K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Hòa tan hoàn toàn 8,7g một hỗn hợp gồm Kali và một kim loại M ( thuộc nhóm IIA ) trong dung dịch HCl dư, thì thu được 5,6dm3 H2 . Nếu hòa tan hoàn toàn 9g kim loại M trong dung dịch HCl dư, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít ( đktc ). Hãy xác định kim loại M. @Trần Hữu Tuyển Giải dùm coi hử, phần đầu thì giải xong rồi còn phần cuối thấy người ta giải nhưng cứ khó hiểu í, xem thử. 2....
Đọc tiếp

1. Hòa tan hoàn toàn 8,7g một hỗn hợp gồm Kali và một kim loại M ( thuộc nhóm IIA ) trong dung dịch HCl dư, thì thu được 5,6dm3 H2 . Nếu hòa tan hoàn toàn 9g kim loại M trong dung dịch HCl dư, thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít ( đktc ). Hãy xác định kim loại M.

@Trần Hữu Tuyển Giải dùm coi hử, phần đầu thì giải xong rồi còn phần cuối thấy người ta giải nhưng cứ khó hiểu í, xem thử.

2. Hòa tan 8g hỗn hợp A gồm K2CO3 và MgCO3 vào dung dịch H2SO4 dư, khí sinh ra được sục vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được m(g) kết tủa. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A để m đạt giá trị cực tiểu ( nhỏ nhất ) và cực đại ( max )

3. Hòa tan hết 4,52g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A,B kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 200ml dung dịch HCl 0,5M. Spu thu được dung dịch C và 1,12 lít khí D (đktc).

a) Xđ 2 kl A,B

b) tính tổng Kluong của muối tạo thành trong dd C

c) toàn bộ lượng khí D thu được ở trên hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dd Ba(OH)2 Tính nồng độ mol/l của dd Ba(OH)2 để:

- Thu được 1,97g kết tủa

- Thu được lượng kết tủa max, min

@Trần Hữu Tuyển giải chi tiết xí nghe, 2 bài cuối t cứ mơ mơ màng màng không hiểu í cái khối lượng min thì nco2 max ?

3
20 tháng 1 2018

1.

Vì M thuộc nhóm IIA nên M hóa trị 2

2K + 2HCl -> 2KCl + H2 (1)

M + 2HCl -> MCl2 + H2 (2)

VÌ số lít chưa đến 11 lít nên nM=nH2(2)<0,491(mol)

=>MM>\(\dfrac{9}{0,491}=18,33\)

mà M thuộc nhóm IIA nên M là Mg,Ca,Sr;Ba;Ra

Nếu M là kim loại từ Ca trở đi thì nH2(1;2)<0,25(ko thỏa mãn)

=>M là Mg

20 tháng 1 2018

K2CO3 + H2SO4 -> K2SO4 + CO2 + H2O (1)

MgCO3 + H2SO4 -> MgSO4 + CO2 + H2O (2)

Ba(OH)2 + CO2 -> BaCO3 + H2O (3)

BaCO3 + CO2 + H2O -> Ba(HCO3)2 (4)

nBa(OH)2=0,06(mol)

Nếu 8g là K2CO3 thì nCO2=0,057971(mol)

Nếu 8g là MgCO3 thì nCO2=0,095238(mol)

=>0,057971\(\le\)nCO2\(\le\)0,095238

Xét TH1: kết tủa max

Từ 3:

nBa(OH)2=nBaCO3=nCO2=0,06(mol)

Đặt nK2CO3=a

nMgCO3=b

Ta có hệ:

\(\left\{{}\begin{matrix}138a+84b=8\\a+b=0,06\end{matrix}\right.\)

=>a=0,0548

b=0,0052

mK2CO3=138.0,0548=7,5624(g)\(\Leftrightarrow94,53\%\)

mMgCO3=8-7,5624=0,4376(g)\(\Leftrightarrow5,47\%\)

Xét TH2: kết tủa min

Để kết tủa min thì nCO2 max

nCO2 max=0,095238(mol)

=>%mMgCO3=100%

Cũng ko chắc lắm vì số hơi lẻ

3 tháng 11 2016

Cho hỗn hợp X vào dung dịch HCl lấy dư:

PTHH: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Dung dịch Y gồm: AlCl3, MgCl2, FeCl2, HCl dư

Khí Z là H2

Chất rắn A là Cu

Cho A tác dụng với H2SO4 đặc nóng.

PTHH: Cu + 2H2SO4(đặc, nóng) → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Khí B là SO2

Cho B vào nước vôi trong lấy dư

PTHH: SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O

Kết tủa D là CaSO3

Cho dung dịch NaOH vào Y tới khi kết tủa lớn nhất thì dừng lại.

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl

2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl

2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl

Chất rắn E là: Al(OH)3, Mg(OH)2, Fe(OH)2

Nung E trong không khí

Chất rắn G là Al2O3, MgO, Fe2O3

21 tháng 10 2017

CaCO3 + H2SO4 -> CaSO4 + CO2 + H2O (1)

Na2CO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + CO2 + H2O (2)

Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 + H2O (3)

nCaCO3=0,1(mol)

Theo PTHH 3 ta có:

nCO2=nCaCO3=0,1(mol)

Đặt nCaCO3=a

nNa2CO3=b

Ta có hệ:

\(\left\{{}\begin{matrix}100a+106b=10,3\\a+b=0,1\end{matrix}\right.\)

=>a=b=0,05

mCaCO3=100.0,05=5(g)

%mCaCO3=\(\dfrac{5}{10,3}.100\%=48,54\%\)

%mNa2CO3=100-48,54=51,46%

b;

Theo PTHH ta có:

nH2SO4=nCO2=0,1(mol)

CM dd H2SO4=\(\dfrac{0,1}{0,15}=\dfrac{2}{3}M\)

21 tháng 10 2017

còn cách nào khác ngắn hơn không bạn

16 tháng 8 2016

3FeS + 12HNO3 => Fe(NO3)3 +Fe2(SO4)3 + 9NO + 6H2O
              0,04 ---->                                       0.03
V= 0,672 

Vậy NO=0,672 

16 tháng 8 2016

nếu HNO3 dư thì sao

 

17 tháng 5 2016

- Khi cho dd BaCl2 vào dd A:

BaCl2 + Na2SO4 \(\rightarrow\)  BaSO4\(\downarrow\) + 2NaCl  (1)

BaCl2 + K2SO4 \(\rightarrow\)  BaSO4\(\downarrow\) + 2KCl     (2)

- Khi cho dd H2SO4 vào nước lọc thấy xuất hiện kết tủa, chứng tỏ trong nước lọc còn chứa BaCl2 (dư) và tham gia phản ứng hết với H2SO4.

                   BaCl2 + H2SO4 \(\rightarrow\)  BaSO4\(\downarrow\)+ 2HCl     (3)

- Khối lượng BaCl2 cho vào dung dịch A là:

\(m_{BaCl_2}=\frac{1664}{100}.10=166,4\left(g\right)\rightarrow n_{BaCl_2}=\frac{166,4}{208}=0,8\left(mol\right)\)

- Số mol  BaCl2 tham gia phản ứng (3) là:

\(n_{BaCl_2\left(3\right)}=n_{BaSO_4\left(3\right)}=\frac{46,6}{233}=0,2mol\)

- Suy ra tổng số mol  Na2SO4 và K2SO4 = số mol BaCl2 tham gia phản ứng (1) và (2) và bằng:  \(n_{\left(Na_2SO_4+K_2SO_4\right)}=n_{BaCl_2\left(1+2\right)}=0,8-0,2=0,6mol\)

- Vì số mol Na2SO4 và K2SO4 trong hỗn hợp trộn với nhau theo tỉ lệ 1:2 nên ta có:

\(n_{Na_2SO_4}=0,2\left(mol\right);n_{K_2SO_4}=0,4\left(mol\right)\)

\(\rightarrow m_{Na_2SO_4}=0,2.142=28,4\left(g\right);m_{K_2SO_4}=0,4.174=69,6\left(g\right)\)

- Khối lượng dung dịch A:  \(m_{ddA}=102+28,4+69,6=200g\)

- Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch A:

\(C\%_{Na_2SO_4}=\frac{28,4}{200}.100\%=14,2\%;\)\(C\%_{K_2SO_4}=\frac{69,6}{200}.100\%=34,8\%\)