Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để lại cho người đọc những xúc động về tình cảm của hai cha con ông Sáu và bé Thu. Trong chiến tranh ác liệt tình cảm cha con càng trở nên thiêng liêng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Bé Thu là một đứa trẻ với tính cách lì lợm, ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng có tình cảm bao la, sâu nặng với người cha thân yêu của mình. Đó là tình cảm đáng quý và đáng trân trọng.
Bé Thu thật lì lợm khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, không đáp lại một chút tình cảm nào đối với ông Sáu vì theo bé, người đó không phải là ba mình. Với chỉ là một đứa trẻ nhưng bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết, mạnh mẽ, thể hiện ở việc dù bị dồn đến đường cùng nhưng bé vẫn nhất quyết không nhận ba. Nhưng khi nhận ra ông Sáu chính là ba mình thì bé đã thể hiện tình cảm rất chân thành và xúc động, khiến người đọc phải nghẹn ngào.
Bé Thu không nhận ông Sáu bởi vì đối với bé, người cha của bé không có vết thẹo trên má như ông Sáu. Có thể nói rằng, chính bom đạn của chiến tranh đã làm cho cuộc hội nộ của cha con ông Sáu có chút buồn. Một phần nữa là do nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Mới 8 tuổi, sự ương ngạnh của bé là bình thường, nhưng điều đáng quý ở chỗ, một em bé 8 tuổi nhưng lại có một tình cảm đáng khâm phúc với người cha của mình. Tính cách của bé Thu được thể hiện rõ nét khí bé nhận ra cha mình. Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay, giờ trỗi dậy, vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau. Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó, săn sóc, chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Có lẽ chính tình yêu thương lớn lao, mãnh liệt đối với người cha mà nó ngày đêm thương nhớ đã thôi thúc nó nhất quyết không thể nhận người lạ làm cha của mình. Điều đó càng làm cho cái tính ương ngạnh, ngang bướng của bé Thu thật đáng trân trọng.
Hành động của bé Thu khi nhận ra cha mình khiến cho người đọc rơi nước mắt. Giữa lúc cha sắp sửa lên đường, tình cảm của bé đã trào dâng và không kìm nén được, cô bé đã chạy đến ôm lấy cổ ba, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa. Tiếng "Ba" ấp ủ từ bấy lâu cuối cùng cũng cũng được cát lên từ cổ họng bé. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.
Như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, tác phẩm "chiếc lược ngà" đã thực sự thành công, để lại một "nét riêng" trong lòng của mỗi đọc giả. Có thể nói, thành công của tác phẩm chính là sự khắc họa rõ nét tính cách ngây thơ đáng yêu nhưng rất giàu tình cảm của bé Thu. Dù còn ít tuổi nhưng bé đã nhận ra được sự quan trọng của ba trong cuộc đời, bé đã quý trọng và tự hào về người cha của mình. Mặc dù hai cha con họ không được sống cùng nhau hết cuộc đời nhưng tình cảm của họ không phai nhạt, kỉ vật mà người cha để lại cho đứa con bé nhỏ chính là tình cảm mà người cha muốn gửi gắm tới đứa con yêu dấu của mình.
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật…)…
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
Mở bài : "Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ." - Đó chính là câu nói nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói văn nghệ. Nó hoàn toàn chính xác . Chúng ta hãy kiểm chứng nó qua 1 số tác phẩm VH trong chương trình ngữ văn THCS
Kết bài : Những tác phẩm trên đã phản ánh rất chính xác thực tại của người dân cũng như tâm tư tình cảm của họ nhưng ko chỉ vậy nhà văn còn hướng chúng ta đến chân lí mới đẹp hơn. ĐÓ chính là cái mới, cái đẹp ,cái thiện mà nhà văn gửi gắm đến chúng ta
Yếu tố nghị luận thể hiện trong câu:
+ Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng được xóa nhòa
+ Câu kết: “Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá”
+ Các yếu tố đó sẽ làm cho văn bản thêm đặc sắc
b, Liên kết câu: văn nghệ - văn nghệ (phép lặp)
- Liên kết đoạn: lặp từ sự sống, văn nghệ (lặp)
Lời dẫn trực tiếp : "Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan"
"Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái, khôn ngoan"
Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nẩy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý. Văn học đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân loại, nó như liều thuốc xoa dịu và chữa lành mọi vết thương và nỗi đau. Bàn về văn chương, Thanh Thảo đã cho rằng: “ văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng bức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống ra người hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người”. Điều này đã được thể hiện rõ nét qua một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Cái đẹp chính là văn chương, văn chương là “thứ khí giới thanh cao”, là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người.
Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc bởi vì, văn chương luôn thầm lặng đem đến cho người đọc những trải nghiệm mà một cuộc đời khó lòng thấu trả hết. Cuộc sống thì luôn ẩn chứa rất nhiều điều mà con người sẽ phải trải qua, trên con đường trưởng thành giúp người đọc trải nghiệm cuộc sống văn chương, khiến người đọc thỏa mãn nhu cầu nếm trải sự sống muôn hình, vạn trạng. Đến với văn học ta không chỉ khám phá nhận thức, hiện thực mà còn có thể cảm nhận hiểu biết tư tưởng, tình cảm, mơ ước, khát vọng của nhân loại và chính mình. Mỗi tác phẩm mà nghệ sĩ viết nên họ đều gửi gắm vào đó những thông điệp tâm tư nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người. Tức là khi nhà văn phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thế giới tâm hồn con người có tác động tích cực đối với con người. Cuộc đời người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa của văn chương với tâm hồn mình từ chính điều này và người đọc khi chủ động tìm kiếm cái đẹp ẩn kín tiềm tàng cũng như nhận ra sự thể hiện ở những vẻ đẹp sâu thẳm trong hình tượng nghệ thuật của tác phẩm thì sẽ nhận ra được những thông điệp thẩm mỹ sâu xa.
Khi người đọc nhận ra được những thông điệp đó sẽ sống ra người hơn, sống tốt hơn. Với tác phẩm văn học sẽ đem lại cho con người niềm vui, trong sáng, thánh thiện làm nền ở trong tâm hồn ta những xúc cảm cao đẹp, hướng ta đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn.
Ý kiến của Thanh Thảo đã khẳng định đặc trưng của văn học và tầm quan trọng của văn học trong đời sống tinh thần con người, văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mối quan hệ đa dạng, phức tạp. Tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người, văn học có sứ mệnh cao cả bởi tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần con người làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình. Văn học bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người, khiến con người trở nên hoàn thiện người hơn, sống tốt hơn mà văn học luôn đồng hành với nhân loại có vị trí không thể thay thế được trong đời sống con người.
“Cuộc đời là nơi xuất bản cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu), mỗi tác phẩm văn học đều phản ánh và phác họa đời sống một cách chân thực và sống động, nó được viết lên từ những điều xảy ra trong cuộc sống. Nhưng nhà văn miêu tả hiện thực không phải để vẽ lên những nét vô hồn, không phải chụp ảnh nguyên sĩ lại mọi vật, mọi việc mà nhà văn thực thụ phải biết khai thác những điều thẳm sâu trong mỗi mảnh đời, mỗi số phận con người như nhà văn Bêlinxhi từng nói “tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu có miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan. Nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó tác phẩm nghệ thuật chân chính phải để lại trong lòng người đọc sự khắc khoải suy tưởng, bằng việc đào sâu vào đời sống nội tâm của con người. Có như vậy tác phẩm mới có thể giúp người đọc nhìn thấu được những vẻ đẹp tiềm ẩn của nhân vật và những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm khi thưởng thức những tác phẩm có giá trị ta thêm hiểu thêm cảm thông cho những kiếp đời khổ đau thêm yêu thương và trân trọng những điều tốt đẹp đáng quý và hơn cả nó, “nhân tạo hóa con người” giúp ta trở thành người sống tốt sống có ích, là người có trái tim biết yêu thương và nâng niu trân trọng cuộc sống hơn để xây dựng một tác phẩm như vậy.
Nhà văn phải là những nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, phải là những người có cái nhìn đầy tinh tường, hầu hết những điều mà con người ta phải trải qua phải chịu đựng để rồi viết về họ, cảm thông cho họ và ca ngợi những điều đáng quý trong phẩm chất của những con người ấy. Thanh Lam và Nam Cao là những nhà văn như thế là những người mang chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và gây tạo nên những điều tốt đẹp trong lòng người đọc thông qua các truyện ngắn “hai đứa trẻ”, “Chí Phèo” và “đời thừa” những truyện ngắn tiêu biểu của văn học giai đoạn 1930 đến 1945.
Nhà văn trước hết phải là những người “cho máu” những người có con mắt thấu đời có tấm lòng luôn chan chứa yêu thương, Thạch Lam và nam cao là nhà văn như vậy mặc dù ở hai nhà văn hai phong cách khác nhau nhưng Nam Cao và Thạch Lam đều là những người sống gần gũi, gắn bó với cuộc đời của người dân nghèo, tù túng, bế tắc. Họ luôn dành những gì chân thành nhất, yêu thương nhất cho nhân vật của mình. Nam Cao là nhà văn hiện thực hàng đầu của giai đoạn văn học trước Cách mạng, văn của Nam Cao rất lạnh, phô bày hiện thực, tàn nhẫn và giúp cho nhân vật của mình vùng vẫy để cố gắng sống cho đáng một đời người, còn Thạch Lam lời văn của ông lại nhẹ nhàng, đậm chất thơ truyền tải những cảm xúc mong manh mơ hồ gợi sự sâu lắng trong lòng người đọc, nhờ tài năng của mình cả hai nhà văn đã viết lên những tác phẩm thành công trong đó truyện ngắn “đời thừa”, “Chí Phèo” của Nam Cao và “hai đứa trẻ” của Thạch Lam là những truyện ngắn giúp người đọc trải nghiệm cuộc sống khám phá ra chiều sâu trong tâm hồn con người và giúp ta thêm thấu hiểu và khám phá ra những nguồn sáng soi vào những góc khuất cuộc đời một cách rõ rệt.
“Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức”, văn chương luôn phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua những rung động của tác giả. Bằng tài năng và sự khám phá của bản thân, nhà văn giúp người đọc nhìn nhận cuộc sống từ mọi góc nhìn, mọi khía cạnh từ đó người đọc thêm hiểu hơn về cuộc sống. Số phận con người trong xã hội đó thời đại đó cái tác phẩm đời thừa Chí Phèo và hai đứa trẻ đã thể hiện rõ điều này thông qua chất hiện thực trong mỗi tác phẩm.
Đến với đời thừa của Nam Cao ta đến với xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những bộn bề mưu sinh những kiếp người bị cuốn vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền mà không thể ngóc đầu lên được.
Nam Cao thu thập những nỗi khổ đau bất hạnh của những người trí thức nghèo trong xã hội đó để xây dựng nên hình tượng nhân vật, họ một người có đầy đủ những phẩm chất quý giá của một con người và một nhà văn chân chính nhưng lại phải gánh chịu những nỗi bi kịch cay đắng. Là một nhà văn có những ước mơ cao cả, chính đáng mong muốn mang đến cho đời những tác phẩm đỉnh cao nhưng họ lại gặp bi kịch từ chính công việc của mình. Từ ngày thành lập gia đình với Từ, anh luôn phải trăn trở, lo lắng về vẫn đề cơm áo gạo tiền chạy vậy mưu sinh, từ ý nguyện viết lên những tác phẩm giành giải Nobel thế giới họ bấy giờ phải viết những tác phẩm thời thợt những cuốn văn viết vội, những bài văn mà người ta đọc xong rồi quên ngay tức khắc không để lại chút dấu ấn gì trong lòng người khác. Họ không còn thời gian rảnh rỗi để ngẫm nghĩ tạo nên những tác phẩm đắt giá mà anh chỉ cố gắng viết sao cho thật nhiều bài để được nhiều tiền, để tâm về số lượng hơn chất lượng. Những lúc hiếm hoi ngồi đọc văn thì họ lại bị tiếng khóc tiếng la của bọn trẻ làm mất tập trung, họ cảm thấy mình thật đê tiện, thật bất lương và “đã hỏng đứt rồi”. Anh tự nguyện hi sinh ước mơ, hi sinh công việc của mình để thực hiện theo nguyên tắc sống của bản thân anh.
Có lẽ từ lúc sang sông vòng tay cứu vớt mẹ con từ anh không nghĩ đến cuộc đời mình lại trở nên như thế này vì hoàn cảnh Hộ đành hi sinh nghệ thuật vì đối với anh tình thương là lẽ sống cao nhất là nguyên tắc ở đời của anh dù có hi sinh ước mơ cũng phải là người sống tử tế, sống đàng hoàng, nhưng thật trái ngang tưởng rằng người trí thức đó khi sinh nghề nghiệp thì sẽ đạt được lẽ sống nhưng không chẳng những không thực hiện được lẽ sống của đời mình Hộ còn phải gánh chịu bi kịch đau khổ. Chính bi kịch về nghề nghiệp đã khiến anh chán nản, buồn khổ và gây nên sự phẫn uất trong anh.
Anh đâu ngờ rằng sự hi sinh ước mơ của mình lại là vô nghĩa, hàng ngày vất vả bận rộn con cái lại đông, đã vậy còn hay ốm đau không những là toán tiền cơm áo, gạo tiền nhà. Hộ còn phải chạy vậy để lo tiền thuốc men cho con gánh nặng chồng chất lên vai Hộ thêm vào đó là sự phẫn uất khi những tác phẩm của mình quá nông cạn và hời hợt Hộ trở nên chán nản và tìm đến rượu để giải sầu. Tưởng rằng uống rượu có thể khiến anh vơi đi nỗi uất ức, nhưng không khi say rượu anh trở thành một con người khác, anh đánh đập vợ con không thương tiếc, chửi mắng nói những lời lẽ vô tâm, làm tổn thương vợ mình. Trong cơn say Anh dọa đuổi hết vợ và bọn trẻ ra khỏi nhà, nói con mình chỉ biết ăn với hét, nói vợ mình không làm được gì ra tiền. Cả ngày chỉ biết ngồi ôm con và nói rằng chỉ khổ cái thân thằng này thôi, không những chửi mắng có lần hộ còn đuổi vợ con ra khỏi nhà anh đã cho rằng chính vợ con là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của anh. Bây giờ từ một người đặt tình thương làm nguyên tắc sống của đời mình Hộ trở thành kẻ thô bạo, tàn nhẫn có những lời nói và việc làm khiến chính những người thân yêu nhất của mình bị tổn thương, để rồi khi tỉnh rượu nhận ra hành động tồi tệ của mình. Hộ vô cùng áy náy, xin lỗi vợ con và hứa không tái phạm nữa. Nhưng khi say mọi việc lại đâu vào đấy, Hộ bị cuốn vào vòng tròn luẩn quẩn của sự đau khổ của những bi kịch giày vò khiến anh không có lối thoát ra xã hội tàn nhẫn đã đẩy anh vào con đường tăm tối, muốn cất cánh bay lên nhưng lại bị cơm áo gì sát đất.
Xã hội đó đã vùi dập mơ ước của họ, không cho người trí thức nghèo sống cuộc đời đúng nghĩa mà đẩy họ vào sự bi đát của đói nghèo của thiếu thốn.
Không những viết về người trí thức nghèo bằng trái tim chan chứa, yêu thương khi viết về người nông dân nghèo Nam Cao cũng lập nên những khía cạnh hiện thực hết sức rõ nét và sinh động. Lật những trang văn thấm đẫm cảm xúc của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo ta xúc động trước hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, những bi kịch đắng cay mà nhân vật Chí Phèo phải chịu đựng. Chí Phèo, từ lúc mới sinh ra đã bị thiệt thòi khi không biết cha mẹ mình là ai. Người ta tìm được Chí trần truồng và xám ngắt trong một váy đẹp, bỏ không bên cái lò gạch cũ.
May mắn cho đứa trẻ đáng thương không bị chết mà được một anh đánh ống lươn nhận được rồi đem về cho bà guá mù nuôi, từ ngày nhỏ chí đã phải lang thang đi ở cho nhà này, rồi đi ở cho nhà khác chẳng có lấy một gia đình như bao người lớn lên. Chí bị bắt ở tù và cái độ tuổi tươi xanh nhất của đời người do, cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến, chí bị tước đi quyền làm công dân khi đang còn là một chàng thanh niên trẻ trung khỏe mạnh. Sau 6, 7 năm ở tù khi quay trở về để hòa nhập với xã hội, hắn không còn là một con người lương thiện như trước đây nữa. Cả làng vũ đại ai cũng xa lánh ghét bỏ hắn, ngày hắn ra tù chẳng ai nhận ra hắn là ai, nhà tù thực dân đã dằm nát bộ mặt trước đây của chí bây giờ Hắn như một con quỷ dữ một con vật lạ của Làng Vũ Đại, với ngoại hình gớm chết, cái đầu cạo trọc lóc, hàm răng cao trắng hơn, cái mặt thì câng câng, trên người còn xăm những hình thù kỳ quái. Không những vậy Chí Phèo cả ngày say rượu chửi mắng, rạch mặt ăn vạ gây sự lớn với người khác, làm những việc làm hết sức manh động. Từ một con người lương thiện quanh năm chăm chỉ làm ăn Chí Phèo trở thành một tên lưu manh hóa, một kẻ bị cả làng xa lánh và không bao giờ tôn trọng như một người bình thường.
Sinh ra mang thân xác của con người nói tiếng người, vậy mà Chí Phèo bị xã hội đó trước đi quyền làm người. Sau khi gặp Thị Nở được thị chăm sóc, quan tâm trong trí đã trở trỗi dậy niềm khao khát có một cuộc sống bình thường như bao người khác. Hắn nhớ lại ước mơ thời trai trẻ của mình, và lấy lên trong lòng ý muốn được hòa nhập lại với xã hội. Hắn muốn được ở chung với Thị Nở nhưng định kiến xã hội quá gay gắt, họ miệt thị những nỗi bất hạnh của người khác hơn là bao dung, thông cảm, vì điều này Thị Nở không được phép lấy một kẻ không cha, không mẹ như Chí Phèo, ngọn lửa hy vọng đang nhen nhóm trong chí đã bị dập tắt không còn chút hy vọng để quay trở lại làm người, tuyệt vọng hụt hẫng và vô cùng đau đớn Chí Phèo đã đến tìm và giết chết Bá Kiến để đại diện cho lớp thống trị đê tiện để trả thù cho mình và cuối cùng hắn tự lấy dao cứa vào cổ kết thúc đời mình kết thúc những đau khổ những bất hạnh của một kiếp người đáng thương Nam Cao đã vạch rõ những lỗ thủng trong sự công bằng và bác ái ở xã hội cũ cho người đọc thấy được một xã hội tàn nhẫn bất công chà đạp lên ước mơ lên quyền sống quyền làm người của những người nông dân nghèo.
Cũng khai thác hiện thực là bối cảnh xã hội những năm 1930 đến 1945 nhưng Thạch Lam lại đưa ta đến với những phiên chợ quê những con phố nhỏ những kiếp người lầm lũi thông qua tác phẩm Hai Đứa Trẻ xuyên suốt Thiên chuyện người đọc bị bủa vây bởi cảm giác buồn trống vắng bởi hiện thực xã hội lúc bấy giờ quá bế tắc chán trường thạch lam không chọn những nơi ồn ã huyên náo những nơi có xung đột có cãi vã để phản ánh xã hội ông chọn một góc phố nhỏ nghèo nàn yên tĩnh trầm lặng để phô bày hiện thực trong âm thầm một con phố huyện nhỏ với phiên chợ cuối ngày Những gian hàng nhỏ những cánh hàng đơn sơ ít ở chợ ở phố huyện nghèo chẳng đông vui tấp nập qua ngòi bút của Thạch Lam từng kiếp người dần dần hiện lên trong nền tối của triều đang tắt nắng đó là những người gánh hàng về muộn là những đứa trẻ nghèo lượm nhặt rác tìm thức ăn đó là bát phở siêu với gian hàng luôn ế ẩm bởi đồ ăn quá đắt tiền là gia đình bác Xẩm bên chiếc chiếu rách là gánh hàng nước bé nhỏ của chị tí và quầy hàng đơn sơ với vài thứ đồ lặt vặt của chị em Liên Họ bán gì họ bán cốc nước chè điếu thuốc lá một chén rượu và vài bánh xà phòng cảnh phố huyện đêm đến cũng thật buồn buồn vì bóng tối bao phủ mọi vật tôi hết cả con đường qua ngõ Trong nền tối đen đó chị Ánh lên những khe sáng hồi sáng Đốm sáng bé nhỏ từ Ngọn Đèn Dầu leo lét của chị em liên từ đền Hoa Kỳ mập mờ của chị tí ánh sáng quá yếu ớt và nhỏ bé khiến đêm tối ở phố huyện thật buồn tẻ và đáng sợ Thạch Lam đã khắc họa nên cảnh sống bế tắc nghèo khổ của những người dân nơi Phố huyện nghèo qua những trang văn giàu chất thơ chất trữ tình qua đó ta thấy được hiện thực cuộc sống tù túng trong đói nghèo lạc hậu không thể cất cánh bay lên những chân trời tươi sáng mà mãi vùng vẫy trong đói nghèo khổ bế tắc.
Đặc trưng của văn học là khám phá ra chiều sâu trong tâm hồn con người và thiên chức của Nhà văn là tìm ra những hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người qua việc khắc họa lại hiện thực cuộc sống nhà văn làm toát lên những vẻ đẹp trong tâm hồn con người để cho người đọc thấy được rằng dù trong hoàn cảnh éo le như thế nào con người vẫn luôn giữ được những điều tốt đẹp trong bản chất và luôn là những con người có ý chí nghị lực phi thường không ngừng cố gắng bon chen để đến với cuộc sống tươi sáng hơn.
Đối với Nam Cao, ông luôn cố gắng giữ cho nhân vật của mình dù trong hoàn cảnh nào cũng không được ta hóa hoàn toàn không được mất hết tính người nam cao không nỡ cũng không cho phép nhân vật của mình chịu đầu hàng trước số phận cho dù số phận có đắng cay có nghiệt ngã trong đời thừa nam cao dù để cho họ say rượu đánh đập chửi mắng vợ con nhưng ông vẫn để cho họ nhận ra lỗi sai của mình và tỏ ý được chuộc lại với vợ con xuyên suốt tác phẩm hộ luôn thể hiện bản thân mình là người có ý thức về những việc mình đang làm từ một người say mê lý tưởng hết lòng toàn tâm với văn chương hộ trở thành người viết những thứ vẫn hời hợt nông cạn từ một người lấy tình thương làm lẽ sống hộ lại đánh đập và chửi bới những người thân của mình anh luôn ý thức được hành động tồi tệ của mình đá đỏ mặt nghiến răng đã đau khổ bực tức khi đọc những thứ văn mình viết đã khóc đã day dứt và ân hận vô cùng khi có những hành động thô bạo với vợ rất nhiều lần hộ thể hiện mong muốn vợ con được bữa cơm no có thức ăn ngon và những đứa con của mình sẽ rất sung sướng và ăn thật ngon lành người đọc cảm nhận được hộ là một người tốt một người lương thiện luôn cố gắng vươn lên cho dù cuộc đời có bị vùi dập bị bế tắc.
Không những trong đời thường, mà với một nhân vật vừa đáng ghét vừa đáng thương như Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, một kẻ bị coi là con quỷ dữ Nam Cao vẫn khám phá ra được phần con người trong con quỷ đó, ấy là khi chí được Thị Nở bưng cho bát cháo hành nóng hổi, là khi chí ăn những miếng cháo mà mắt rưng rưng lệ. Vì sao vậy? vì hắn xúc động hắn cảm kích bát cháo hành hay chính sự quan tâm của Thị Nở đã làm trỗi dậy phần người lâu nay ẩn sâu trong Chí, hắn nhớ lại giấc mơ thời trai trẻ của mình. Hắn muốn được sống cuộc sống giản dị, bình thường như bao người khác, chồng cày thuê, vợ dệt vải nuôi, tằm cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc và trong chí bùng lên ngọn lửa khao khát muốn được quay trở lại làm, người muốn được hòa nhập với xã hội, hắn bày tỏ ý mong được sống chung với Thị Nở, hắn nói những lời nói ngô nghê, ngờ nghệch. “ Giá như thế này mãi thì thích nhỉ? Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”, đến đây người đọc không ngờ một tên lưu manh hung hãn, lại có thể nói ra những lời nói như vậy. Nam Cao đã giúp người đọc khám phá ra “hạt ngọc”, bên trong tâm hồn của con quỷ dữ ấy bằng tất cả tình yêu thương, bằng tấm lòng vị tha sâu sắc của mình Nam Cao đã để cho nhân vật của mình ước mơ, khát khao cho nhân vật của mình được vùng vẫy, được quẫy đạp giành lại công bằng cho đời mình, cho dù kết cục đi than là phải chết, phải trả giá.
Khác với Nam cao, Thạch Lam lại rất bênh vực con người, rất thấu hiểu nổi thống khổ của con người nhưng ông không để nhân vật của mình vùng vẫy, ồn ào, ông để họ âm thầm, bộc lộ ước mơ khát vọng và tâm tư của mình.
Trong khung cảnh đêm tối của Phố huyện nghèo, chị em Liên không giấu được sự buồn chán. Chúng là những đứa trẻ cũng thích được vui chơi, nô đùa nhưng chị em Liên không được như vậy, chúng không được ăn tối, dọn hàng xong ngồi bên chiếc chõng tre ngắm sao trên bầu trời, nỗi buồn tuy không thể hiện qua lời nói nhưng theo ánh nhìn quan sát của Liên với mọi vật ta cảm thấy sự buồn tẻ ghê gớm lắm, thạch lam thấu hiểu được hoàn cảnh này nên đã xây dựng nên chi tiết đoàn tàu đêm từ Hà Nội về để cho người đọc thấy rõ được những khao khát của người dân nơi đây, đoàn tàu đi qua làm huyên náo cả Phố huyện đang tĩnh mịch. Đoàn tàu đi qua là cơ hội cho người dân mưu sinh, mong bán được chút gì đó. Cuối ngày cũng là thứ gây nên khát khao cho người dân nghèo, chị em liên thức đợi tàu, dù buồn ngủ ríu cả mắt không phải vì mong bán được gì đó, mà chỉ vì lý do đơn giản là được ngắm nhìn tàu, ngắm nhìn sự văn minh và sang trọng. Hai chị em nhớ lại những khoảng thời gian ở Hà Nội, được đi chơi bời bờ hồ, được uống những cốc nước lạnh, xanh, đỏ và mơ về Hà Nội đầy ánh sáng với phố xá tấp nập, huyên náo. Đoàn tàu đi qua như ngôi sao băng, vệt ngang qua bầu trời đêm tôi để lại cho người dân nơi đây những tiếc rẻ, những thèm muốn. Qua đó Thạch Lam giúp chúng ta nhìn thấy được những khát khao, mong muốn được đổi đời được sống cuộc sống không đói nghèo, không buồn tẻ, bế tắc của người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Nhà văn M.Gahe từng nói, “văn học là nhân học”, bởi văn chương luôn là thứ ánh sáng kỳ diệu thanh lọc tâm hồn con người, văn chương luôn lai tạo sự sống cho tâm hồn con người giúp con người hiểu thêm hơn những giá trị quý báu ở đời. Từ đó cuộc đời có những công bằng, bác ái hơn, một tác phẩm văn chương thực thụ phải khiến cho người đọc có những suy nghĩ trăn trở về cuộc đời, từ đó làm giàu thêm cho tâm hồn con người giúp tâm hồn con người thêm đẹp, thêm trong sáng. Truyện ngắn đời thừa, Chí Phèo của Nam Cao và hai đứa trẻ của Thạch Lam đã để lại cho ta những suy nghĩ trăn trở về số phận những người nghèo trước cách mạng tháng 8. Họ là những người khổ sở, thiếu thốn về vật chất và đều mang những vết giỗng trong tâm hồn qua các tác phẩm viết cùng một giai đoạn văn học.
Nhưng kiếp đời cay đắng lầm than cứ dần dần hiện ra, họ là người trí thức, tiểu tư sản nghèo với niềm say mê văn chương, say mê công việc nhưng bị áo cơm nghì sát đất không thể cất cánh bay cao, đó là người nông dân nghèo bị ức hiếp bởi giai cấp thống trị, quanh năm lam lũ, cần cù mà rồi vẫn không tránh khỏi sự vùi dập tàn nhẫn, đó là những kiếp lầm lũi, sống cuộc đời buồn tẻ, bế tắc ở những vùng quê nghèo đói, lạc hậu và hơn hết đó là xã hội tàn nhẫn, bất công, xã hội phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, thống trị, bị thống trị, đã chà đạp lên quyền sống quyền mơ ước quyền làm người và xây lên những ngõ cụt cho những số phận lầm than không thể ngóc đầu lên được.
Nam Cao và Thạch Lam đã khiến cho người đọc cảm thấy xót xa, quá tức và phẫn nộ trước hiện thực xã hội đương thời, qua đó các nhà văn đã thay những con người khổ đau ấy, thốt lên những tiếng oán trách đòi quyền lợi, đòi công bằng khám phá ra những vệt sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời, và con người Nam Cao và Thạch Lam trở thành những nhà nhân đạo, những nhà văn được mọi thế hệ yêu mến.
Ý kiến của Thanh Thảo là lời tâm sự chia sẻ của người cần biết, luôn yêu quý và trân trọng văn chương. Chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người, ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó, ngoài ra ý kiến còn bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.
Nghệ thuật cũng là yếu tố cấu thành nên sự thành công cho cả ba tác phẩm, với Nam Cao, ông đã xây dựng thành công nhân vật Hộ trong “Đời thừa” và Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên, với nghệ thuật kể truyện phong phú, đối thoại, độc thoại, nội tâm đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn và lời văn sắc lạnh nhưng đầy cảm xúc. Còn Thạch Lam ông không ồn ào như Nam Cao ,truyện ngắn hai đứa trẻ không có cốt truyện, giọng văn tâm tình thủ thỉ, đậm chất thơ đó chính là những nét của phong cách tác giả Nam Cao và Thạch Lam, và những giá trị nghệ thuật đặc sắc ấy Nam Cao và thạch lam là những nhà văn nổi bật và xuất sắc của giai đoạn văn học 1930 đến 1945.
“Một tác phẩm chân chính là tác phẩm cất lên để xoa dịu những nỗi thống khổ của con người”, đời thừa, Chí Phèo của Nam Cao và hai đứa trẻ của Thạch Lam vừa ca ngợi con người, vừa thấu hiểu cho nỗi đau con người. Bởi vậy nên các tác phẩm đó xứng đáng là những tác phẩm văn học chân chính, tạo chiều sâu trong lòng người đọc và luôn được người đọc trân trọng và nâng niu.
1. Giải thích ý kiến
* Cắt nghĩa ý kiến:
– Văn chương: là loại hình nghệ thuật bao gồm các sáng tác dùng ngôn từ nghệ thuật để phản ánh cuộc sống con người.
– Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc: văn chương thầm lặng đem đến cho người đọc những trải nghiệm mà một cuộc đời khó lòng thấu trải hết. Nó giúp người đọc thỏa mãn nhu cầu nếm trải sự sống muôn hình vạn trạng. Đến với văn học, ta không chỉ khám phá, nhận thức hiện thực mà còn cảm nhận, hiểu biết tư tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của nhân loại và chính mình.
– Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn, nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người:
+ nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người:
(+) vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người: sự phát hiện của nhà văn về những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong thế giới tâm hồn con người, có tác động tích cực đối với con người, cuộc đời. Người đọc sẽ nhận ra ý nghĩa của văn chương với tâm hồn mình từ chính điều này.
(+) Nếu người đọc chủ động tìm kiếm cái đẹp ẩn kín, tiềm tàng cũng như nhận ra sự thể hiện những vẻ đẹp sâu thẳm trong hình tượng nghệ thuật ở tác phẩm thì sẽ nhận ra được những thông điệp thẩm mĩ sâu xa.
+ Nó giúp con người sống “ra người” hơn, sống tốt hơn: tác phẩm văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng, thánh thiện, làm nảy nở trong tâm hồn ta những xúc cảm cao đẹp, hướng ta đến những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn.
* Lí giải ý kiến:
– Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống một cách tổng hợp, toàn vẹn trong mọi quan hệ đa dạng, phức tạp, tập trung khám phá chiều sâu khôn cùng của tâm hồn con người.
– Văn học có sứ mệnh cao cả bởi tác động sâu sắc tới đời sống tinh thần con người: văn học làm giàu thêm nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về chính bản thân mình; văn học bồi đắp, nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người -> khiến con người trở nên hoàn thiện, người hơn, sống tốt hơn.
– Văn học luôn đồng hành với nhân loại, có vị trí không thể thay thế được trong đời sống của con người.
2. Làm sáng tỏ ý kiến bằng việc tìm hiểu một số truyện ngắn hiện đại trước 1945
– Chỉ ra các thông điệp nghệ thuật, những trải nghiệm về cuộc sống, số phận, nhân cách hay chiều sâu tâm hồn con người trong tác phẩm. Từ tác phẩm, khám phá những điều mới mẻ trong cái bình thường, phát hiện chân lí sâu xa trong những điều giản dị.
– Từ việc phát hiện cái Đẹp sâu xa của nội dung tác phẩm ở những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của nhân vật, hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm mà nhận ra giá trị nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn con người của tác phẩm. Đó cũng chính là sứ mệnh cao cả muôn đời của văn chương nghệ thuật.
Bình luận ý kiến
– Ý kiến là lời tâm sự, chia sẻ của một người cầm bút luôn yêu quý và trân trọng văn chương, chỉ ra sứ mệnh cao cả của văn chương với con người.
– Ý kiến là định hướng để người đọc tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm trong chiều sâu tư tưởng của nó.
– Bồi dưỡng tình yêu, niềm say mê văn học nói riêng, tình nhân ái, tư tưởng sống đẹp cho bạn đọc nói chung.
Bạn muốn hỏi gì?
Trích dẫn trên của Nguyên Ngọc đã mô tả rõ vai trò của nghệ thuật và người nghệ sĩ trong việc khơi dậy những giá trị tốt đẹp nhất trong con người. Qua trải nghiệm văn học, ta có thể thấy rõ hơn điều này.
Văn học, như mọi hình thức nghệ thuật khác, là một cách để chúng ta khám phá và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong mình một thông điệp, một giá trị mà tác giả muốn truyền đạt. Khi đọc một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng, mà còn trở thành một phần của quá trình sáng tạo, khi hiểu và phân tích thông điệp mà tác giả muốn truyền đạt.
Nghệ sĩ, qua công việc của mình, đã đánh thức những giá trị quý báu nhất trong chúng ta. Họ giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân, cuộc sống xung quanh, và thế giới một cách sâu sắc hơn. Họ giúp chúng ta nhận ra những điều tốt đẹp nhất thường bị lãng quên trong cuộc sống hàng ngày.
Vì vậy, qua trải nghiệm văn học, chúng ta có thể thấy rõ hơn giá trị của nghệ thuật và người nghệ sĩ. Họ không chỉ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để thưởng thức, mà còn giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.
tk