K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2023

Đặc điểm mầm bệnh: Xuất hiện đầu tiên ở những lá non, gồm các vết đốm xanh, vàng xen kẽ nhau.

23 tháng 3 2023

- Trong dịch lọc số 2 không có vi khuẩn.

- Tác nhân gây bệnh có thể là virus.

Tại sao virus gây bệnh cúm A hay HIV/AIDS lại thường có nhiều biển thể? 

- Vì chúng có ADN và enzyme polymerase (tự tổng hợp) không có cơ chế sửa sai \(\rightarrow\) tần số và tốc độ đột biến rất cao.

- Hơn hết các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.

Đặc điểm đó gây khó khăn gì trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh?

- Vì có nhiều biến chủng mới nhanh nên virus có khả năng kháng thuốc nên bắt buộc ta phải sử dụng thuốc mới \(\rightarrow\) Đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu và phát triển loại thuốc mới gây khó khăn trong phát triển vaccine phòng bệnh và thuốc chữa bệnh.

23 tháng 3 2023

1. Khả năng bệnh nhân này nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn. Vì: Có 2 kháng sinh B và C đều có hiệu quả nhất định trong việc điều trị bệnh.

2. Kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp do: Kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome mà ribosome nằm trong tế bào chất hay nói cách khác ribosome được bảo vệ bởi lớp thành tế bào, màng sinh chất và lớp vỏ nhầy (ở một số vi khuẩn).

3. Khi kết hợp 2 loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn là do: Cơ chế hoạt động của hai kháng sinh này hỗ trợ lẫn nhau làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.

23 tháng 3 2023

• Các giai đoạn gây bệnh của HIV:

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng; thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ (sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức xương khớp,…).

- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm; số lượng tế bào lympho T giảm dần nhưng cơ thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Ở giai đoạn 1 và 2, do người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó biết mình nhiễm bệnh (trừ khi đi xét nghiệm), do đó, họ có thể lây nhiễm bị động cho những người xung quanh.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Tế bào lympho T giảm mạnh, xuất hiện các bệnh cơ hội làm cơ thể suy yếu và dẫn đến tử vong.

• Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Đồng thời, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh HIV hữu hiệu. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm HIV cần:

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu:

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

+ Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

+ Quan hệ chung thủy một vợ một chồng.

+ Áp dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ như sử dụng bao cao su.

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường từ mẹ sang con:

+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai.

+ Nếu mang thai, người mẹ nhiễm HIV cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang con.

1. Vì sao nói AIDS là nguy hiểm, không có vacxin và thuốc trị? 

Căn bệnh này có nguồn gốc là do virut có vật chất di truyền là ARN ; phân tử ARN có khả năng phiên mã ngược thành ADN sau đó ADN này cài xen vào ADN của người . Vì vật mà đến hiện tại thì căn bệnh HIV này vẫn chưa thể điều trị tận gốc được mà vẫn chỉ sử dụng thuốc để duy trì sự sống con người .

2 Biện pháp phòng chống virut?

Muốn tránh bệnh do virus cần tiêm vaccine, kiểm soát vật trung gian (muỗi, ve, bét…) giữ môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cách li và có biện pháp phòng tránh khi phát hiện ổ dịch.

3. So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu?

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

- Tính đặc hiệu:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

- Khả năng ghi nhớ:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

- Thời gian đáp ứng:

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

- Tính hiệu quả:

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

4. Tại sao xung quanh chúng ta và cơ thể chúng ta có nhiều sinh vật gây bệnh nhưng không gây bệnh?

Vì cơ thể chúng ta có hệ thống miễn dịch, gồm có:

- Miễn dịch không đặc hiệu: Da, nước mắt, nước bọt, nhung bao, chất nhầy có vai trò ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật; bạch cầu, dịch phá hủy có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật xâm nhập.

- Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch dịch thể (tạo kháng thể chống lại các kháng nguyên tương ứng) và miễn dịch tế bào (nhờ tế bào T độc diệt các mầm bệnh).



 

9 tháng 1 2019

   - Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).

   - Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.

   → Kết luận : mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.

Virus là tác nhân gây ra khoảng hơn 500 loại bệnh trên người và động vật. Nhiều bệnh làm chết hàng loạt gia súc, gia cầm và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế; ví dụ: đại dịch bò điên ở Anh năm 1996, dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 - 1998, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện năm 2018 và lây lan mạnh ở Việt Nam năm 2019. Virus cũng là mối đe dọa kinh hoàng đối với con người. Ở những thế kỉ trước, các...
Đọc tiếp

Virus là tác nhân gây ra khoảng hơn 500 loại bệnh trên người và động vật. Nhiều bệnh làm chết hàng loạt gia súc, gia cầm và gây thiệt hại rất lớn về kinh tế; ví dụ: đại dịch bò điên ở Anh năm 1996, dịch cúm gà ở Hồng Kông năm 1997 - 1998, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện năm 2018 và lây lan mạnh ở Việt Nam năm 2019. Virus cũng là mối đe dọa kinh hoàng đối với con người. Ở những thế kỉ trước, các bệnh như đậu mùa, bại liệt, dại, viêm màng não. đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Ngày nay, khi các bệnh đó đã dần được đẩy lùi thì các virus khác lại đang là nguy cơ đe doạ tính mạng của toàn nhân loại; ví dụ: HIV-AIDS, virus cúm A, đặc biệt là SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19. Hãy tìm hiểu một số bệnh do virus gây ra trên động vật và người. Trong đó, những virus nào có thể lây truyền từ động vật sang người? Em hãy để xuất các biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây nhiễm các virus đó từ động vật sang người.

1
4 tháng 9 2023

- Một số bệnh do virus gây ra:

+ Ở người: Bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, bệnh dại,....

+ Ở động vật: Bệnh cúm, bệnh dại, bệnh bò điên, bệnh sốt xuất huyết, bệnh tả lợn,....

- Các bệnh lây truyền từ động vật sang người: Bệnh cúm, bệnh dại, bệnh sốt xuất huyết, bệnh bò điên,...

Người ta tiêm vắc xin để phòng ngừa những bệnh do tác nhân nào gây ra : do vi rut

 Vì sao có những loại vắc xin phải tiêm nhiều lần ​

 Nguyên nhân có các mũi tiêm nhắc lại là  với một số loại vắc-xin (như vắc-xin bất hoạt) thì một liều không đủ tạo ra miễn dịch nên cần phải tiêm nhiều liều để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch nhiều hơn nhằm đạt hiệu quả miễn dịch bền vững.

Tìm hiểu nguyên nhân cách lây truyền và biện pháp phòng chống covid-19 ?

Nguyên nhân : qua đường hô hấp 

Biện pháp: 

Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch

Thường xuyên khử khuẩn

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh

Hạn chế đi lại và tập trung nơi đông người

Học cách đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng

Thực hiện khai báo y tế

Tự trang bị và cập nhập thông tin Covid-19

22 tháng 4 2017

Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.