Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung | Đặc điểm | Tác dụng |
Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường | Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt | - Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ - Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ - Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định - Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ |
Biện pháp tu từ đối | - Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau - Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau; - Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ; - Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa. | Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó. |
Biện pháp tu từ lặp cấu trúc | Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc | - Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ. - Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản. |
Một số kiểu lỗi về thành phần câu | Cách nhận biết | Cách sửa |
Câu thiếu thành phần chủ ngữ | Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,... | Thêm thành phần chủ ngữ cho câu |
Câu thiếu thành phần vị ngữ | Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,... | Thêm thành phần vị ngữ cho câu |
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ | Câu chỉ có thành phần trạng ngữ | Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu |
Câu thiếu một vế của câu ghép | Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau | Thêm vế sau cho câu ghép |
Câu không xác định được thành phần | Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng | Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu. |
Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần | Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn | Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ. |
Ví dụ
- Tiếng Anh: I like eat chicken with her.
Dịch: Tôi thích ăn thịt gà.
b, Tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết:
+ Ranh giới âm tiết không rõ ràng: các từ như like eat dù có hai âm tiết nhưng chúng được nối âm với nhau
+ Từ có sự biến đổi hình thức: từ her (cô ấy), trong câu này “cô ấy” không phải chủ ngữ (she) mà đóng vai trò là tân ngữ
- Ngược lại, những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.
+ Ranh giới từ rõ ràng (âm tiết tách bạch, ngắt quãng)
+ Từ có trật tự sắp xếp tuyến tính
+ Từ không có sự biến đổi hình thức
a)
- Tên phần tiếng Việt:
+ Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
+ Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng Việt.
+ Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.
+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Lỗi về thành phần câu và cách sửa.
b)
+ Các kiến thức phần tiếng Việt liên quan chặt chẽ đến phần đọc hiểu, giúp đọc hiểu nội dung các văn bản sâu sắc hơn.
c)
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.
- Biện pháp tu từ: So sánh “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
- Tác dụng: Nhấn mạnh thiên nhiên, khu vườn thôn Vĩ xanh tốt, tươi tốt, mang một màu xanh tươi đẹp. Đồng thời làm cho bài thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
- Ví dụ cảnh hội thoại trong bộ phim “Bác sĩ xứ lạ”.
Đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong phim:
+ Ngôn ngữ nói, được thể hiện bằng âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hằng ngày. + Nhân vật giao tiếp trực tiếp, có phản hồi qua lại.
+ Có các phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, ánh mắt nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…
- Đánh giá hiệu quả trình bày: Giúp cho người xem, người nghe hiểu được câu chuyện, nắm bắt được diễn biến, tâm trạng bộ phim…
a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)
Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới
b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận
c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn
- Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận
- Từ nách được Nguyễn Du sử dụng để chỉ chỗ tiếp giáp giữa hai bức tường xây chắn chung quanh nhà (góc tường).
- Tác giả đã chuyển nghĩa từ nách từ việc chỉ một bộ phận trên cơ thể con người sang chỉ một góc tường, đó là hình ảnh ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.
- Nội dung phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 11 là:
+ Bài 1 với các bài luyện tập biện pháp lặp cấu trúc.
+ Bài 2 với các bài tập biện pháp tu từ đối.
+ Bài 3 với các bài tập về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
+ Bài 4 với các bài lỗi về thành phần câu và cách sửa.
→ Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
ð Đáp án B