Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.
- Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
THAM KHẢO
• Yêu cầu số 1:
- Duyên hải miền Trung là vùng nằm ở giữa lãnh thổ nước ta.
- Duyên hải miền Trung tiếp giáp với:
+ Các quốc gia: Lào; Cam-pu-chia.
+ Biển Đông.
+ Các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Bắc Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ
• Yêu cầu số 2:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...
Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...
- Lễ hội Cầu Ngư:
+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.
+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....
- Lễ hội Ka-tê:
+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).
+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....
Tham khảo!
- Yêu cầu a) Xếp thứ tự theo thứ tự giảm dần: Nam Bộ (1360 nghìn tấn) => Duyên hải miền Trung (1320 nghìn tấn) => Đồng bằng Bắc Bộ (200 nghìn tấn) => Trung du và miền núi Bắc Bộ (50 tấn).
- Yêu cầu b): Sản lượng cá biển của vùng Duyên hải miền Trung năm 2020 gấp 26.4 lần sản lượng cá biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Phía đông tiếp giáp với Biển Đông
Phía tây tiếp giáp với Lào và vùng Tây Nguyên
Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Phía nam giáp vùng Nam Bộ
Tham khảo:
- Duyên hải miền Trung là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến Bình Thuận.
- Các vùng, quốc gia tiếp giá duyên hải Miền Trung:
+ Phía đông tiếp giáp với Biển Đông
+ Phía tây tiếp giáp với Lào và vùng Tây Nguyên
+ Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Phía nam giáp vùng Nam Bộ
THAM KHẢO
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
- Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông, nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Nam Bộ
Địa hình
- Phía tây là địa hình đồi núi; phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp.
- Ven biển thường có các cồn cát và đầm phá.
- Địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng, cao ở phía đông và thấp dần về phía tây.
- Địa hình đồng bằng, thấp, bằng phẳng.
- Có nhiều vũng trũng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khí hậu
- Có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã.
- Nhiệt độ cao, trung bình trên 20°C.
- Khí hậu chia hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
- Nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C.
- Khí hậu chia hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Dân cư
- Là nơi sinh sống của dân tộc: Kinh, Chăm, Thái, Mường,…
- Vùng có mật độ dân cư đông đúc.
- Là nơi sinh sống của dân tộc: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Ma Xơ Đăng…
- Vùng có mật độ dân cư thưa thớt.
- Là nơi sinh sống của dân tộc: Kinh, Khơme, Hoa, Chăm,...
- Vùng có mật độ dân cư đông đúc.
Một số nét văn hóa
- Vùng đất hội tụ nhiều di sản thế giới.
- Vùng đất của lễ hội.
- Dựng nhà sàn.
- Trang phục may từ vải thổ cẩm, hoa văn sặc sỡ.
- Nhiều lễ hội độc đáo.
- Có nhiều loại hình nhà ở khác nhau.
- Chợ nổi.
- Trang phục truyền thống là áo bà ba và khăn rằn.
Tham khảo!