Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu thơ trên gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền ra khơi trong bài "Quê hương" của Tế Hanh.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Hai câu thơ trong bài "Đoàn thuyền đánh cá":
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Nhằm nói tới hình ảnh con thuyền vốn nhỏ bé nay trở thành lớn lao, ngang tầm vũ trụ, kì vĩ.
+ Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên.
+ Hình ảnh con thuyền được nâng lên, hòa nhập với kích thước lớn lao của thiên nhiên, vũ trụ.
Điều đó khiến cho cảm giác nhỏ bé, cô đơn và lẻ loi của con người hoàn toàn biến mất.
→ Hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng kết hợp với hình ảnh con người phơi phơi, hào hứng với công việc.
Những câu thơ trên gợi cho ta thấy hình ảnh con thuyền ra khơi trong bài “Quê hương” của Tế Hanh.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giangHai câu thơ trong bài “Đoàn thuyền đánh cá”:
Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằngNhằm nói tới hình ảnh con thuyền vốn nhỏ bé nay trở thành lớn lao, ngang tầm vũ trụ, kì vĩ.
+ Con thuyền đặc biệt được cầm lái bởi gió, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện giữa con thuyền với tự nhiên.
+ Hình ảnh con thuyền được nâng lên, hòa nhập với kích thước lớn lao của thiên nhiên, vũ trụ.
Điều đó khiến cho cảm giác nhỏ bé, cô đơn và lẻ loi của con người hoàn toàn biến mất.
→ Hình ảnh thơ lãng mạn, bay bổng kết hợp với hình ảnh con người phơi phơi, hào hứng với công việc
Em tham khảo:
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la, đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm, lướt giữa mây cao và biển bằng, giữa mây trời và sóng nước với tất cả sức mạnh chinh phục biển cả,chinh phục thiên nhiên. Hình ảnh này thể hiện rất rõ sự thay đổi trong cảm hứng nghệ thuật của Huy Cận trước và sau cách mạng . Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động. Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
Thiên nhiên, đất trời hòa quyện cùng với con người tạo nên một hình ảnh tuyệt đẹp trong liên tưởng của tác giả. Những hình ảnh "lái gió", "buồm trăng", "mây cao", "biển bằng" là những hình ảnh đẹp mang đậm chất hiện thực. Mỗi một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá cũng như tham gia đánh trận, cùng phải dàn binh, bố trận, cũng phải có vũ khí, cũng phải thăm dò, cũng phải đối chọi với thiên nhiên đất trời nơi bão bùng, sóng lớn... Một trận chiến với cá cũng khiến cho con người phải suy nghĩ, phải sống chiến đầu với thiên nhiên nhưng cũng phải hòa quyện cùng với thiên nhiên để tạo ra một tâm thế tốt, một cảnh sắc hài hòa và có nhịp điệu trong cuộc sống.
Bạn tham khảo và thêm ý cho bài viết của mình thêm đặc sắc nhé:
Huy Cận là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, đặc biệt là trong phong trào Thơ mới. Thơ của ông luôn có một phong cách rất riêng với những nhà thơ khác. Tiêu biểu cho các tác phẩm của ông trong thời kì mới là bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Bài thơ là lời ca ngợi thiên nhiên và con người lao động Việt Nam thời kì đất nước xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh thơ vô cùng đẹp đẽ, đặc biệt là ba khổ thơ:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
...
Nuôi lớn đời ta tự thuở nào"
Ba khổ thơ trên là bức tranh thiên nhiên và con người lao động giữa biển khơi mênh mông. Đó là hình ảnh của những con người đang cố gắng hết sức mình đánh bắt từng đàn cá lớn để làm giàu cho quê hương đất nước. Hình ảnh những con người đang lao động giữa biển khơi to lớn thật hào hùng, kiên cường và mạnh mẽ biết bao.
Bài thơ là sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn. Thế nên, khi viết về những người lao động đang ra khơi đánh bắt cá, Huy Cận đã vẽ ra một khung cảnh lãng mạn vô cùng:
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Đoàn thuyền của con người đang lướt đi dưới ánh trăng vàng đang chiếu trên mắt biển long lanh. Vốn đoàn thuyền ấy chỉ là những con thuyền nhỏ bé, bình thường, thế nhưng giờ đây nó đang dần trở lên khổng lồ, to lớn, để hòa nhập với kích thước bao la của vũ trụ. Con thuyền ấy giờ đây có bánh lái là gió, có cánh buồm là ánh trăng vàng, đang lướt đi thật nhẹ giữa mênh mông không trung bao la. Những hình ảnh "lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng" đã biến đổi đoàn thuyền bình thường trở thành một đoàn thuyền của vũ trụ, vừa to lớn, kì vĩ, lại vừa đẹp lộng lẫy dưới ánh trăng. Giữa lúc này đây, dường như không trung vô tận kia đang hòa cùng với mặt biển làm một thể thống nhất đưa con thuyền trôi ra ngoài dặm xa. Ở ngoài đây, con thuyền đang chăm chú đậu lại, để "dò bụng biển". Hành động dò tìm này phải chăng là hành động tìm kiếm những đàn cá lớn, tìm tòi những điều bí ẩn thế giới biển cả để đánh bắt, để học hỏi của những người ngư dân trên biển? Hành động ấy vừa để phát hiện ra luồng cá lớn vừa như để thăm dò ẩn ý của mẹ biển cả, liệu người có bằng lòng để chúng con được mang về thật nhiều cá lớn mà làm giàu cho quê hương? Con người và thiên nhiên ở đây hiện lên đều thật hùng vĩ và to lớn. Con người chẳng phải là những vật thể nhỏ bé giữa vũ trụ biển cả bao la nữa, mà họ cũng vụt trở lên thật to lớn, thật sinh động vô cùng. Họ đang trong tư thế làm chủ thiên nhiên, bởi vậy nên họ mới mạnh dạn "dàn đan thế trận lưới vây giăng". Đây là một hành động chuẩn bị cho việc đánh bắt một mẻ cá lớn.
Huy Cận đã vẽ lên một bức tranh với thiên nhiên và con người lao động cùng nhau hòa quyện. Thiên nhiên trong đó thật vừa rộng lớn, bao la, lại vừa đẹp đẽ muôn phần nhưng con người trong bức tranh ấy của Huy Cận chẳng còn là những chủ thể yếu đuối trước thiên nhiên vũ trụ nữa. Ở đây, trong bức tranh này, họ đang đứng hiên ngang trước thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên, sánh ngang tầm với thiên nhiên, dù thiên nhiên ấy còn biết bao điều bí ẩn mà họ chưa khám phá được hết. Thế mới hiểu rõ, con người Việt Nam sau chiến tranh đã trưởng thành, lớn lao, mạnh mẽ, kiên cường như thế nào trước bao sóng gió bão tố!
Bước sang một khổ thơ khác, người đọc chúng ta lại được Huy Cận dẫn tới một bức tranh khác. Bức tranh ấy vẫn là chủ đề thiên nhiên, thế nhưng thiên nhiên trong đó không chỉ có mỗi ánh trăng vàng, mặt biển xanh mà giờ đây nó còn lấp lánh đầy sắc màu khác nữa. Đó là sắc màu của những loài cá biển:
"Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"
Quả là một bức tranh rực rỡ sắc màu và thật sống động. Nào là màu lấp lánh, "vàng chóe", nào đen, nào hồng,... đủ màu đủ sắc, đủ thanh âm, thật đặc sắc biết chừng nào! Khổ thơ mở đầu bằng một loạt tên của những loài cá biển vốn là những loài cá đặc biệt chỉ có của vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh. Nào cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song - toàn là những loài cá đặc sản, thế mới thấy được biển cả Việt Nam giàu có, phong phú đến nhường nào! Không chỉ vậy, biển cả còn hiện lên thật đẹp khi:
"Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe"
Cá song - một loài cá đặc sản của vùng biển Việt Nam, với đặc trưng là chiếc đuôi đen đỏ, giờ đây trong con mắt đa tình của người thi sĩ, nó bỗng trở thành một bó đuốc giữa lòng biển khơi. Bó đuốc ấy thắp sáng lên cả một vùng biển rộng tăm tối, để vùng biển ấy vụt sáng lên, óng ánh lên thứ ánh đuốc đen hồng. Chưa từng có trong thi ca một hình ảnh so sánh mĩ miều đến vậy! Phải là người có trí tưởng tượng thật phong phú, đôi mắt quan sát thật tinh tường thì Huy Cận mới có thể nhận ra được cái thứ đặc trưng đặc sắc này của mỗi loài cá biển. Không chỉ thắp lên một ánh đuốc sáng bừng cả đại dương, trong mắt Huy Cận, những chú cá biển ấy như những cô em gái lém lỉnh, tinh nghịch, đang quẫy thật mạnh chiếc đuôi lóng lánh của mình trên mặt nước. Và thế là, giữa mặt nước mênh mông, ánh trăng "vàng chóe" bắn lên không trung vừa đẹp lóng lánh, lại tươi mát lạ lùng. Ở đây Huy Cận đã dùng một tính từ tả màu sắc rất nổi bật "vàng chóe" - thứ ánh vàng vừa óng ánh lại vừa đặc biệt, nó đã làm câu thơ bật lên nghe rất âm vang. Kết lại khổ thơ, Huy Cận viết:
"Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"
Đây là một hình ảnh nhân hóa, nhưng lại độc đáo một cách thật thú vị. Màn đêm đang thở, đang dùng những nhịp thở của mình để thổi vào không gian tĩnh mịch của biển cả bao la. Cái tiếng thở ấy của đêm phải chăng là âm thanh của tiếng nước thủy triều đang nhấp nhô nâng hạ? Từng đợt thủy triều cuốn vào bờ cát rồi lại chạy thật nhanh ra xa và Huy Cận như cảm thấy như màn đêm đang phập phồng hơi thở: sao lùa nước Hạ Long? Những miền, những chiều không gian khác nhau nhưng lại được Huy Cận nối lại thành một cách liền mạch. Không gian của đêm, của biển, của sao trời và ánh trăng đã nối thành một điểm và ở giữa điểm đó là hình ảnh của những con người lao động đang miệt mài với công việc của mình.
Cả khổ thơ là lời ca ngợi của Huy Cận đối với sự giàu có của biển cả mênh mông. Bằng con mắt của nhà thi sĩ yêu đời, Huy Cận đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên cùng muôn vàn loài cá khác nhau thật đẹp đẽ. Bức tranh ấy vừa đầy màu sắc, nhưng lại không kém phần lung linh, sinh động biết bao.
tham khảo
âu thơ này đã dùng rất nhiều biện pháp nhân hóa để nói lên tinh thần lạc quan yêu đời của từng thành viên trên thuyền. Tác giả còn cho ta thấy sự tấp nập nhưng không thể thiếu đâu đó sự vui vẻ, hạnh phúc xung quan bới đó là sự phấn khích, sự phấn khởi, phấn khởi cho một thời đại mới thời đại mà con người đất nước được đứng lên mà làm chủ đất nước của họ, không phải bị lo quân xâm lược. Các giạt động như " dò bụng biển" có vẻ quá bình thường so với ngày nay, nhưng đối với họ được " dò bụng biển" làm họ rất hạnh phúc vì họ đã bỏ qua công việc này rất lâu rồi. Câu hát của đoàn thuyền thể hiện sự vui quên cả mệt mỏi của những người lao động.
* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:
- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:
+ Cao: bầu trời, mặt trăng.
+ Rộng: mặt biển.
+ Sâu: lòng biển.
=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.
- Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:
+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.
+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.
+ Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “dò”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.
+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.
=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.
- Gợi hình tượng người lao động trên biển:
+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.
+ Làm chủ cả vũ trụ.
* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:
- Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:
+ Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.
+ Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.
- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:
+ Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.
+ So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.
=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.
- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:
+ Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.
+ Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.
=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.
- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.
- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.
+ Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.
+ Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.
-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.
* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:
- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.
- Cảnh được tái hiện:
+ Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.
+ Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.
+ Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.
=> Qua đó ta thấy:
- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.
- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.
- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.
Không nên thay từ lướt bằng từ đi hoặc trôi. Bởi vì từ lướt thể hiện được con thuyền lướt trên biển một cách nhẹ nhàng và nó còn làm hình ảnh thơ trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn (Cái này mik nói khái quát thôi, tại mình cũng không chắc chắn lắm, bạn có thể dựa vào câu của mình)