Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hành chính: Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ Trung ương đến Địa phương . Dưới vua có 6 bộ giải quyết những công việc cụ thể. Các năm 1821-1832,nhà Nguyễn chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên)
- Pháp luật :Nhà Nguyễn ban hành Luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ)
- Quân đội: bao gồm nhiều binh chủ, xây dựng thành trì và thiết lập hrrj thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
- Đối ngoại :các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mối quan hệ với phương Tây.
Chúc bn hk tốt
Hành chính : Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương . Dưới vua có 6 bộ , giải quyết những công việc cụ thể . Trong những năm 1831-1832 , nhà nguyễn chia cac nước làm 30 tỉnh và 1 phụ trực thuộc ( Thừa thiên ) . Đứng đầu mỗi tỉnh là Tổng đốc ( tỉnh lớn ) và Tuần phủ ( tỉnh vừa và nhỏ ) . Chia miền núi thành châu do tù trưởng địa phương quản lí , bên cạnh có người Kinh lưu quan giám sát .
Pháp luật : Nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long trên thực tế là sự mô phỏng thụ động luật nhà Thanh , hầu như không thấy dấu ấn của Quốc triều hình luật thời Lê và pháp luật Việt Nam ở các triều đại khác
Quân đội : Nhà nguyễ gồm nhiều binh chủng . Ở kinh đô và các trấn , tỉnh đều xây thành trì vững chắc .
Đối ngoại : Các vua Nguyễn rất thuần phục nhà Thanh , trong khi đó lại khước từ mối quan hệ với phương Tây . Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta
Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
Nhân nội bộ Tây Sơn suy yếu, hằng năm đến mùa gió đông - nam, Nguyễn Ánh đem thuỷ binh tiến ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn.
Sau khi chiếm được Quy Nhơn (tháng 6 - 1801), Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. Khoảng giữa năm 1802, Gia Long huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định rồi tiến thẳng về Thăng Long. Nguyễn Quan Toản vượt sông Nhị (sông Hồng) chạy lên mạn Bắc Giang thì bị bắt, chấm dứt triều Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn; năm 1806, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố. Vua Nguyễn trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.
Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là luật Gia Long - niên hiệu của Nguyễn Ánh).
Các năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh vừa và nhỏ là chức tuần phủ.
Quân đội nhà Nguyễn gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh, đều xây thành trì vững chắc. Một hệ thống trạm ngựa được thiết lập từ Nam Quan đến Cà Mau để kịp thời chuyển tin tức giữa triều đình và các địa phương.
Về quan hệ ngoại giao,các vua Nguyễn thuần phục nhà Thanh. Nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước. Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc. Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược Việt Nam.
Kinh tế dưới triều Nguyễn
Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Nhưng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.
Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà nước. Nhưng phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy, chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.
Ở các tỉnh phía bắc, việc sửa đắp đê không được chú trọng. Lụt lội, hạn hán xảy ra luôn. Thời Tự Đức, tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng phổ biến, việc sửa đắp đê càng khó khăn hơn. Có nơi như phủ Khoái Châu (Hưng Yên), đê vỡ 18 năm liền. Dân phiêu tán khắp nơi, trong dân gian có câu: "Oai oái như phủ Khoái xin cơm". Cả một vùng đồng bằng phì nhiêu biến thành bãi sậy.
Về công thương nghiệp, theo đà phát triển của các thế kỉ trước, công thương nghiệp có điều kiện phát triển thêm. Nhà Nguyễn thành lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.
Thợ đóng tàu nước Việt Nam có tay nghề khá cao, biết ứng dụng kĩ thuật châu Âu. Một người Mĩ đến Việt Nam năm 1820 nhận xét: "Người Việt Nam là những thợ đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình với kĩ thuật hết sức chính xác"
Ngành khai thác mỏ được mở rộng. Cả nước có hàng trăm mỏ được khai thác (các mỏ vàng, bạc, đồng, kẽm, chì, diêm tiêu...). Nhưng cách khai thác còn lạc hậu, các mỏ hoạt động thất thường và sa sút dần.
Các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị vẫn không ngừng phát triển. Nhiều làng thủ công nổi tiếng khắp nước như làng Bát Tràng (Hà Nội), làng đúc đồng Ngụ Xã (Hà Nội), làng dệt lụa Vạn Phúc (Hà Tây), Bảo An (Quảng Nam)... Nhưng hoạt động thủ công nghiệp trong dân gian còn rất phân tán. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm nặng nề.
Sang thế kỉ XIX, đất nước đã thống nhất, việc buôn bán có nhiều thuận lợi. Ngoài các thành thị nổi tiếng truớc kia như Hà Nội, Phú Xuân (Huế), Gia Định, nhiều thị tứ mới xuất hiện rải rác ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ.
Một thuyền trưởng người Pháp đến Hội An năm 1819 nhận xét: "Hội An chỉ có một đường phố nhưng rất dài. Nhà cửa đều xây bằng gạch. Gian trước bày bán hàng hoá, gian sau là kho hành kín đáo. Hàng hoá vận chuyển đến Hội An rất thuận lợi nhờ có nhiều kênh đào"
Theo Trịnh Hoài Đức, "Thành phố Mỉ Thơ nhà ngói cột chạm, ghe thuyền tấp nập, phồn hoa huyên náo, thực là một nơi đại đô hội". Ở Sa Đéc, "phố chợ thẳng bờ sông, nhà cất liền nhau kéo dài 5 dặm. Dưới sông, nhà bè đậu thẳng hàng, bán đủ các thứ tơ lụa Nam - Bắc, dầu mỡ, than củi, tre mây, mắm muối. Trên bờ sông buôn bán tấp nập, hàng hoá choá mắt, thật là một nơi phồn hoa danh thắng vậy".
Dưới triều Nguyễn, thuyền buôn các nước Xiêm, Mã Lai, nhất là Trung Quốc, thường xuyên sang Việt Nam mua bán hàng hoá. Các vua Nguyễn cũng nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Singapore, Philippines, Xiêm, Nam Dương bán gạo, đường, các lâm sản... và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí...
Tàu buôn phương Tây (Bồ Đào Nha, Pháp, Mĩ) cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam. Nhưng nhà Nguyễn không cho người phương Tây mở cửa hàng. Họ chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.
Các cuộc nổi dậy của nhân dân
Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
Các tầng lớp nhân dân sống khổ cực vì địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
"Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng". Năm 1828. viên quan Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ tố cáo: cái hại quan là một hai phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá phụ..., cứ công nhiên không kiêng sợ gì.
Các cuộc nổi dậy
Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khôi, Cao Bá Quát…
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình. Sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vậy, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành chống không nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Nông Văn Vân truyền hịch tố cáo vua Minh Mạng của nhà Nguyễn:
"Mười lăm năm đức chính có chi !
Kho hình luật vẽ nên hùm có cánh
Ba mươi tỉnhh nhân dân đều oán
Tiếng oan hào kêu dậy đất không lung !"
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số lang người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 - 1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết viên quan Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 - 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1855)
Cao Bá Quát hiệu là Chu Thần, tự là Mẫn Hiên, sinh năm 1808, quê ở làng Phú Thị, tên nôm là làng Sủi, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, nay là ngoại thành Hà Nội, là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến ác liệt ở vùng Sơn Tây Hà Tây, Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.
Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - Nữa đầu thế kỉ XIX Văn học - Nghệ thuậtVăn học
Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở Việt Nam càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất củaNguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần. Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.
Có thể kể thêm các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Ngoài ra, có nhiều truyện Nôm khuyết danh. Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ.
Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
Nghệ thuật
Văn nghệ dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu tuồng, chèo phổ biến khắp nơi, nhất là các dịp hội làng. Ở miền xuôi có các làng điệu quan họ, hát trống quân, hát lý, hát dặm, hát bội... Ở miền núi, có hát lượn, hát khắp, hát xoan...
Hàng loạt tranh dân gian xuất hiện, đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước (tranh Đánh vật, Chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu...), trong đó nổi tiếng nhất làtranh Đông Hồ ở (Bắc Ninh).
Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở thời kì này là chùa tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh). Sang thế kỉ XIX, có cung điện lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn ở Văn Miếu (Hà Nội)...
Chùa Tây Phương là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý.
Nghệ thuật tạc tượng, đúc đồng bấy giờ thể hiện tài năng bậc thầy của các nghệ nhân nước Việt Nam. Chùa Tây Phương có 18 tượng vị tổ với những phong cách khác nhau. Trong cung điện Huế có 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác.
Giáo dục,khoa học - Kĩ thuậtGiáo dục, thi cử
Thời Tây Sơn, với tinh thần dân tộc quật cường, vua Quang Trung ra Chiếu lập học chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, cho mở trường công ở các xã để con em nhân dân có điều kiện đi học; đưa chữ Nôm vào thi cử.
Đến nửa đầu thế kỉ XIX - thời Nguyễn, tài liệu học tập, nội dung thi cử không có gì thay đổi. Quốc tử giám được đặt ở Huế, lấy con em quan lại, thổ hào và những người học giỏi ở các địa phương vào học. Đáng chú ý là năm 1836, vua Minh Mạng cho thành lập "Tứ dịch quán" để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).
Sử học, địa lý, y học
Việc biên soạn lịch sử, địa lý có những buớc tiến quan trọng. Triều Tây Sơn có bộ Đại Việt sử ký tiền biên. Sử quán triều Nguyễn có Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện v.v… Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú là những tác giả tiêu biểu của thời kì này.
Lê Quý Đôn là nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loạn ngữ...Phan Huy Chú là tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
Có thể kể thêm một số công trình khác như Gia Định thành công chí của Trịnh Hoài Đức, Nhất thống dư địa chí của Lê Quan Định… Trịnh Hoài Đức cùng với Lê Quan Định và Ngô Nhân Tỉnh là ba tác giả lớn ở Gia Định ("Gia Định tam gia") và đều là học trò của nhà giáo nổi tiếng Võ Trường Toản.
Về y học có Lê Hữu Trác - (Hải Thượng Lãn Ông), là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. Thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu tập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển).
Những thành tựu về kĩ thuật
Từ thế kỉ XVIII, một số kĩ thuật tiên tiến của phương Tây đã ảnh hưởng vào nước Việt Nam. Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (ngưới Đàng Trong) học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý sau hai năm sống ở Hà Lan. Thợ thủ công nhà nước (thời Nguyễn) chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước và thí nghiệm thành côngtàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Trên cơ sở nghiên cứu tàu thuỷ của phương Tây, năm 1839 các thợ thủ công đã đóng xong một chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước. Khi cho tàu chạy trên sông Hương, "máy chuyển động linh hoạt, đi lại nhanh chóng".
Những thành tựu kĩ thuật nói trên chứng tỏ tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước Việt Nam bấy giờ. Tiếc rằng những thành tựu như vậy chưa được nhà nước khuyến khích và đưa vào ứng dụng hiệu quả hơn.
luật pháp:
- 1042 nhà Lý ban hành luật hình thư.
-Nội dung: Bảo vệ nhà vua, cung điện, bảo vệ của công, tài sản cuả nhân dân, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
quân đội:
-Có hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
-Thực hiện chính sách "ngự binh ư nông".
-> tổ chức quy củ, chặt chẽ
đối nội-đối ngoại:
-đôí nội: gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng.
-đối ngoại: giứ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng
Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì? *
Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.
Ổn định đời sống nhân dân.
Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ.
Hoàn thành thống nhất đất nước.
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung? *
Chiếu khuyến nông.
Chiếu lập học.
Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
Chiếu khuyến thương.
Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức”? *
Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
Do chủ trương thống nhất đất nước.
Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ.
Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788 – 1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? *
Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
Phòng ngự tích cực thông qua chiến thật “vườn không nhà trống”.
“... là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai? *
Hồ Xuân Hương.
Bà Huyện Thanh Quan.
Đoàn Thị Điểm.
Lê Ngọc Hân
Bộ luật mới được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì? *
Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
Luật hình sự.
Hình luật Quốc gia.
Luật Hồng Bàng.
Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì? *
Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.
Góp phần làm cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
Đem lại ruộng đất cho nông dân.
Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.
Nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất đất nước là gì? *
Xây dựng kinh tế vững mạnh.
Chọn đất đóng đô.
Ổn định và khôi phục lại đất nước.
Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì? *
Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh.
Ổn định đời sống nhân dân.
Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ.
Hoàn thành thống nhất đất nước.
Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung? *
Chiếu khuyến nông.
Chiếu lập học.
Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính.
Chiếu khuyến thương.
Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “giặc nhân đức”? *
Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
Do chủ trương thống nhất đất nước.
Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo.
Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ.
Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788 – 1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? *
Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt.
Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc.
Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công.
Phòng ngự tích cực thông qua chiến thật “vườn không nhà trống”.
“... là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”. Bà là ai? *
Hồ Xuân Hương.
Bà Huyện Thanh Quan.
Đoàn Thị Điểm.
Lê Ngọc Hân
Bộ luật mới được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì? *
Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
Luật hình sự.
Hình luật Quốc gia.
Luật Hồng Bàng.
Tác động lớn nhất của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì? *
Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của người nông dân.
Góp phần làm cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.
Đem lại ruộng đất cho nông dân.
Giải quyết được nạn đói cho dân nghèo.
Nhiệm vụ cấp bách của nhà Tây Sơn sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và thống nhất đất nước là gì? *
Xây dựng kinh tế vững mạnh.
Chọn đất đóng đô.
Ổn định và khôi phục lại đất nước.
Đặt quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng.
Tham khảo
Luật pháp:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
b) Quân đội:
- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
c) Đối nội - đối ngoại:
- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.
- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
- Chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc ( Thừa Thiên )
- Đứng đầu tỉnh lớn là tổng đốc, tỉnh nhỏ là tuần phủ.
- Gồm nhiều binh chủng.
- Ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây thành trì vững chắc.
- Thiết lập hệ thống trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
- Thần phục nhà Thanh.
- Khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
bao gồm nhiều binh chủ, xây dựng thành trì và thiết lập hrrj thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.
- Đối ngoại :các vua Nguyễn thần phục nhà Thanh và khước từ mối quan hệ với phương Tây.