K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2018

Câu 2:

Từ buổi lọt lòng, ông cha ta đã phải đi không nghỉ, phải đổi máu xương để bảo vệ giang sơn, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Những gì quý báu nhất, tinh hoa nhất, thuở ông cha cũng như dân tộc ta hôm nay đều dành cho những người con yêu quý đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu.
Còn gì đẹp hơn, cao cả hơn hình ảnh của cả một dân tộc gan góc đúc kết lại trong một con người. Con người đó là người nghĩa sĩ “Sát thát” - “Múa giáo non sông trải mấy thâu”, hay anh bộ đội quần nâu đánh Pháp:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Việt Bắc - Tố Hữu)

Trong sự nghiệp chống Mỹ, hình ảnh anh vệ quốc chống Pháp lại tái hiện trong thơ với những đường nét mới của thời đại mới, bình thường mà vĩ đại, gan góc mà khiêm tốn, bất khuất mà nhân đạo. Đó là hình ảnh anh giải phóng quân mà Tố Hữu đã khắc họa trong “Bài ca xuân 68” với tấm lòng tha thiết tự hào, vui sướng:

“… Ai đến kia rộn rã cùng xuân?
Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào anh, con người đẹp nhất…”

“Con người đẹp nhất” là ai? Là lớp người được thai nghén trong “xiềng xích”, sinh ra trong “máu lửa” và được lịch sử giao cho nhiệm vụ thiêng liêng là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Tự hào mang trong mình dòng máu của người mẹ Việt Nam, dòng máu mà bốn nghìn năm đã chắt chiu bao tinh hoa, chắt chiu những gì đẹp nhất thuộc về phẩm chất, thuộc về truyền thống, anh giải phóng quân thay mặt cho cả dân tộc mà đứng lên lấy “gan vàng” đối chọi với “đạn sắt” của tên khổng lồ thế kỷ 20. Chính vì lẽ đó, mà hình ảnh anh giải phóng quân là hình ảnh của cả dân tộc ta trong thời kỳ đánh Mỹ. Dân tộc ta đã đẹp về truyền thống, còn đẹp về nghĩa vụ thiêng liêng:

“Cầm khẩu súng, ta vì ta ba chục triệu người
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”

“Kính chào anh” là lời chào với thái độ trân trọng. Anh là con người đẹp nhất của dân tộc ta trong thời kỳ chống Mỹ, là biểu tượng phẩm giá, lương tâm của thời đại mới, nên mọi người kính chào anh với thái độ khâm phục như vị thiên thần mặt đất, như bông hoa mùa xuân tươi thắm chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
“Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất”

Đó là cái đẹp được kính trọng, nhưng trước hết là cái đẹp của những con người bình thường giản dị. Ngày xưa ông cha ta cũng thế.

“Hai mươi năm trước - giữa cực nam - chân đất, đầu trần
Mắt ướt nghe lời Bác Hồ kháng chiến…
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm
và những đoàn vệ quốc lên đường”.
(Giang-Nam)

Và thời chống Mỹ, anh giải phóng quân không chỉ tìm sức mạnh của mình trong xe tăng, thiết giáp, máy bay, đại bác. Anh đã tìm được sức mạnh vô địch ngay trên mảnh đất mình đang sống.

“Sống hiên ngang bất khuất trên đời
như Thạch Sanh của thế kỷ 20
Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ”

Nhịp thơ vang lên hào hùng và sảng khoái. Nó cất lên từ đáy lòng cảm phục của người làm thơ và ngân vang lên như một khúc hùng ca về anh hùng thời đại. Nhà thơ đã đặt anh giải phóng quân bên cạnh Thạch Sanh. Nhưng hình ảnh anh giải phóng quân được nâng lên cao hơn - Thạch Sanh của thế kỷ XX.
Ai là người Việt Nam mà không tự hào với truyền thống 4.000 năm lịch sử của dân tộc - 4.000 năm ông cha ta luôn biết sống ngẩng đầu. Đó là một dân tộc đã từng chiến thắng các thế lực phong kiến phương Bắc: Tần, Hán, Nguyên, Mông, Minh, Thanh, với những tên núi, tên sông Việt Nam chói ngời chiến công: Hàm Tử, Chi Lăng, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, và các tướng giặc như Hoàng Thao của Nam Hán đã chìm nghỉm ở sông Bạch Đằng, Thoát Hoan của Hốt Tất Liệt phải chịu chui ống đồng trốn chạy, Liễu Thăng bị chém đầu ở Chi Lăng, và gần 30 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị không còn mảnh giáp, thì hình ảnh anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ được ví như với Thạch Sanh là cách so sánh, bởi anh mang dáng vóc của ông cha ngày trước trong cách sống và cách đánh giặc:

“Ta đứng đây lẫm liệt đàng hoàng
Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay gương nỏ
Giết mãng xà vương, chém đại bàng”
(Tố Hữu)

Anh giải phóng quân, mang bản sắc của dân tộc trong cách sống hiên ngang, bất khuất, nhưng anh giải phóng quân trong thời kỳ chống Mỹ, cũng mang trong mình dòng máu truyền thống của ông cha chống kẻ thù: “Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ”. Dây ná ngày xưa của Thạch Sanh, ngày nay vẫn còn sức bật của nó trong viên đạn nhằm trúng quân thù mà bắn, và cái mũi chông kia xuyên thủng giặc Pháp năm nào, thì trong thời kỳ đánh Mỹ vẫn còn nhọn hoắt như thuở năm nào và sẵn sàng đâm “hông giặc Mỹ”. Anh giải phóng quân đã đánh Mỹ bằng vũ khí thô sơ nhất, nhưng không chỉ có thế, bên cạnh “mũi chông, dây ná”, “tên tre, lưỡi mác”, anh còn có “lưỡi lê, tên lửa”, nghĩa là cả ngày xưa và cả hiện tại và như vậy sức mạnh của anh giải phóng quân chính là sự tổng hòa của sức mạnh chiến tranh nhân dân thần thánh được nhân dân tin gấp bội.

Anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ không chỉ có vũ khí mới, mà còn có tâm hồn mới tâm hồn mang nét mới của thời đại, làm nghĩa vụ thiêng liêng nhất của loài người:

“Là hạt giống để mùa sau
…..làm điểm tựa
…..làm người lính đi đầu
…..trong đêm tối….làm ngọn lửa”.

Nhưng anh giải phóng quân không coi vai trò của mình là cao cả, vĩ đại so với loài người, nhất là anh càng không cho mình đứng trên cả loài người. Khi đánh giặc, người chiến sĩ chịu đựng gian khổ, thầm lặng, trong chiến thắng không ưỡn ngực quá tầm thời đại. Nên được cả loài người biết anh, trân trọng anh, bởi vì anh vô cùng khiêm tốn.

“Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu hỡi chàng tráng sĩ
Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo
Dáng anh đi và vành mũ tai bèo”

Lời thơ như chứa đựng bao cảm xúc tự hào đối với anh giải phóng quân, bởi vì “chẳng hay đâu”, cái “không tự ngắm mình”, đó càng làm cho con người anh giải phóng quân đẹp gấp bội. Anh giản dị trong: “Chiếc áo đen khói súng còn vương” (Lê Anh Xuân), nhưng anh khiêm tốn ”có gì đâu mà hỏi anh ơi!” (Lê Hải). Chính vì vậy, mà loài người càng chú ý tới anh, theo dõi bước chân anh từ thuở ban đầu đến chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại thắng, giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Có thể nói “vành mũ tai bèo” là hình ảnh tượng trưng, đẹp nhất trong hình tượng anh giải phóng quân mà thế giới đã nhìn thấy. Không biết tên anh là ai, chỉ thấy anh có chiếc mũ tai bèo, ta nói anh là anh giải phóng quân. Thế thôi! Rất đơn giản, nhưng nó đã nói lên sự suy nghĩ của cả năm châu đối với cuộc chiến đấu của chúng ta:

“Ta muốn hỏi Trường Sơn
Có đỉnh cao nào hơn
Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”

Phát triển hình tượng chiếc mũ tai bèo, tượng trưng cho người chiến sĩ giải phóng không quân, nhà thơ viết tiếp:

“Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu Năm Góc”.

Chiếc mũ tai bèo của anh giải phóng quân tượng trưng cho tâm hồn trong sáng của anh và bên cạnh cái trong sáng lại thể hiện cái tính nhân đạo của người chiến sĩ.

“Đánh Mỹ là điều nhân đạo nhất
Đánh Mỹ là cao cả của tình yêu”.
(Chế Lan Viên)

Từ tấm lòng yêu tha thiết “từng chiếc lá trên cành” đã thúc giục anh lên đường bảo vệ màu xanh, bảo vệ quê hương, sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Anh “xông xáo” và “tung hoành ngang dọc” với sức mạnh thần kỳ của lòng căm thù cao độ của những chiến sĩ đâm lê Núi Thành.

“Chiến công một đêm, nghìn đời ghi tạc” và lòng căm thù đó còn bởi một lẽ:
“Vì cháu ta bị giết, mũi lê này
Mũi này nữa, rửa hồn cho mẹ, cho chị,
Vì Bắc, vì Nam, vì hai miền máu chảy”
(Phạm Hổ)

Tư thế của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân thù khiếp sợ:

“Những chiến sĩ đâm lê Núi Thành
Mắt nhìn thù sao bay rực rỡ
Rượt đuổi thù chân như chiến mã
Đâm chết thù, sức núi dồn tay”
(Phạm Hổ)

và hình ảnh tung hoành của chiến sĩ giải phóng quân cũng thật vĩ đại, hùng vĩ:

“Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương”
(Tố Hữu)

Chống Mỹ, khẩu hiệu thiêng liêng đó đi sâu vào mọi tấm lòng, mọi lứa tuổi

“Cha còn đeo quân hàm
Con đã ra nhập ngũ
Một hòn đá Trường Sơn
Cha con cùng gối ngủ”
(Trinh Đường)
và “Đêm nay suốt Trường Sơn
nổi lên bao đống lửa”
(Thủy Bắc)

Thực vậy, có đống lửa nào ấm hơn hơi thở của hai cha con cùng gối đầu trên một hòn đá trên đường ra trận. Đây không chỉ là một hình ảnh đẹp, mà còn là niềm lạc quan trong sáng trong cảnh vất vả, gian khổ, nhưng nó lại bắt nguồn từ truyền thống ông cha, từ dáng đứng hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ giải phóng quân, bắt nguồn từ lòng dũng cảm, không sợ hy sinh và cao cả hơn tất cả là lòng quý yêu độc lập, tự do:

“Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, tiếc chi bạc đầu”

Đó là lời thề của anh giải phóng quân cũng là lời thề của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến đánh Mỹ, với khí thế toàn dân ra trận:

“Ba mươi mốt triệu dân
tất cả hành quân
tất cả thành chiến sĩ”
Để:
“Sài Gòn
như Hà Nội năm nào
Đón những người con chiến thắng trở về
Đón mừng những sư đoàn
Rập bước
ca vang”
(Phạm Ngọc Cảnh)

Hình ảnh anh giải phóng quân trong thơ ca chống Mỹ là một bản hùng ca về những đức tính cao đẹp của người chiến sĩ trên trận tuyến đánh quân thù bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là hình ảnh của dân tộc ta đã hun đúc nên những con người đẹp nhất bằng những tinh hoa cao quý của dân tộc mình - anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ.

Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 41 ngày giải phóng Miền Nam, qua thơ ca mà nghĩ về anh - người chiến sĩ giải phóng quân - với tấm lòng khâm phục tự hào và tin tưởng trên bước đường ta đi tới.

Ngày hôm nay, dù hiện tại còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng trên 90 triệu người dân Việt Nam luôn ghi công ơn của các chiến sĩ, anh hùng, tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh để sự hy sinh xương máu của các anh không uổng phí. Đúng như hai câu thơ của nhà thơ chiến sĩ Lê Anh Xuân trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” đã viết:

Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

25 tháng 12 2018

bạn là hs trường HXH đúng ko ? Mình học lớp 6C nè

8 tháng 1 2020

Trong đoạn thơ của Tố Hữu, hình ảnh anh giải phóng quân được so sánh với hình ảnh "Thạch Sanh của thế kỉ XX"

Tác dụng: tô đậm vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, hi sinh vì nghĩa lớn của anh bộ đội cụ Hồ.

9 tháng 1 2020

thanks you

19 tháng 7 2016

- Các từ đồng nghĩa trong đoạn văn là: "Bác", "Người", "Ông cụ"

- Những từ trên đều chỉ Bác Hồ nhưng mỗi từ lại có sắc thái, tình cảm khác nhau: từ "Bác" gợi sắc thái thân mật, từ "Người" gợi sắc thái kính trọng, từ "Ông cụ" lại gợi sắc thái gần gũi, bình dị

còn đoạn văn 2 tớ chưa gặp bao giờ nên không chắc, bạn nhờ người khác nha bucminh

20 tháng 7 2016

Cảm ơn bạn nha , mik tự nghĩ dzậy

 Hình ảnh thơ sau đây liên quan đến những chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh, thể hiện những phẩm chất nào trong truyện Thạch Sanh:a) Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng     Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang     Lưng đàn, tay búa, tay dương nỏ     Chém mãng xà vương giết đại bàng.                        Theo chân bắc ( Tố Hữu)b) Hoan hô anh giải phóng quân     Kính chào Anh, con...
Đọc tiếp

hiha 

Hình ảnh thơ sau đây liên quan đến những chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh, thể hiện những phẩm chất nào trong truyện Thạch Sanh:

a) Ta đứng đây lẫm liệt đường hoàng

     Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang

     Lưng đàn, tay búa, tay dương nỏ

     Chém mãng xà vương giết đại bàng.

                        Theo chân bắc ( Tố Hữu)

b) Hoan hô anh giải phóng quân

     Kính chào Anh, con người đẹp nhất

     Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất

     Sống hiên ngang, bất khuất trên đờibanhqua

     Như Thạch Sanh của thế kỉ XX

     Một dây ná, một chông cũng tiến công giặc Mĩ.banh

                                                      ( Bài ca xuân 68) Tố Hữu

( Lưu ý: BÀi thơ chưa chắc viết đúng chính tả)batngo

0
10 tháng 11 2016

Một niêu cơm tí xíu

Niêu cơm: là danh từ trung tâm

5 tháng 11 2019

-Quân sĩ mười tám nước

-Các hoàng tử

-Một bữa cơm

-Những kẻ thua trận

-Cả mấy vạn tướng lĩnh ,quân sĩ

-Một niêu cơm tí xíu

-Quân sĩ mười tám nước

-Niêu cơm bé xíu

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở....
Đọc tiếp

Ngày xưa ở quận Cao-bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Nhà họ nghèo hàng ngày phải lên rừng chặt những bó củi về đổi lấy gạo nuôi thân. Họ ham giúp người như đắp đường khơi cống, đỡ đần kẻ già người yếu mà không nề hà gì cả. Thấy họ tốt bụng, Ngọc hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng trải đã mấy năm mà không sinh nở. Giữa khi ấy, người chồng lâm bệnh rồi chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một đứa con trai.

Thằng bé khôn lớn thì người mẹ cũng theo chồng từ giã cõi trần. Nó sống côi cút trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Người ta gọi là Thạch Sanh. Giang sơn của Thạch Sanh chỉ có mỗi một lưỡi búa của cha để lại hàng ngày đưa lên rừng đốn củi. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa: có thiên thần được Ngọc hoàng phái xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua ngồi nghỉ ở gốc đa. Hắn thấy Thạch Sanh vừa gánh về một gánh củi lớn tướng, nghĩ bụng: - "Người này khỏe như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi biết bao nhiêu". Bèn lại lân la gạ chuyện rồi đòi kết làm anh em. Thấy có người lạ tự nhiên săn sóc đến mình. Thạch sanh cảm động, vui vẻ nhận lời và sau đó chàng từ giã gốc đa đến sống chung dưới mái nhà họ Lý.

Nhà họ Lý vốn chuyên môn cất rượu. Thạch Sanh đến, mẹ con hắn quả được một tay đỡ đần rất tốt. Bấy giờ trong vùng có một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hóa lạ kỳ, thường bắt người ăn thịt. Quan quân nhiều lần đến bổ vây định diệt trừ nhưng không thể làm gì được. Cuối cùng người ta đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng năm khấn một mạng người để cho nó đỡ phá phách.

Không may năm ấy đến lượt Lý Thông nạp mình.

Nghe tin, mẹ con Lý thông hoảng hốt lo sợ, nhưng sau đó mẹ con hắn nghĩ ra được một mưu là lừa cho Thạch Sanh đi chết thay: - "Hắn không cha mẹ, lại vừa mới đến, lạ nước lạ cái chắc là việc sẽ trót lọt". Nghĩ vậy, chiều hôm đó Lý Thông chờ lúc Thạch Sanh đi kiếm củi về dọn một mâm rượu thịt ê hề mời ăn, rồi bảo:

- Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì giở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Thạch Sanh không ngờ vực gì cả thuận đi ngay.

Nửa đêm hôm ấy, Thạch Sanh đang lim dim đôi mắt thì Chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép thoắt biến, thoắt hiện, nhưng Thạch Sanh không núng, chàng cũng giở phép tấn công liên tiếp. Chỉ một lúc sau, yêu quái bị lưỡi búa của chàng xả làm đôi, hiện nguyên hình là một con trăn lớn. Chàng vội chặt lấy đầu và nhặt bộ cung tên bằng vàng của yêu quái xách về.

Canh ba hôm ấy, mẹ con Lý Thông đang ngủ bỗng nghe tiếng Thạch Sanh gọi cửa, ngỡ là oan hồn của hắn hiện về, hồn vía lên mây vội cúi đầu lạy lấy lạy để. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe câu chuyện giết Chằn tinh, mẹ con hắn mới thật hoàn hồn. Nhưng Lý Thông bỗng nảy ra được một kế khác. Hắn nói:

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để mặc anh ở nhà lo liệu!

Nghe nói, Thạch Sanh kinh hoảng, vội từ giã hai mẹ con họ Lý ra đi. Chàng lại trở về gốc đa cũ kiếm củi nuôi miệng. Còn Lý Thông thì đem thủ cấp của yêu quái trẩy kinh, tâu vua là mình đã hạ thủ được Chằn tinh. Vua khen ngợi và phong hắn làm đô đốc.

Lại nói chuyện công chúa con vua hồi ấy đã đến tuổi lấy chồng. Nhưng nàng vẫn chưa chọn được người nào xứng đáng. Bọn hoàng tử các nước cũng có nhiều người sai sứ đến hỏi công chúa làm vợ nhưng không một ai vừa ý nàng. Cuối cùng, vua cha tổ chức một ngày hội lớn cho hoàng tử các nước láng giềng và con trai trong thiên hạ tới dự để công chúa từ trên lầu cao ném quả cầu may, hễ quả cầu rơi trúng vào người nào thì sẽ lấy người ấy làm chồng.

Nhưng khi công chúa sắp sửa ném quả cầu thì bỗng có Đại bàng đi qua trông thấy. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép thần dị. Thấy công chúa đẹp, liền sà xuống bất thình lình cắp đi.

Bấy giờ Thạch Sanh đang ngồi dưới gốc đa. Tình cờ thấy Đại bàng bay qua, chân có quắp một người, sẵn cung tên chàng bắn theo một phát. Mũi tên trúng cánh Đại bàng. Hắn đau quá phải hạ xuống cắn răng nhổ mũi tên đi rồi lại tha công chúa về hang. Thạch Sanh lần theo vết máu, tìm được chỗ ở của quái vật.

Thấy con bị mất tích, nhà vua xiết bao đau đớn, vội sai đô đốc Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Vừa mừng vừa sợ, Lý Thông không biết tính thế nào. Cuối cùng hắn nghĩ, chỉ có người em kết nghĩa cũ họa may có thể gỡ bí cho mình, bèn một mặt cho quân lính đi khắp nơi dò hỏi, mặt khác truyền cho nhân dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng tin tức Thạch Sanh. Nhưng tám chín ngày trôi qua mà vẫn chưa có tin gì mới mẻ. Mãi đến ngày thứ mười, hắn mới tìm thấy Thạch Sanh trong đám người đi xem hội. Thấy Lý Thông nói đến việc tìm công chúa, Thạch Sanh liền thật thà kể chuyện mình bắn Đại bàng cho nghe. Lý Thông mừng quá, lập tức nhờ chàng dẫn đường cho quân sĩ trẩy đến sát hang đá. Cửa hang ăn thông xuống đất sâu thăm thẳm không một ai dám xuống. Thạch Sanh tình nguyện buộc dây ở lưng cho người dòng xuống hang thám thính.

Đại bàng từ hôm bị thương về nằm liệt một nơi, bắt công chúa phục dịch. Thạch Sanh xuống đến nơi ẩn vào một xó, chờ lúc công chúa một mình đi qua, mới ra hiệu cho nàng biết. Thấy người trai lạ kia liều chết cứu mình, công chúa vừa ngạc nhiên vừa hết sức cảm phục. Thạch Sanh lấy thuốc mê bảo nàng cho Đại bàng uống. Chờ lúc Đại bàng ngủ say, chàng buộc công chúa ở đầu dây ra hiệu cho quân của Lý Thông kéo lên. Chàng đang chờ đến lượt mình lên thì không ngờ Lý Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về. Thạch Sanh không ra được, tức mình vô hạn. Chàng đập phá khắp nơi để kiếm lối thoát. Giữa khi đó Đại bàng tỉnh dậy. Thấy có người lạ, lại thấy mất công chúa, hắn bừng bừng nổi giận xông ra toan giết Thạch Sanh. Thạch Sanh cũng giở phép mầu chống lại rất kịch liệt. Đại bàng bị thương sẵn nên chả mấy chốc đã chuốc lấy thất bại. Sau khi giết chết con yêu tinh, Thạch Sanh đi lục lọi khắp mọi nơi. Thấy có một người con trai bị nhốt trong cũi sắt, chàng hỏi ra mới biết đó là thái tử con vua Thủy. Ngày đó cách đây hơn một năm thái tử di du ngoạn, tình cờ bị Đại bàng bắt đem về nhốt lại ở đây. Thạch Sanh bèn dùng cung vàng bắn tan cũi sắt cứu thái tử ra. Thái tử thoát nạn hết lời cảm tạ chàng và mời chàng xuống chơi Thủy phủ. Vua Thủy sung sướng được gặp lại con, lòng rất biết ơn Thạch Sanh. Vua đãi chàng rất hậu và khi chàng về, vua tống tiễn thật nhiều vàng ngọc nhưng Thạch Sanh không nhận, chỉ xin có mỗi một cây đàn. Thế rồi, chàng lại trở về gốc đa sinh nhai bằng nghề cũ.

Lại nói chuyện Chằn tinh và Đại bàng sau khi chết: hồn chúng nó không được ai cúng tế, đành đi lang thang để kiếm miếng ăn. Một hôm chúng tình cờ gặp nhau và mỗi bên kể cho nhau biết vì đâu gặp phải số phận long đong. Hai bên bàn nhau tìm cách báo thù Thạch Sanh cho bõ ghét. Chúng bèn lẻn vào kho vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ. Quả nhiên sau đó bọn nội thị cứ theo dấu đi tìm, đến gốc đa thì bắt được tang vật. Thạch Sanh liền bị hạ ngục.

*

Lại nói chuyện công chúa từ khi được Lý Thông đưa về cung thì tự nhiên hóa câm. Suốt ngày mặt hoa rầu rĩ không nói không cười. Vua đành hoãn việc cưới xin và bảo Lý Thông lập đàn cầu nguyện cho nàng lành bệnh. Lý Thông bèn cho mời các pháp sư có đủ phép thuật cao cường về cúng cầu, nhưng cầu mãi vẫn không ăn thua. Công chúa ngày ngày ngồi im lặng làm cho hắn vô cùng sốt ruột. Giữa lúc đó thì Thạch Sanh bị bắt và thuộc quyền hắn xét xử. Lý Thông không ngờ người mà hắn cố ý hãm vào chỗ chết lại vẫn sống nhăn. Hắn nghĩ: - "Nếu để nó sống, nó sẽ tranh mất công ta và tố cáo ta". Vì thế Lý Thông quyết định khép Thạch Sanh vào tội chết.

Ngồi trong ngục, Thạch Sanh nhân buồn tình đem đàn của vua Thủy cho ra gảy, không ngờ đấy chính là cây đàn thần, tiếng văng vẳng phát ra lúc này như oán, như than, như tức, như bực. Càng gảy tiếng đàn càng trách sự hững hờ của công chúa và vạch tội ác của Lý Thông. Tiếng đàn thoát khỏi nhà ngục và truyền đi rất xa. Nó bay vào hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Bấy giờ công chúa đang ngồi trên lầu. Vừa nghe tiếng đàn, tự nhiên nàng đứng dậy cười nói huyên thuyên. Câu đầu tiên của nàng là xin vua cha cho gọi người gảy đàn vào cung.

Nhà vua lấy làm lạ, cho đòi Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi thân phận của mình từ lúc mồ côi cha mẹ đến lúc kết bạn với Lý Thông: nào chém Chân tinh, bắn Đại bàng, nào cứu công chúa, bị lấp cửa hang, nào cứu con vua Thủy Tề và bị bắt đến đây, v.v... Vua và hoàng gia cùng nghe càng thương cảm. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha cho chúng về quê nhà làm ăn. Nhưng đi về được nửa đường thì chúng bị sét đánh chết.

Nhà vua vui lòng gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ vui đến như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại, sang hỏi tội vua tại sao lại đem con gái cành vàng lá ngọc gả cho một đứa khố rách. Nhưng khi nghe tiếng đàn thần thánh thót của Thạch Sanh, tự nhiên quân sĩ của mười tám nước không còn ý chí đánh trận nữa. Cuối cùng bọn hoàng tử đều nhất tề cuốn giáp. Thạch Sanh sai dọn cơm cho họ ăn. Cả mấy vạn quân sĩ thấy niêu cơm quá nhỏ, ai nấy bĩu môi không buồn cầm đũa. Biết ý, chàng đố họ ăn hết được niêu cơm sẽ trọng thưởng. Quả nhiên chúng ra sức ăn mãi, ăn mãi nhưng ăn hết bao nhiêu cơm lại đầy bấy nhiêu. Sau khi ăn no họ rập đầu lạy tạ và kéo nhau về nước.

Về sau vua không có con trai nên nhường ngôi cho Thạch Sanh

sau khi học câu chuyện Thạch Sanh , em có suy nghĩ như thế nào về tư tưởng yêu chuộng hòa bình của người

ai trả lời nhanh mình tick

 

1
12 tháng 1

Câu chuyện Thạch Sanh thực sự là một kho tàng giá trị về đạo đức và tư tưởng tốt đẹp của dân gian Việt Nam. Đặc biệt, qua câu chuyện này, em nhận thấy tư tưởng yêu chuộng hòa bình của người Việt được thể hiện rất rõ nét qua những điểm sau: Thạch Sanh luôn dùng sự thiện chí để giải quyết mâu thuẫn: Dù bị Lý Thông hãm hại nhiều lần, Thạch Sanh vẫn tha chết cho mẹ con hắn. Ngay cả với kẻ thù hung ác như Chằn Tinh, Đại Bàng, chàng cũng chỉ tiêu diệt khi chúng gây hại cho dân lành chứ không chủ động tấn công. Sử dụng "vũ khí" đặc biệt để cảm hóa kẻ thù: Tiếng đàn thần kỳ diệu của Thạch Sanh đã khiến quân lính 18 nước chư hầu từ bỏ ý định chiến tranh, quay về hòa hảo. Điều này cho thấy người Việt đề cao sức mạnh của văn hóa, nghệ thuật, dùng cái đẹp để cảm hóa lòng người thay vì dùng bạo lực. Niêu cơm thần biểu tượng cho tấm lòng bao dung, rộng mở: Hình ảnh niêu cơm "ăn mãi không hết" thể hiện mong ước về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời cũng là lời khẳng định về lòng hiếu khách, sẵn sàng chia sẻ của người Việt. Thạch Sanh mời quân lính 18 nước ăn cơm thay vì đánh đuổi, thể hiện tinh thần hòa bình, hữu nghị. Tóm lại, thông qua câu chuyện Thạch Sanh, em hiểu rằng, người Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh, luôn mong muốn có một cuộc sống hòa thuận, yên vui. Đó là một truyền thống quý báu mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc. 

3
5 tháng 12 2021

mình biết

5 tháng 12 2021

câu trả lời đâu

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! …” (Trích Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2. Đoạn văn trên nói lên phẩm chất gì của cây tre? Em hãy ghi lại câu văn thể hiện nội dung đó. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? Câu 4. Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (6 – 8 câu) nêu suy nghĩ của em về việc giữ gìn những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

0