K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 11 2021

Bác Hồ ghét điều ác

Bác Hồ yêu điều thiện 

Bác Hồ cầu mong  Nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên hoàn cầu.

Bác Hồ  chẳng sợ cái gì cả. Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì.

xin k

nhớ k

kết bạn luôn

20 tháng 11 2021

mình ko bt bạn ạ

hơi khó

11 tháng 10 2021

Mik chọn đáp án : A Bác Hồ

    HT

14 tháng 12 2017

 Ko chép mạng !

24 tháng 2 2018

Hè vừa qua, ông em từ quê lên chơi đã tìm kiếm những mảnh gỗ dư từ hồi làm nhà, đóng cho em một chiếc bàn học thay cho chiếc bàn nhỏ mẹ mua từ ngày em học mẫu giáo.

Đó là một chiếc bàn rất xinh xắn. Mặc dù được đóng bằng ỗ tạp ghép lại nhưng ông em đã bào nhẵn bóng và đánh vecni nên trong chẳng khác gì những chiếc bàn được bày bán

Mặt bàn hình chữ nhật, dài một mết, rộng nửa mét, được em trang trí thêm nhưng hình ảnh rất ngộ nghĩnh nhu chú thỏ bông, chú vịt Đô nan và nhiều quả bóng bay, làm cho mặt bàn sáng hẳn lên. Chiếc bàn có bốn chân, vừa tầm với em. Ghế là một bang gỗ dài cũng có bốn chân và chỗ dựa lưng, trong rất xinh xắn và gọn. Mặt bàn hơ thoai thoải, có thể mở lên được vì nó gắn với phần cố định bởi hai tấm bản lề bằng sắt. Hộc bàn được ngăn đôi. Bên trái, em đựng sách giáo khoa, tập vở; bên phải em đựng đồ dùng học tập như bút, thước, bảng con và các đồ dùng cá nhân khác. Thật là tiện lợi! Dưới chân bàn, ông đóng thêm hai thanh gỗ dài để em gác chân khi ngồi học và để giữ cho bàn thăng bằng, chắc chắn thêm.

Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ, nhìn ra khoảng sân nhỏ có một cái ghế. Nhiều khi, ông mặt trời chiếu những tia nắng ám áp xuyên qua kẽ lá, luồn qua song cửa sổ và đậu trên mặt bàn. Có chiếc bàn học như vậy nên góc học tập của em thú vị biết bao!

Hằng ngày khi ngồi vào bàn học, hình như có tiếng thì thầm: “Chúc cô bé học giỏi”. Để đáp lại “lòng mong muốn” của người bạn thân thiết này, em đã có nhiều điểm mười đỏ chói trên bảng vở.

Bàn là vật kỉ niệm của ông em, nên em quý nó lắm. Em thường lau chùi sạch sẽ và giữ cho nó không bị một vết bẩn, một vết xước nào. Chắc bàn sẽ không đến nổi “tủi thân” khi tự kể về đời mình

mk chỉ có thể chép thôi thông cảm

7 tháng 8 2021

Đáp án :

Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX hay Bác Hồ sinh vào thế kỉ 19. 

7 tháng 8 2021

TL:

Bác Hồ sinh năm 1890 Hỏi Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX

Nha bn!!

HT!~!

2 tháng 12 2018
  •  

Ta Bac Ho - Ta lai anh Bac Ho kinh yeu ma em thay

Photo by: Reuters

Sau đây bài viết mời các bạn tham khảo những bài văn mẫu tả ảnh Bác Hồ tiêu biểu và hay nhất của các bạn học sinh, bao gồm đoạn văn dài và nhiều đoạn ngắn, cũng là tài liệu giúp học tốt hơn về bài tập này.

Bài làm 1 – Tả ảnh Bác Hồ mà em thấy

Ảnh Bác Hồ lớp em được treo trang trọng phiá trên tấm bảng, dưới lá Quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh, Bác Hồ có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào. Vầng trán của Bác cao lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.

Bài làm 2 – Tả lại ảnh Bác Hồ Kính yêu ngồi trên bàn làm việc

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại…

Bài làm:

Em đã được biết về Bác Hồ qua những bài hát, bài thơ, bài văn và những câu chuyện mà ông nội kể. Nhưng chủ nhật tuần trước em qua nhà bạn và được nhìn thấy tấm ảnh bác hồ rất to treo trên tường.

Bác Hồ trong tâm trí em vẫn luôn là một người hiền từ, có mái tóc bạc phơ, chòm râu trắng xóa, ánh mắt biết nói và nụ cười rất tươi. Ai cũng yêu quý Bác, cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong trái tim mỗi con người Việt nam đêu luôn nhớ tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc này.

Trong bức ảnh chụp bác hồ ngồi bên một chiếc bàn gỗ, và đang chăm chú viết một cái gì đó vào quyển vở đã cũ màu. Bức ảnh được chụp trực diện, đầu bác hơi cúi xuống quyển sổ và chăm chú ghi chép. Bức ảnh có gam màu đen trắng, vì đây là gam màu chủ đạo của thời bác đang sinh sống. Bác mặc một bộ đồ màu xanh áo lính, đây hình như là đồng phục theo bác suốt nhiều năm trời. Bác ngồi nghiêm túc vào chiếc bàn và mắt chăm chú nhìn vào quyển vở, bàn tay đang ghi chép điều gì đó. Đây có thể là nhật ký của bác, có thể là ghi lại tình hình chiến sự.

Tuy bác đang chăm chú làm việc nhưng em nhận ra nụ cười của bác đang rạng ngời, nét mặt thanh thoát toát lên vẻ hiền hậu. Nhòm râu dài và trắng vừa chạm chiếc bàn. Trán của bác có rất nhiều nếp nhăn, có lẽ bác phải bận rộn nhiều công việc, lo nghĩ cho chuyện quân sự.

  Bài văn tả cơn mưa - Những bài văn mẫu tả cơn mưa hay nhất

Bác đi chiếc dép cao su màu xanh nhạt. Em chợt nhớ đến câu thơ “Chiếc dép cao su chiếc dép Bác Hồ”. Đôi dép này đã cùng bác xông pha bao trận chiến, đi đến nhiều mảnh đất, bước qua bao nhiêu giông bão của đất nước.

Hình ảnh bác hồ hiền hậu, giản dị và gần gũi khiến em cứ muốn nhìn mãi bức ảnh ấy. Bác Hồ trong trái tim em là một người vĩ đại. (Hết)

2 tháng 12 2018

cả tả hoạt động, lòng thương dân của bác

22 tháng 6 2018

+ quê nội của Bác : Làng Hoàng Trù , Xã Kim Liên , Huyện Nam Đàn , Tỉnh Nghệ An

   quê ngoại của Bác : Làng Sen , Xã Kim Liên , Huyện Nam Đàn , Tỉnh Nghệ An

+ lúc còn nhỏ Bác có tên là : Nguyễn Sinh Cung

+ gia đình Bác Hồ gồm : 6 người 

   đó là : Cha Bác : Nguyễn Sinh Sắc ; Mẹ Bác : Hoàng Thị Loan ; Chị Bác : Nguyễn Thị Thanh ; Anh Bác : Nguyễn Sinh Khiêm ; Em Bác : Nguyễn Sinh Xin , Và Bác

23 tháng 6 2018

* Quê nội của bác : Làng Hoàng Trù, Xã Kim Liên,  Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

Quê ngoại của bác : Làng Sen, Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An

* lúc còn nhỏ bác tên là : Nguyễn Sinh Cung

* gia đình bác có 6 người :

  Đó là : cha bác :  Nguyễn Sinh Sắc , mẹ bác : Hoàng Thị Loan , anh bác : Nguyến Sinh Khiêm , chị bác : Nguyễn Thị Thanh , em bác , Nguyễn Sinh Xin và bác

Chúc cậu học tốt☺☺☺☺☺😁😂

– Thành phố Hồ Chí Minh nằm bên sông Sài Gòn, với lịch sử hơn 300 năm.
– Trải qua nhiều tên gọi, đến năm 1976 mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúc bạn thi môn địa lý tốt nha , t cho mình nha 

20 tháng 2 2019

Nhà em có một cái đồng hồ treo tường, đó là món quà mà ba em đã mua về trong một chuyến công tác phương xa. Cái đồng hồ treo tường chính là một vật dụng quan trọng giúp cho các thành viên trong gia đình em có thể biết được giờ giấc để sắp xếp lại công việc của mình cho phù hợp.

Cái đồng hồ treo tường của nhà em được treo ở một vị trí vô cùng trang trọng và đặc biệt của ngôi nhà. Đó chính là phòng khách của gia đình em. Ngay gần chiếc kệ ti vi đó là một nơi mà ai cũng có thể dễ dàng nhìn thấy sự hiện diện của chiếc đồng hồ treo tường. Mỗi khi em đang xem phim hoạt hình rất là hay nhưng nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường trước mặt em có thể biết mình đã đến giờ đi học bài.

Cái đồng hồ treo tường của nhà em có hình một con công với bộ lông xòe màu xanh ngọc rất đẹp. Con công có chiếc đầu cong cong đôi mắt của nó  long lanh vì có gắn hai viên đá màu xanh ngọc bích ánh lên. Bộ lông của con công xòe rộng để bảo vệ lấy phần giữa của nó chính là nơi có những con số màu đen thẫm và ba chiếc kim đồng hồ luôn hoạt động nhịp nhàng.  Bên ngoài của chiếc đồng hồ chính là một mặt kính trong suốt giúp bảo vệ những con con số và những cây kim để cho cái đồng hồ treo tường không bị bụi bẩn và bị hỏng hóc. Đằng sau của chiếc đồng hồ treo tường  có một cái nắp màu đen đó chính là nơi chứa pin. Nếu như đồng hồ ngừng hoạt động em chỉ cần thay cho nó một viên pin mới để nó có thể chạy nhịp nhàng bình thường trở lại.

Em rất yêu quý cái đồng hồ treo tường của gia đình em bởi nó chính là một đồ dùng gia đình quan trọng không thể thiếu. Nó giúp cho các thành viên của em có thể biết giờ giấc để làm việc và sắp xếp lịch cá nhân phù hợp nhất.

20 tháng 2 2019

hay quá

11 tháng 1 2019

1. Vọng nguyệt 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

2. Trung thu 
....... 
Trung thu ta cũng tết trong tù, 
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 

3. Rằm tháng giêng 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

4. Dạ lãnh 
Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 

5. Thu dạ 
Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
............ 

6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 

7. Tin thắng trận 
Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

8. Đối nguyệt 
Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
Việc quân, việc nước bàn xong, 
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 

9. Cảnh khuya 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 

10. Đi thuyền trên sông Đáy 
Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
........ 

11. Cảnh rừng Việt Bắc 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay, 
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
Kháng chiến thành công ta trở lại, 
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 

12. Chơi trăng 
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
.......... 

13. Thư Trung thu 1951 
Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung... 

Tìm cũng khá nhiều nhưng chỉ được 13 bài, có lẽ không có bài thứ 14 đâu. Chúc bạn may mắn nhé!

11 tháng 1 2019

Long An – Đồng Chính

Thử gian thổ địa quảng nhi bần
Sở dĩ nhân dân kiệm thả cần
Thính thuyết kim xuân phùng đại hạn
Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân.

Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội

Đồng thị Trung Quốc hữu,
Đồng thị yếu phó Du.
Quân vi toạ thượng khách,
Ngã vi giai hạ tù.
Đồng thị đại biểu dã,
Đãi ngộ hồ huyền thù?
Nhân tình phân lãnh nhiệt,
Tự cổ thuỷ đông lưu.

Dạ túc Long Tuyền

Bạch thiên "song mã" bất đình đề,
Dạ vãn thường thường "ngũ vị kê".
Sắt lãnh thừa cơ lai giáp kích,
Cách lân hân thính hiểu oanh đề.

...

Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.

Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:

– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.

Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.

Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.

30 tháng 1 2018

Ngày xưa, có lần dân làng Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội.

Bỗng nhiên, xuất hiện một bà cụ ăn mày không biết từ đâu đến. Trông bà thật gớm ghiếc, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chịu. Bà cụ chỉ phều phào mấy tiếng: “Tôi đói lắm, các ông, các bà ơi!”, rồi chìa tay ra bốn phía cầu xin.

Nhưng đến đâu bà cụ cũng bị xua đuổi. Lê bước khỏi đám hội, vào nhà nào bà cũng bị hắt hủi. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình đưa về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại qua đêm.

Đến giữa khuya, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im, phó mặc cho số phận.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ chẳng thấy giao long đâu cả. Trên chõng vẫn là bà cụ ăn mày ốm yếu. Bà cụ đang sửa soạn ra đi. Bà nói: “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn".

Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi: "Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà cụ suy nghĩ giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo: “Hai mảnh vỏ trẩu này sẽ giúp mẹ con nhà chị làm việc thiện".

Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi báo cho mấy người gần đó biết. Họ đều bật cười, cho đó là chuyện bâng quơ.

Tối hôm ấy, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang sì sụp lễ bái, bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên, mỗi lúc một mạnh. Đất xung quanh lở dần. Lúc đó. mọi người đều kinh hoảng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kịp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người và vật đều chìm sâu dưới nước.

Trong khi tất cả đều ngập trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con người đàn bà goá vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lũ bất ngờ tàn phá, hai mẹ con đem hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền lớn. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bị nạn.

Chỗ đất sụt xuống ấy chính là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi chỗ ấy là gò Bà Goá.