K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017

– HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.

– AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật, người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường đó như lở loét da, tiêu chảy, ho … từ khi người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS thì chỉ sống được khoảng vài tháng, nhiều nhất là 2 năm.

28 tháng 4 2019

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (viết tắt HIV/AIDS; tiếng Anh: human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome; hoặc SIDA theo tiếng Pháp Syndrome d'immunodéficience acquise), còn gọi bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng), là một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng nhiều đến hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.

8 tháng 12 2017

- HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống một cuộc sống bình thường, cơ thể có cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.

- AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy dạm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật,người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường như lở loét da, tiêu chảy, ho,…từ khi người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS thì chỉ sống được vài tháng, nhiều nhất là 2 năm.

8 tháng 12 2017

HIV là tên gọi tắt của virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Bình thường trong cơ thể luôn tồn tại một hệ thống miễn dịch với thành phần chính là bạch cầu. Đây là lực lượng bảo vệ của cơ thể chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh phát sinh từ bên trong cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV tấn công vào các bạch cầu, nhất là tế bào CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, sinh sôi, nảy nở. Như vậy, bạn có thể dễ dàng thấy khi vào cơ thể, HIV không những không bị tiêu diệt bởi bạch cầu mà còn phá hủy bạch cầu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của người nhiễm HIV ngày càng bị suy giảm và dẫn đến bị vô hiệu hoá.

4 tháng 5 2017

Các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS

* Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:

- Không dùng chung bơm, kim tiêm khi tiêm hay chích. Nên sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần rồi bỏ đi. Tốt nhất là không tiêm chích ma túy.

- Hạn chế truyền máu, sử dụng các loại thuốc tiêm chích.

- Không dùng chung những vật xuyên qua da và niêm mạc như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim xăm mình, kim xuyên lỗ tai…

- Khi đi cắt tóc không nên sử dụng chung lưỡi dao cạo, đồ dùng ngoáy tai vì những đồ dùng này vẫn có thể gây tổn thương da và lây nhiễm HIV/AIDS.

* Phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

- Khi chưa có đủ điều kiện, không biết rõ về lịch sử của người tình không nên vội vàng có quan hệ tình dục. Việc tránh có quan hệ tình dục là biện pháp phòng tránh HIV/AIDS và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục hiệu quả nhất.

- Đã có bạn tình hoặc đã lập gia đình, việc sống chung thủy đối với cả hai người là cách phòng tránh hữu hiệu nhất cho việc lây nhiễm HIV/AIDS và nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

- Trong trường hợp có quan hệ với một người mà mình không biết rõ về lịch sử tình dục của họ thì việc dùng bao cao su đúng cách là rất cần thiết. Cần phải dùng bao cao su khi có quan hệ tình dục kể với tất cả các đường âm đạo, miệng và hậu môn.

- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

* Phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con:

- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

15 tháng 1 2017

-Ebola:Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Vi rút Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút (quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

-Cúm thường: Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc lạnh, nắng mưa bất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào lúc giao mùa thu – đông, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Lúc này, cơ thể không thích ứng kịp thời khiến cho sự xâm nhập của virut cúm sẽ rất thuận lợi nên dễ mắc cảm cúm

HIV/AIDS:HIV được lây truyền qua các dịch cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và sữa mẹ. Nó gây bệnh bằng cách gắn vào các tế bào T giúp đỡ CD4+ (còn gọi là limpho bào T4), một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng vàung thư. Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh mà cơ thể người khoẻ mạnh bình thường đủ sức chống lại. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội này là nguyên nhân tử vong chính ở người mắc AIDS. HIV cũng nhiễm vào các tế bào não, gây một số rối loạn thần kinh.

18 tháng 1 2017

cảm ơn

1 tháng 12 2016

HIV là một loại virus gây suy giảm miễn dịch và phá hủy hệ miễn dịch ở người. HIV lây qua 3 con đường: tình dục, đường máu và từ mẹ truyền sang con. Việc chủ quan với HIV sẽ làm tăng nguy cơ lây bệnh. Nếu không được phát hiện sớm thì sẽ là nguồn lây bệnh ra cộng đồng. Hầu hết những người nhiễm HIV đều sẽ tử vong khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

HIV là một loại virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở cơ thể người. Điều này nghĩa là khi nhiễm phải nó, khả năng chống chọi lại bệnh tật của cơ thể bị suy yếu và không thể chống đỡ được với những tác nhân gây bệnh.

22 tháng 12 2017

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2. AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). ... AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra.

22 tháng 12 2017

*HIV: là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là HIV-1 và HIV-2. AIDS tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

*AIDS: (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) bằng cách giết chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể.

22 tháng 12 2017

– HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người, khi bị virut HIV xâm nhập, virut phá hủy hồng cầu, bạch cầu, sức đề kháng của cơ thể không có sức chống lại, làm cơ thể yếu dần. Người nhiễm HIV vẫn sống cuộc sống bình thường, cơ thể cảm giác khỏe mạnh, không có dấu hiệu mắc bệnh.

– AIDS (hay còn gọi là SIDA) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, khi cơ thể không còn khả năng miễn dịch chống lại các bệnh khác, cơ thể dễ mắc các bệnh thông thường nhưng cơ thể không có sức chống lại bệnh tật, người bệnh chết vì mắc các bệnh thông thường đó như lở loét da, tiêu chảy, ho … từ khi người bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS thì chỉ sống được khoảng vài tháng, nhiều nhất là 2 năm.

- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề :"Đừng kì thị Những người bị HIV/AIDS mà hãy quan tâm họ"

- truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

 

9 tháng 4 2021

- Chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/ AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

- Tăng cường đưa tin, quảng bá các hoạt động tích cực của người nhiễm HIV/ AIDS, sự đóng góp của họ đối với cộng đồng và gia đình; huy động sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà lãnh đạo, các vị chức sắc và những người có uy tín, những người nổi tiếng được quần chúng mến mộ vào các hoạt động truyền thông, kết hợp với sự thăm hỏi, động viên người nhiễm HIV/ AIDS...

- Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với chủ đề: " Đừng kì thị những người bị HIV/ AIDS mà hãy quan tâm tới họ "

25 tháng 9 2016

 

Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Để điều trị bệnh còi xương, cần cho trẻ tắm nắng buổi sáng và uống vitamin D, chứ không phải uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương. Những trẻ phải uống vitamin D hoặc có bệnh cấp tính kèm theo như tiêu chảy, viêm phổi… cần được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Việc điều trị chỉnh hình được đặt ra với những trẻ bị biến dạng xương nặng, khi bệnh đã khỏi.

20 tháng 10 2016

Sở dĩ trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng phần lớn là do cơ thể bị thiếu vitamin D, khiến cho việc canxi đưa vào cơ thể nhưng lại không được vận chuyển tới nơi cần thiết là hệ xương để phát triển. Ngoài ra còn do sự thiếu hụt các vi chất cần thiết khác như vitamin A, kẽm.

Việc cơ thể thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ ít được cha mẹ cho tắm nắng, trẻ sinh non hoặc trẻ quá bụ bẫm. Ngoài ra còn do vitamin D bị mất khi đi qua thận và những trẻ kháng vitamin D.

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng chính là chế độ dinh dưỡng không đảm bảo. Đối với trẻ sơ sinh thì không được bú mẹ sớm và thường xuyên, trẻ nhỏ thì bị tiêu chảy kéo dài khiến cho việc hấp thu vitamin D và các dưỡng chất quan trọng khác bị cản trở.

Nếu bị còi xương, suy dinh dưỡng, nhẹ thì trẻ ngủ không ngon, quấy khóc, thường xuyên giật mình, đặc biệt là ra nhiều mồ hôi trộm, chậm phát triển các kỹ năng vận động như bò, đi, đứng… Bên cạnh đó, bệnh còi xương suy dinh dưỡng còn để lại di chứng nặng như chuỗi hạt sườn, cổ chân, cổ tay, chân cong vòng kiềng...
 

+Từ những nguyên nhân khiến trẻ còi xương suy dinh dưỡng, các bậc cha mẹ cần lưu ý tránh để trẻ thiếu hụt vitamin D bằng cách thường xuyên cho trẻ tắm nắng, cùng với đó là bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá…Tuy nhiên, thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng của trẻ em Việt lại không đảm bảo các vi chất cần thiết cho sự phát triển của xương.
Chẳng hạn như những trẻ ăn quá nhiều tinh bột, quá nhiều đạm sẽ gây tình trạng tăng đào thải canxi qua đường nước tiểu. Nhưng cũng có trường hợp lo sợ con béo phì, hoặc cho rằng việc sử dụng quá nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu ở trẻ, các bậc cha mẹ lại giảm lượng dầu mỡ trong quá trình chế biến bữa ăn cho trẻ, nhất là trẻ ở độ ăn dặm. Việc bữa ăn quá ít dầu mỡ khiến cho dung môi hòa tan các vi chất dinh dưỡng thiết hụt, khiến cho vitamin D không được hấp thu.

Để trị bệnh còi xương suy dinh dưỡng cho trẻ, bên cạnh chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập phù hợp, cha mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm bột đường, đạm, béo, rau củ. Đặc biệt để trị còi xương cho bé, nhất thiết phải bổ sung đầy đủ nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương là Canxi, cùng 2 dẫn chất không thể thiếu là vitamin D và MK7 (vitamin K2 tự nhiên có nhiều nhất trong đậu tương lên men). Bên cạnh đó trẻ cần được bổ sung đầy đủ vi chất cần thiết cho sự phát triển xương là Kẽm, Magie, Boron, Mangan, Đồng…

+Còi xương ở trẻ vốn không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng để lại biến chứng khôn lường trong đó có suy dinh dưỡng. Còi xương suy dinh dưỡng hoàn toàn có thể khắc phục được bằng những giải pháp đơn giản, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể làm được đó là cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp vitamin D, bổ sung canxi với lượng phù hợp, nhất thiết phải có kèm theo dẫn chất là vitamin D và MK7.

Tôm sông sống phổ biển ở các sông, ngòi, ao, hổ... nước ta.

Cơ thể tòm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.

 

12 tháng 10 2021

I - CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI CHUYỂN

Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.

1. Vỏ cơ thế

Giáp đẩu - ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài). Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tô làm tôm có màu sắc của môi trường.

2. Các phần phụ tôm và chức năng

Chi tiết các phần phụ ở tôm (hình 22).

3. Di chuyển

Tôm có thế bò : các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.

Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xoè tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.

II - DINH DƯỠNG

Tôm kiếm ăn vào lúc chập tối. Thức ăn của tôm là thực vật, động vật (kể cả mồi sống lẫn mồi chết). Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.

Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn. Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hoá ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột, ôxi được tiếp nhận qua các lá mang. Tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ 2. 

III- SINH SẢN

Tôm phân tính : Đực, cái phân biệt rõ. Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng. Trứng tôm nở thành ấu trùng, lột xác nhiều lần mới cho tôm trưởng thành.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-tom-song-c66a17780.html#ixzz792OI5jvp