Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |
Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |
Các thế lực tranh chấp | Thời gian chiến tranh | Khu vực diễn ra chiến tranh | Kết quả |
Nam - Bắc triều | Năm 1533 | Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả | Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp |
Trịnh - Nguyễn | Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) | Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) | Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước |
P/s: Không biết đúng không nữa -.-
Chiến tranh Nam-Bắc triều :
- Nguyên nhân : Vào đầu thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy yếu . Vua , quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ , xây dựng lâu đài , cung điện tốn kém . Các phe phái hình thành , mâu thuẫn với nhau . Mạc Đăng Dung là một quan võ , lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập ,thâu tóm mọi quyền hành . Năm 1527 , ông cướp ngôi nhà Lê , lập ra triều Mạc ở phía Bắc - Bắc triều . Năm 1533 , Nguyễn Kim 1 võ quan triều Lê chạy vào Thanh Hóa , lập 1 người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua - Nam triều .
- Hậu quả : Hai bên đánh nhau liên miên , gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều , kéo dài hơn 50 năm trên 1 phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng , sông Mã đến sông Cả , làm cho làng mạc điêu tàn , kinh tế suy sụp
- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Kết quả: Chiến tranh tàn khốc kéo dài 60 năm, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình hình nông nghiệp khá ảm đạm. Ruộng đất công xã ngày càng thu hẹp lại, các triều đình bị chiến tranh chi phối không quản lý tốt được đất đai, do đó một phần không nhỏ đất chuyển sang sở hữu tư nhân. Sự biến đổi trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn phần nào tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tự do hơn. Điều đó tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế hàng hóa theo chiều hướng mở rộng
* Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
- Nguyên nhân : Bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều . Sau khi Nguyễn Kim chết , con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành . Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ sự thanh trừng của họ Trịnh , được sự gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa , Quảng Nam
- Hậu quả : Tình trạng đất nước bị chia cắt , kéo dài đếm thế kỉ XVIII , gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại tới sự phát triển của đất nước
- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
-Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
*Bảng diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông - Nguyên thời Trần
Nội dung |
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý |
Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần |
Thời gian |
1075 - 1077 |
1258 - 1288 |
Đường lối kháng chiến |
- “Tiên phát chế nhân” - Xây dựng hệ thống phòng ngự vững chắc. - Chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí địch. - Chủ động tiến công khi thời cơ đến. - Kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo. |
- “Vườn không nhà trống”. - Rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược. - Tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc. - Xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng. |
Những tấm gương tiêu biểu |
Lý Thường Kiệt, Lý Thánh Tông, Tông Đản, Thân Cảnh Phúc,… |
Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Trần Khánh Dư,... |
Ví dụ về tinh thần đoàn kết chống giặc |
- Các tù trưởng chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. - Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng - … |
- Nhân dân thực hiện “vườn không nhà trống”, cất giấu lương thảo, của cải làm cho giặc thiếu thốn lương thực, tiêu hao sinh lực. - Toàn quân, toàn dân phối hợp với nhau dựng trận địa trên sông Bạch Đằng. - … |
Nguyên nhân thắng lợi |
- Tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ, truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt. - Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
|
- Tinh thần đoàn kết của quân dân nhà Trần. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. - Sự lãnh đạo của các vua Trần cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải,… với chiến thuật đúng đắn. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội. |
Ý nghĩa |
- Đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống. Đất nước bước vào thời kì thái bình. - Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân. - Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.
|
- Đập tan ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. - Khẳng định sức mạnh của dân tộc. - Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. - Để lại nhiều bài học về củng cố khối đoàn kết toàn dân. - Làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt. |
Chúc bạn học tốt!
Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát...
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.
Cuộc kháng chiến | Thời gian | Trận đánh tiêu biểu | Nhân vật lịch sử tiêu biểu |
1) Chống Tống | 1075 - 1077 |
- Ung Châu - Phòng tuyến sông Như Nguyệt |
Lý Thường Kiệt |
2) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ nhất | 1258 |
- Bình Lệ Nguyên - Đông Bộ Đầu |
- Trần Thái Tông - Trần Thủ Độ |
3) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 2 | 1285 |
- Tây Kết - Hàm Tử - Chương Dương |
- Trần Quốc Toản - Trần Quốc Tuấn |
4) Chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 3 | 1287 - 1288 |
- Vân Đồn - Bạch Đằng |
- Trần Quốc Tuấn - Trần Khánh Dư |
Chúc bạn học tốt 😊