K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Giống: đều là chuyển động thẳng và có gia tốc không thay đổi.

- Khác nhau:

+ Chuyển động của ô tô có vận tốc tăng dần đều sau những khoảng thời gian bằng nhau nên đây là chuyển động nhanh dần đều.

+ Chuyển động của người có vận tốc giảm dần đều nên đây là chuyển động chậm dần đều.

14 tháng 11 2023

Từ giây 45 đến giây 60, ta có t = 60 - 45 = 15 (s)

Người đó không đổi chiều chuyển động từ giây 45 đến 60 nên ta có: 

s = d = 40 - 25 = 15 (m).

=> Vận tốc (tốc độ) của người bơi là: \(v = \frac{d}{t} = \frac{{15}}{{15}} = 1(m/s)\).

7 tháng 12 2023

- Vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian:loading...

- Vận tốc của xe là:

\(v=\dfrac{d}{t}=85\left(m/s\right)\)

5 tháng 11 2023

Ảnh hoạt nghiệm cho biết hình ảnh chuyển động của vật trong những khoảng thời gian bằng nhau.

- Hình a: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được tăng dần chứng tỏ vận tốc của xe tăng dần.

- Hình b: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được như nhau chứng tỏ vận tốc của xe không thay đổi.

- Hình c: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được giảm dần chứng tỏ vận tốc của xe giảm dần.

=> Vận tốc trong 3 giai đoạn này giống nhau về phương và chiều, khác nhau về độ lớn.

12 tháng 5 2019

Đáp án B

Chọn trục Ox trùng với chiều chuyn động, gốc O tại vị trí ban đầu của hai ô tô. Gốc thời gian là lúc hai ô tô bắt đầu chuyn động

Phương trình chuyển động của ô tô thứ nhất:  

Phương trình chuyển động của ô tô thứ hai:  

Hai ô tô gặp nhau thì:

14 tháng 11 2023

 

1.

a) Đổi 5 km/h = \(\frac{{25}}{{18}}\)m/s; 29 km/h = \(\frac{{145}}{{18}}\)m/s; 49 km/h = \(\frac{{245}}{{18}}\); 30 km/h = \(\frac{{25}}{3}\)m/s

+ Gia tốc trong đoạn đường 1: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{25}}{{18.1}} = \frac{{25}}{{18}} \approx 1,39(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 2: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{145}}{{18}} - \frac{{25}}{{18}}}}{{4 - 1}} \approx 2,22(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 3: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{245}}{{18}} - \frac{{145}}{{18}}}}{{6 - 4}} \approx 2,78(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 4: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{25}}{3} - \frac{{245}}{{18}}}}{{7 - 6}} \approx  - 5,28(m/{s^2})\)

b) Trong 4 đoạn đường trên, vận tốc tăng dần, còn gia tốc từ đoạn đường 1 đến đoạn đường 3 tăng dần, nhưng từ đoạn đường 3 đến đoạn đường 4 thì gia tốc giảm dần.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 11 2023

2.

Gia tốc của con báo là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{9 - 30}}{3} =  - 7(m/{s^2})\)

20 tháng 8 2023

1. (a)

Đồ thị hình a là đường thẳng đi qua gốc tọa độ nên công thức mối liên hệ giữa v, a và t có dạng hàm số \(y=ax\). Công thức cần tìm là: \(v=at\left(a>0\right)\).

Đồ thị hình b là đường thẳng xuất phát từ điểm \(v_0\) cách gốc tọa độ một khoảng đúng bằng \(v_0\) nên công thức mối liên hệ có dạng hàm số \(y=ax+b\left(a>0\right)\) (do đồ thị có dạng dấu sắc (đồng biến)) nên công thức cần tìm là: \(v=v_0+at\).

Đồ thị hình b là đường thẳng xuất phát từ điểm \(v_0\) cách gốc tọa độ một khoảng đúng bằng \(v_0\) nên công thức mối liên hệ có dạng hàm số \(y=ax+b\left(a< 0\right)\) (do đồ thị có dạng dấu huyền (nghịch biến)) nên công thức cần tìm là: \(v=v_0-at\).

(b) Chuyển động nhanh dần đều là các chuyển động ở hình a, b. Chuyển động chậm dần đều là chuyển động ở hình c.

 

2. Từ thời điểm 0s đến 4s, tức 4s đầu, bạn đi đều với tốc độ 1,5m/s.

Từ thời điểm 4s đến 6s, tức 2s tiếp theo, bạn bắt đầu đi chậm lại từ tốc độ 1,5m/s xuống 0m/s.

Sau đó, từ thời điểm 6s đến 7s, tức 1s tiếp theo, bạn này dừng lại.

Trong 1s tiếp theo, từ thời điểm 7s đến 8s, bạn này bắt đầu đảo chiều đi (đi ngược lại so với chiều đi ban đầu) và bắt đầu chuyển động nhanh dần từ tốc độ 0m/s đến 0,5m/s.

Trong 1s sau đó, từ thời điểm 8s đến 9s, bạn này đi đều với tốc độ 0,5m/s với chiều đi như giây trước.

Cuối cùng, từ thời điểm 9s đến 10s, tức 1s cuối, bạn này đi chậm lại từ tốc độ 0,5m/s và dừng hẳn (tốc độ 0m/s).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

1.

Dựa vào bảng 10.1, ta thấy rằng

+ Trong 0,1 s đầu tiên, vật đi được quãng đường là 0,049 m

+ Trong 0,1 s tiếp theo, vật đi được quãng đường là 0,197 – 0,049 = 0,148 m

+ Từ 0,2 s đến 0,3 s, vật đi được quãng đường là 0,441 – 0,197 = 0,244 m

+ Từ 0,3 s đến 0,4 s, vật đi được quãng đường là 0,785 – 0,441 = 0,344 m

+ Từ 0,4 s đến 0,5 s, vật ssi được quãng đường là 1,227 – 0,785 = 0,442 m

Thông qua các số liệu trên, ta thấy cùng trong một khoảng thời gian, quãng đường vật rơi được càng dài, chứng tỏ vật rơi tự do

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 11 2023

2.

Gia tốc của chuyển động rơi tự do

\(a = \frac{{2s}}{{{t^2}}} = \frac{{2.0.049}}{{0,{1^2}}} = 9,8(m/{s^2})\)

1 tháng 2 2023

- Mô tả hoạt động:

Khi bắt đầu, động cơ điện từ từ kéo toa tàu lên đỉnh đầu tiên của cung đường ray. Sau đó, toa tàu trượt xuống và tăng tốc, nó chuyển động nhanh dần và có đà để di chuyển đến đỉnh thứ hai (thấp hơn đỉnh thứ nhất); sau đó tiếp tục trượt xuống và tăng tốc.

Lực kéo của động cơ thực hiện công đưa toa tàu lên đỉnh đường ray, dự trữ thế năng cực đại. Khi toa tàu này trượt xuống, động năng của nó tăng và đồng thời thế năng của nó giảm. Khi tới đáy của cung đường, toàn bộ thế năng đã chuyển hóa thành động năng, năng lượng nhiệt và năng lượng âm thanh. Khi lên dốc, động năng của toa tàu giảm, chuyển hóa thành thế năng.

Giải thích tại sao khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc độ của nó lại chậm nhất và ngược lại.

- Khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray, tàu lượn có thể năng trọng trường lớn nhất, động năng nhỏ nhất nên tốc độ của nó chậm nhất. Còn khi tàu lượn ở vị trí thấp nhất của đường ray, tàu lượn có thế năng trọng trường nhỏ nhất, động năng lớn nhất nên tốc độ của nó nhanh nhất.