K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo nhé: 

Hình ảnh của Lượm xuất hiện trong hoàn cảnh "Đạn bay vèo vèo/Đường quê vắng vẻ/Lúa trổ đòng đòng" nhưng với tư thế hiên ngang "“Sợ chi hiểm nghèo”. Em đi làm nhiệm vụ giữa làn đạn của địch, nhưng đâu phải vì thế mà rụt rè lo sợ, em vẫn làm nhiệm vụ thật khẩn trương, bị kẻ thù phát hiện, chú ngã xuống tay nắm chặt bông lúa, hồn bay giữa đồng.

23 tháng 9 2019

- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách

- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn

- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)

- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:

    + Nằm trên lúa

    + Lúa thơm mùi sữa

    + Hồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.

Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.

5 tháng 2 2019

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.

Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay nắm chặt bông mà hồn bay giữa đồng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa.

5 tháng 3 2018

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

5 tháng 3 2018

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bài  thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

5 tháng 3 2016

Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

Tinh thần chiến đấu quên mình và sự hi sinh anh dũng của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng tác giả.

5 tháng 3 2016

Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

Tinh thần chiến đấu quên mình và sự hi sinh anh dũng của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng tác giả.

Trên mạng nha.

6 tháng 3 2018

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.

24 tháng 6 2020

Cậu có thể tham khảo ;

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi. Dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc. Bộ quần áo của những người Liên lạc trong thời kì chiến đấu chống thực dân pháp . Cái Xắc xinh xinh luôn mang theo bên mình . Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mĩ trắng tnh khôi. Chú bé luôn yêu đời , Luôn huýt sáo vô cùng đáng yêu và tình nghịch  Lời nói của chú thật giản dị , chân thật . Dù là chú đã hi sinh trên đường liên lạc nhưng hình ảnh của chú sẽ luôn sáng mãi trong lòng người dân 

- Câu trần thuật đơn mình đã in đậm rồi nhé 

Nhờ k và kb vs mình nhé . Cảm ơn !

3 tháng 5 2019

Lượm là một trong các tác phẩm nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ kể một chú bé liên lạc nhỏ dũng cảm và oai phong " Vì nước mà quên thân". Tác giả đã dùng những lời thơ giàu cảm xúc nhất để nói về chuyến đi liên lạc cuối cùng ấy. Chuyến đi mà cái chết và sự sống của chú bé đang đứng ở bờ vực chênh vênh không biết ngã về đâu. Ngay cái phút cuối cùng ấy mà chú bé vẫn dũng cảm, Giữa những cánh đồng lúa vàng ươm thơm mùi sữa mẹ có ai chăng hay biết rằng Lượm đang cười, nụ cười mãn nguyện, nụ cười hồn nhiên ấy vẫn nở trên môi chú bé. Dòng máu đỏ tươi của chú bé đang hòa quện vào đất mẹ, cái đất mà cậu đã đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình cho nơi đây.Vẫn còn vương vẩn đâu đây linh hồn bất khuất của chú bé anh hùng nhỏ tuổi ấy. Cái tên Lượm vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.

27 tháng 4 2021

đang chạy trên đồng lúa

13 tháng 4 2020

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

13 tháng 4 2020

Thể hiện ở chỗ : Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh ở nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm hoạ bao vây. Bởi vậy, khi cái chết ập đến, câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi, Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết?
Nhưng sự thực đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chỉ có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.