từ đó em càng yêu thêm nước mình và càng trân trọng hạt lúa được làm ra.

2 tháng 2 2023

Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ,  nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước

29 tháng 8 2016

Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 - 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm

* Mục đích: Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng

* Giấ trị nổi bật: Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa; đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

29 tháng 8 2016

ai nhanh mình like

26 tháng 8 2018

Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chứctừ ngày 6-12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng. Ngày 6/4 tổ chức lễ rước nước với sự tham gia của toàn bộ các tướng, quân lính, phường nhạc – múa cùng đông đảo dân làng

Mục đích :để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ.

26 tháng 8 2018

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Hội gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao:

Ai ơi mùng chín tháng tư

Không đi Hội gióng cũng hư mất người

Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “Hiệu“, hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá“,đội quân chính quy ; các “Cô Tướng“, tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao“, trong đó có “Ông Hổ“,đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“,đội dân binh v.v… Hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. “Dước khám đường“ là trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước Trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà,một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực cuả dân tộc. Với chiến thắng huy hoàng của Ông Gióng, “Trận Soi Bia“ là hiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước.

Lại như lá cờ phướn màu đỏ mà trên đó cao viết chữ “Lệnh“ tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là “Quân lệnh phải nghiêm minh“ “Binh pháp phải mưu lược sáng tạo“ (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch). Còn như phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi “bán nguyệt“ có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông “Xướng“ và “Xuất“, tượng trưng cho một loại vũ khí có ức biến ảo khôn lường. Tất cả hoà quyện trong vai diễn Phù Giá làm nổi rõ sức mạnh vô địch khi người chiến binh được thấm nhuần hào khí thiêng của đất trời quê hương và đực trang bị thích hợp.

Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tứng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Chọn phái đẹp đóng vai tướng giặc. Còn các màn rước lễ “Kén tướng“, “Kén Phù Giá“, và màn diễn “Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân“, có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát Chèo để mừng thắng trận.

Trong dân gian, hội Dóng Phù Đổng được nhắc tới bởi các thành ngữ:

Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng.

Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu

Mùng chín đâu đâu trở về hội Gióng

5 tháng 9 2023

Cuộc thi được tổ chức tại sân đình, có 4 giáp trong làng: Đông, Tây, Nam, Bắc tham dự. Mỗi giáp cử 5 chàng trai khỏe mạnh, xưa thì mặc áo dài đen, đầu đội khăn nhiễu, lưng thắt khăn xanh; ba cô gái mặc áo mớ ba, quần lĩnh, yếm đào, lưng thắt khăn điều. Ngày nay, trang phục có đơn giản hơn: nam mặc áo đỏ, đầu quấn khăn đỏ, nữ mặc áo dài trắng, cuộc thi chủ yếu dành cho nam, còn nữ dự thi têm trầu cánh phượng.

Tiếp đến là biểu diễn múa kiếm thể hiện uy lực của các đạo quân. Khi ba hồi trống tiếp nổi lên, cuộc thi chính thức bắt đầu: đại diện các giáp chạy lên lấy thẻ. Các thiếu nữ của các giáp lên nhậu trầu cau để thi têm trầu cánh phượng, cuộc thi đòi hỏi mỗi người phải có bàn tay khéo léo, kỹ thuật thuần thục để tạo nên như miếng trầu như đôi cánh phượng đang bay.Khi các thiếu nữ thể hiện tài năng của mình trong cuộc thi bổ cau, têm trầu, thì trai làng các giáp bắt đầu thi chạy lấy nước được đựng trong các nồi đất nhỏ, địa điểm lấy nước cách xa trên 1km. Khi về đến sân đình, các giáp nhận thóc để giã gạo bằng cối đá. Tiếp đến các chàng trai chuẩn bị thanh giang hoặc thanh nứa cọ xát vào những thanh xoan ngâm nước được phơi khô đè lên rơm (hoặc rác) để tạo ra lửa. Đây là nét độc đáo của hội thổi cơm thi: bằng kỹ thuật điêu luyện, bằng kinh nghiệm để tạo ra lửa nhanh trong thời gian ngắn nhất. Khi đã có lửa, các chàng trai thi bắt gà được ban tổ chức thả ra để làm thịt lễ thánh. Đồng thời các chàng trai lại phải nhanh chóng vo gạo nấu cơm. Nồi nấu cơm được kẹp chặt bằng những thanh tre già, trong tiếng trống rộn ràng, cổ vũ của người xem, từng giáp một vừa đi vừa thổi cơm vòng quanh sân đình, người cầm bó đuốc, người cầm nồi cơm, người canh chừng cơm sôi, cứ như thế cho đến khi hết thời gian và phần đóm quy định. Sau đó, dùng khăn ướt nắm cơm thành từng nắm. Cơm yêu cầu phải chín, dẻo, thơm… Mỗi công đoạn của cuộc thi đều được chấm điểm, giáp nào giành thắng lợi chung cuộc sẽ được làng ban thưởng, phần lớn là các phần thưởng tượng trưng.

 

5 tháng 9 2023

 

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, một lễ hội truyền thống của người dân làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân làng Đồng Vân, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần thượng võ và niềm tự hào về truyền thống văn hóa nông nghiệp của dân tộc.

Diễn biến của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân gồm hai phần chính: phần thi nấu cơm và phần chấm thi.

Phần thi nấu cơm được bắt đầu bằng nghi lễ lấy lửa. Bốn thanh niên của bốn đội thi nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Sau khi lấy được lửa, các đội thi nhanh chóng nhóm lửa và bắt đầu nấu cơm.

Cách nấu cơm của các đội thi rất đặc biệt. Họ sử dụng những chiếc nồi đất nung, gạo được vo sạch và nấu bằng củi rơm. Các đội thi phải khéo léo, tỉ mỉ để cơm chín đều, không cháy khét, không nhão.

Phần chấm thi được thực hiện bởi một ban giám khảo gồm những người có kinh nghiệm trong việc nấu cơm. Ban giám khảo sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí như: độ trắng của gạo, độ dẻo của cơm, mùi thơm của cơm và cách trình bày của đội thi.

Kết thúc phần thi, đội thi nào nấu được cơm ngon nhất sẽ giành chiến thắng.

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một lễ hội độc đáo và hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Lễ hội không chỉ là dịp để người dân làng Đồng Vân thể hiện tài năng, sự khéo léo của mình mà còn là dịp để quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

Bài thuyết trình này được viết dựa trên những hiểu biết và trải nghiệm của bản thân khi tham gia hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Mình đã cố gắng truyền tải những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về lễ hội này. Nếu các bạn có thắc mắc gì, hãy cho mình biết nhé.

Có thể nói, hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là một hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức hàng năm của làng Đồng Vân. Lễ hội này mang đậm tư tưởng của người Việt về đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Những người tham gia đều cần sự nhanh nhạy khéo léo và cả chút may mắn để chiến thắng cuộc thi. Những nét đặc sắc của hội thi đã làm say đắm lòng người, mang lại những trải nghiệm đáng nhớ cho mỗi người tham gia. Bên cạnh đó hội thi còn tái hiện truyền thống đánh giặc của người Việt xưa. Hội thi thổi cơm Đồng Vân đã góp phần gìn giữ và phát triển truyền thống văn hóa của đất nước ta.