K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2021

Về diện tích, Hoa Kỳ đứng thứ 4 sau: Nga, Canada, Trung Quốc

23 tháng 2 2021

TRUNG QUỐC NHỎ HƠN HOA KỲ NHA BẠN!!!

Bài 3: Tính1 + 5 =2 + 3 =3 + 6 =4 + 5 =5 + 1 =6 + 2 =7 + 1 =8 + 1 =9 + 0 =10 + 2=11 + 2 = 1 + 3 =2 + 6 =3 + 7 =4 + 2 =5 + 2 =6 + 3 =7 + 3 =8 + 2 =9 + 1 =10 + 0 =11 + 3 =1 + 4 =2 + 8 =3 + 2 =4 + 1 =5 + 4 =6 + 4 =7 + 2 =8 + 0 =9 + 2 =10 + 6 =11 + 6 = Bài 4: Tính6 - 2 =3 - 1 =4 - 2 =5 - 2 =8 - 5 =10 - 6 =4 - 3 =3 - 3 =5 - 1 =2 - 2 =3 - 1 = 4 - 1 =2 - 1 =4 - 3 =5 - 0 =9 - 4 =8 - 6 =7 - 3 =8 - 4 =7 - 6 =9 - 5 =7 - 7=5 - 3 =5 - 3=6 - 3 =7 - 3 =7 - 6 =6 - 5 =9 - 7 =9 - 3 =8 - 8 =8 - 0 =5 - 3...
Đọc tiếp

Bài 3: Tính

1 + 5 =


2 + 3 =

3 + 6 =

4 + 5 =

5 + 1 =

6 + 2 =

7 + 1 =

8 + 1 =

9 + 0 =

10 + 2=

11 + 2 =
 

1 + 3 =

2 + 6 =

3 + 7 =

4 + 2 =

5 + 2 =

6 + 3 =

7 + 3 =

8 + 2 =

9 + 1 =

10 + 0 =

11 + 3 =

1 + 4 =

2 + 8 =

3 + 2 =

4 + 1 =

5 + 4 =

6 + 4 =

7 + 2 =

8 + 0 =

9 + 2 =

10 + 6 =

11 + 6 =
 

Bài 4: Tính

6 - 2 =

3 - 1 =

4 - 2 =

5 - 2 =

8 - 5 =

10 - 6 =

4 - 3 =

3 - 3 =

5 - 1 =

2 - 2 =

3 - 1 =
 

4 - 1 =
2 - 1 =
4 - 3 =
5 - 0 =
9 - 4 =
8 - 6 =
7 - 3 =
8 - 4 =
7 - 6 =
9 - 5 =
7 - 7=

5 - 3 =
5 - 3=
6 - 3 =
7 - 3 =
7 - 6 =
6 - 5 =
9 - 7 =
9 - 3 =
8 - 8 =
8 - 0 =
5 - 3 =

Bài 5: Tính

6 - 2 =
5 + 2 =
9 - 5 =
2 + 0 =
8 + 2 =
4 - 4 =
7 - 3 =
3 + 6 =
7 + 2 =
9 - 5 =
3 + 6 =

1 + 5 =
7 - 6 =
7 + 1 =
3 + 5 =
2 - 1 =
6 + 3 =
5 + 2 =
9 - 4 =
6 + 4 =
4 + 2 =
6 + 1=

7 - 7=
4 + 3 =
7 + 3 =
5 - 2 =
6 - 5 =
8 - 6 =
6 - 4 =
7 - 3 =
10 + 0 =                                                                                                                                                                                                                        
5 +4 =   
                                                                                                                                                        
8 - 2 =



 

giải

1
9 tháng 11 2021

what ???

28 tháng 1 2016

* Giống nhau về vị trí, qui mô, vai trò
-Vị trí: Cả 3 vùng chuyên canh cây côngnghiệp lớn là Đồng bằng nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc đều
nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên cả 3 vùng này đều có thể sản xuất được cây công nghiệp nhiệt đới ưa nóng.
Cả 3 vùng đều được coi là những vùng chuyên canh cây công nghiệp vào oại lớn nhất cả nước .
Cả 3 vùng đều giữ một vị trí quan trọng với những thế mạnh phát triển khác nhau trong sản xuất nông nghiệp ở các nước.

-Về điều kiện hình thành và các thế mạnh phát triển.
           +Cả 3 vùng đều có tài nguyên đất chủ yếu là đất Feralit, cho nên thích hợp với phát triển các cây công nghiệp lâu năm.
           +Cả 3 vùng này đều có địa hình là núi và cao nguyên có đọ dốc và chia cắt lớn nên nhìn chung việc khai thác, sử dụng và áp
dụng cơ giới hoá gặp nhiều khó khăn, đồng thời rất dễ bị xói mòn, rửa trôi thoái hoá đất.
           +Cả 3 vùng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa và có sự phân hoá rõ nét theo chiều cao. Vì vậy cơ cấu cây côngnghiệp
của mỗi vùng rất đa dạng.
           +Cả 3 vùng của cả nước đều thể hiện phân hoá theo mùa trong đó mùa khô cả 3 vùng đều thiếu nước.
           +Cả 3 vùng đều có nguồn lao động với trình độ thâm canh cac cây công nghiệp khá cao, đã đúc két được nhiều kinh
nghiệm lâu đời. Trong đó ở Trung du, miền núi phía Bắc có kinh nghiệm trồng chè búp, ĐNB có trồng Cao Su, T nguyên có trồng
Cà Phê.
           + cả 3 vùng đều được Đ và N2 quan tâm đầu tư lớn về việc hiện đạI hoá CSVCHT, hoàn thiện về cơ cấu cây trồng và bảo vệ
tài nguyên môI trường.

- Khả năng:
          +Cả 3 vùng đều có khả năng sản xuất với qui mô lớn nhất cả nước về cây công nghiệp lâu năm.

          +Cả 3 vùng đều có cơ cấu cây công nghiệp rất đa dạng, gồm cả cây dài ngày, lẫn cây ngắn ngày, cả cây nhiệt đới lẫn cây cận
nhiệt đới.
          +Cả 3 vùng đều hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp với hướng chuyênmôn hoá sâu, với tính chất sản xuất
hàng hoá cao và gắn chặt với các nhà máy chế biến.
 

*Khác nhau:
-Vị trí:
        + Ba vùng này đều nằm ở 3 vùng lãnh thổ khác nhau của cả nước, trong đó Trung du, miền núi phía Bắc nầm ở cực Bắc của
Tổ Quốc (Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc), đN Bộ thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam còn T Nguyên nằm ở miền
Trung và trên độ cao từ 400- 5000 m so với mực nước biển .

- Vai trò, qui mô: ĐNBộ được coi là vùng chuyên canh cây CN lớn nhất, tây nguyên thứ 2,và Trung du miền núi phía Bắc thứ 3.

- Điều kiện hình thành và hướng chuyên môn hoá :
        + Đất đai: ĐN bộ chủ yếu là đất đỏ bazan và đất xám, Tây nguyên chủ yếu đất đỏ bazan còn Trung du miền núi phía Bắc chủ
yếu đất Feralit đỏ vàng, đất đỏ đá vôi.
        + Địa hình thì ĐNBộ có địa hình cao nguyên lựon sóng đồi bát úp, Tây nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng còn trung du
miền núi phía Bắc có địa hình dốc với độ chia cắt rất phức tạp.
        + Khí hậu thì ĐNbộ có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nắng nóng quanh năm, tây nguyên cũng có khí hậu nhiệt đới nhưng
phân hoá rất rõ theo chiều cao (từ độ cao 400- 500 m có khí hậu cận nhiệt đới ôn đới, mát lạnh) còn trung du miền núi phía Bắc thì
có khí hậu nhiệt đới nhưng có mùa Đông lạnh kéo dài và phân hoá rất rõ theo chiều cao. Đồng thời ở ĐN Bộ và TN thì rất thiếu
nước vào mùa khô còn trung du miềnnúi phía Bắc thì vấn đề nước tưới vào mùa khô không gay gắt như 2 vùng trên.
        + Nguồn lao động thì trình độ thâm canh cây công nghiệp rất khác nhau, trong đó nguồn lao động ở ĐN bộ được coi là có
trình độ thâm canh cao nhất, năng động nhất, nhạy bén nhất, còn ở trung du miền núi phía Bắc có nguồn lao động có bản chất cần
cù nhất, nguồn lao động ở tây Nguyên được coi là có trình độ thâm canh thấp nhất.
        + Về CSHT, ĐN bộ mạnh nhất, hoàn thiện nhất và tháp nhất ở Tây nguyên.
        + Về sự quan tâm của Đảng và nhà nước thì Tây nguyên được quan tâm nhiều nhất, thấp nhất là trung du miền núi phía
Bắc.
        + Về hướng chuyên môn hoá rất khác nhau. đNB chủ yếu là sản xuất cao su, Lạc, Mía, Đậu tương. Tây Nguyên chủ yếu sản
xuất cà phê, chè búp, dâu tằm ; Còn Trung du miền núi phía Bắc chủ yếu sản xuất chè búp và các cây công nghiệp đặc sản như
Sơn, Hồi...

* Khả năng triển vọng phát triển mỗi vùng.
Trong 3 vùng trên, khả năng được chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo xu thế nhập ngoại các giống cây trồng theo xu thế nhập
ngoại các giống cây công nghiệp mới của vùng ĐN bộ là mạnh Nha Trong 3 vùng. Mà hiện nay ĐN bộ là một trong những vùng
nhập nhièu giống cao su từ Ma- lai- xia có năng suất cao: giống cọ dầu, giống ThanhLong.

28 tháng 1 2016

* ĐBSCL có nhiều thế mạnh với phát triển LTTP thể hiện sau sau:
- Thế mạnh về vị trí địa lý:
+ ĐBSCL vì nằm gần xích đạo hơn là gần chí tuyến nên thiên nhiên của vùng là thiên nhiên nhiệt đới cận xích đạo nóng
nắng quanh năm rất phù hợp với phát triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới mà điển hình là nông nghiệp lúa nước.

+ ĐBSCL nằm ở hạ lưu của 2 sông lớn nên không những đất đai luôn được phù sa bồi đắp thường xuyên rất màu mỡ mà
còn có vùng biển rộng chính là nơi tạo ra nguồn thực phẩm từ biển rất có giá trị.
 

- Thế mạnh về khí hậu:
+ Trước hết vì nằm gần xích đạo nên khí hậu của vùng có nền t0 và bức xạ cao với t0 trung bình từ 28-290c... rất thuận lợi để
xen canh tăng vụ gối vụ quay vòng đất để sản xuất nhiều vụ trong năm mà điển hình là 3 vụ lúa.

+ Khí hậu của ĐBSCL khá ôn hòa ít bão không sương muối nên năng suất và sản lượng lương thực của vùng khá ổn định ít
bị thiên tai.

- Thế mạnh về nước tưới.
+ Nhờ có lượng mưa lớn lại có mật độ sông ngòi dày đặc nên có trữ lượng nước sông lớn, riêng của SCL khoảng 505 tỉ m3,
chính đó là cơ sở để tạo ra nguồn nước tưới cho 3 vụ lúa quanh năm nếu có đầu tư phát triển thuỷ lợi.

- Thế mạnh về đất: Trong tổng diện tích t/nh của vùng là 4tr ha thì đất nông nghiệp có 2,65 tr ha chiếm 66,2% diện tích tự
nhiên trong đó đất phù sa ngọt khoảng 1,2tr ha rất tốt với trồng lương thực thực phẩm còn khoảng 1,5tr ha đất ngập phèn nếu đầu tư
cải tạo thì rất tốt với phát triển nông nghiệp lại có khoảng 67 vạn ha là đất chưa khai thác trong đó gần 50 vạn ha là mặt nước mặn
lợ có thể sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

- Thế mạnh về hải sản.
+ Về hải sản có trữ lượng lớn nhất trong cả nước chiếm khoảng 42% sản lượng cá biển cả nước vì vùng này có biển rộng lại
có nhiều bãi cá bãi tôm lớn điển hình là 2 ngư trường Kiên Giang - Minh Hải, Ninh Thuận - Bình Thuận.

+ Thế mạnh về phát triển nuôi trồng thì trong gần 50 vạn ha mặt nước, mặn, lợ thì có khoảng 35 vạn ha đang ddược sử dụng
để nuôi trồng thuỷ sản trong đó có khoảng 10 vạn ha có giá trị nuôi tôm xuất khẩu.

-Thế mạnh về các điều kiện kinh tế xã hội:
+ Người lao động trong vùng rất dồi dào tính đến năm 99 là 16,1 tr người trong đó 80% dân số làm nông nghiệp mà nguồn
lao động này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất luôn với tính chất hàng hóa cao ( nổi tiếng với nhiều "ông hai lúa").

+ CSHT trong vùng tuy mới được khai thác từ 75 đến nay nhưng đã được nhà nước luôn quan tâm đầu tư để nghiên cứu cải
tạo đất, vạch ra những biện pháp phát triển thuỷ lợi, chống lũ lụt và xây dựng nhiều nhà máy chế biến nghiên cứu lai tạo giống mới
đặc biệt có hệ thống kênh rạch chằng chịt được xây dựng hoàn chỉnh từ lâu.

+ Đường lối chính sách của Đảng thì ĐBSCL do đã quen và thích nghi với cơ chế thị trường từ lâu cho nên khi Nhà nước
đổi mới theo cơ chế thị trường thì rất phù hợp với lòng dân đã kích thích sản xuất lương thực tăng trưởng nhanh...

* Bên cạnh những thế mạnh về thiên nhiên cũng như về kinh tế xã hội để phát triển lương thực thực phẩm trong vùng thì
việc phát triển lương thực thực phẩm ở ĐBSCL thì cần phải khắc phục nhiều khó khăn đó là:

- Phải đẩy mạnh phát triển thuỷ lợi để lấy nước ngọt tưới lúa và cải tạo đất phèn vào mùa khô.
- Phải tìm mọi biện pháp để hạn chế lũ lụt vào mùa mưa.
- Phải đầu tư để nâng cao trình độ thâm canh xen canh tăng vụ mà hiện nay còn ở mức thấp.
- Phải đầu tư tiếp tục nâng cấp CSHT mà cơ bản là đẩy mạnh xây dựng các nhà máy chế biến...

* ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước:
Trên cơ sở phát huy tổng hợp những thế mạnh nêu trên và khắc phục những khó khăn lớn thì ĐBSCL hiện nay đã trở thành
vùng có khả năng sản xuất được khối lượng LTTP lớn nhất cả nước thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Diện tích trồng lương thực cả miền (diện tích lúa cả năm có thể đạt tới 4tr ha) chiếm hơn 50% diện tích trồng lương thực
cả nước.

- Trong diện tích trồng lương thực thì diện tích lúa chiếm 99% và so với cả nước diện tích lúa vùng này chiếm 52%.

- ở ĐBSCL hiện nay đã xuất hiện những tỉnh có diện tích trồng lúa rất cao trên 400 ngàn ha, điển hình như tỉnh An Giang
460 ngàn ha, tỉnh Cần Thơ 466 ngàn ha, đặc biệt tỉnh Kiên Giang có diện tích trồng lúa 514 ngàn ha.

- Mặc dù trình độ thâm canh lương thực ở ĐBSCL chưa cao nhưng nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên năng suất lúa trung bình
của vùng này lại cao hơn năng suất lúa trung bình của cả nước. Năm 99 đạt 40,3 tạ/ha (cả nước 40 tạ/ha).

- Nhờ diện tích trồng lúa lớn năng suất trung bình cao nên ĐBSCL đã đạt SL lương thực cao nhất cả nước, năm 99 đạt 16,3
tr tấn chiếm gần 50% sản lượng lương thực cả nước.

- Chính những tỉnh có diện tích trồng lúa lớn như An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang thì cũng là những tỉnh có khả năng đạt
sản lượng lúa từ 1-2 tr tấn/năm.

- Nhờ sản lượng lương thực tăng nhanh ® bình quân lương thực đầu người cả vùng hiện nay rất cao và cao nhất cả nước:
trong khi bình quân lương thực đầu người ở ĐBSH là 414kg/người/năm thì ở ĐBSCL năm 99 đạt 1012,3kg/người.

- ĐBSCL vẫn còn nhiều khả năng tăng thêm sản lượng lương thực hơn nữa là nhờ vào sự tiến bộ của KHKT ngày càng phát
triển, nhờ vào việc đầu tư cải tạo đất phèn và nhờ vào việc lai tạo thành công nhiều giống lúa năng suất cao và nhờ vào việc nâng
cao dần trình độ thâm canh xen canh lương thức và đặc biệt nhờ vào sự quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước.
Qua chứng minh trên ta khẳng định ĐBSCL phải được coi là vựa lúa lớn nhất cả nước.

* ĐBSCL không những là vựa lúa lớn nhất cả nước mà còn là vùng có khả năng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.

- ĐBSCL trước hết là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trâu bò:

+ Có khả năng nuôi trâu quy mô lớn vì vùng này có nhiều vùng trũng, nhiều đồng cỏ thích hợp với nuôi trâu mà vùng nuôi
trâu nhiều nhất cả nước là 2 tỉnh Long An, Cà Mau. Đàn trâu tính đến 99 có khoảng 25-30 vạn con.

+ ĐBSCL cũng có nhiều khả năng nuôi bò quy mô lớn với đàn bỏ năm 99 có khoảng 18-20 vạn con. Vùng nuôi nhiều bò
nhất là 2 tỉnh An Giang và Vĩnh Long.

- ĐBSCL là vùng có khả năng lớn thứ 3 cả nước về nuôi lợn, với đàn lợn năm 99 là 2,8tr con, vì nhờ vào nguồn LTTP dồi
dào có thị trường tiêu thụ lớn.

+ Nuôi gia cầm ở ĐBSCL mạnh nhất là nuôi vịt với đàn vịt hàng trăm triệu con lớn nhất cả nước nhờ vào diện tích chăn thả
rộng lớn.

- Vùng này mạnh nhất cả nước về đánh bắt hải sản và nuôi thuỷ sản...

+ Đánh bắt hải sản với sản lượng cá biển cả vùng hiện nay đã chiếm 42% sản lượng cá biển cả nước (chiếm 42% (370.000
tấn/năm).

+ Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng lớn nhất cả nước, vì có tới 350.000 ha mặt nước để nuôi trồng và hiện nay đã cho xuất
khẩu 10 vạn tấn tôm cá/năm.

- ĐBSCL còn có thế mạnh nhất cả nước về sản xuất các loại cây thực phẩm nhiệt đới điển hình là mía, lạc, đậu tương.

- ĐBSCL về sản xuất các nguồn thực phẩm từ động vật hoang dã, vì trong vùng còn nhiều loài chim, với nhiều sân chim
lớn, nhiều loài bò sát ong mật...

- Qua đó ta thấy ĐBSCL vừa là vựa lúa vừa là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất cả nước.

1 tháng 6 2016

a)  Thế mạnh

- Điểm tương tự nhau:

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

-  Điểm khác nhau nổi bật:

*   Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

+ Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

+ Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

+ Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

+ Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

+ Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

+ Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển.

*   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

+ Có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản.

*  Vùng  kinh tế trung điểm phía Nam:

+ Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long. Tài nguyên (thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa).

+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

+ Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

b) Thực trạng

- Điểm tương tự nhau: cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta. đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

-  Điểm khác nhau:

*   Vùng kinh tế trọng điềm phía Bắc (năm 2005):

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,2%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 18,9%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (45,2%), khu vực công nghiệp - xây dựng (42,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (12,6%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 21,0% so với cả nước.

*   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 10,7%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 5,3%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến bộ: Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%), khu vực công nghiệp - xây dựng (36,6%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (25,0%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 2,2% so với cả nước.

*  Vùng  kinh tế trọng điểm phía Nam:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm giai đoạn (2001 - 2005) là 11,9%.

+ Mức đóng góp cho GDP cả nước là 42,7%.

+ Cơ cấu ngành kinh tế có nhiều tiến hộ: Khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất (59,0%), khu vực dịch vụ (33,2%), khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (7,8%).

+ Kim ngạch xuất khẩu chiếm 35,3% so với cả nước.

 

23 tháng 1 2017

B

10 tháng 3 2017

B

27 tháng 1 2016

*Nhận xét: qua lược đồ ta thấy

+ Sông ngòi nước ta dày đặc trong đó có nhiều hệ thống sông lớn điển hình như hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai, sông
Cửu Long...
+ Các sông ngòi nước ta phần lớn đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam nối liền miền núi, trung du, đồng bằng và đổ
ra biển Đông.
+ Trên sông ngòi nước ta đã và đang xây được nhiều nhà máy thuỷ điện trong đó những thuỷ điện đã xây và đang hoà vào
dòng điện quốc gia là:
Thuỷ điện Hoà Bình: 1.920000 kW (trên sông Đà)
Thuỷ điện Trị An: 400000 (trên sông Đồng Nai)
Thuỷ điện Đa Nhim: 160000 kW (trên sông Đồng Nai)
Thuỷ điện Thác Bà: 108000 kW (trên sông Chảy)
Những nhà máy thuỷ điện đang xây:
Yaly: 700000 kW (trên sông Xêsan)
Hàm Thuận: 360000 (trên sông La Ngà)
Thác Mơ: 150000 kW (trên sông Bé).

1 tháng 6 2016

-  Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

-   Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

1 tháng 6 2016

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 9, 49, 14B và 24 nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tư từ bên ngoài.

1 tháng 3 2022

có 11 quốc gia ko được công nhận và 193 quốc gia được công nhận.

1 tháng 3 2022

TL:

Có 11 quốc gia

HT

1 tháng 6 2016

- Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là dầu khí ở thềm lục địa.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.

- Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

 

1 tháng 6 2016

-  Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế. Có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất của cả nước.

-  Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến đường giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

-  Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.

-  Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

-  Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoáng sản, về lao động và thị trường tiêu thụ.

-  Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.