K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 5 2019

Hiện nay trên tivi , báo trí ngay cả trên trường có hiện tượng cậy sức mạnh rất nhiều .

Mới đây, một nữ sinh lớp 9 đã bị bạn đánh đập dã man tại một trường THCS ở Hưng Yên. Gia đình nạn nhân đã gửi đoạn clip ghi lại hình ảnh này đến cơ quan báo chí để được giúp đỡ.

Người nhà của em học sinh bị đánh hội đồng cho biết, em học sinh này đã bị các bạn bắt nạt và từng đánh một vài lần từ đầu năm học này đến nay, nhưng đây là lần nghiêm trọng nhất, thậm chí nhóm này còn quay clip và phát tán lên mạng.

Theo hàng xóm xung quanh, em học sinh bị đánh là một học sinh ngoan ngoãn và hiền lành, gia đình thuộc diện khó khăn. Bố em không biết chữ, làm phụ vữa, mỗi tháng chỉ kiếm được 1 - 2 triệu đồng; mẹ em là công nhân dệt may, lương tháng tăng ca cũng chỉ được 4 - 5 triệu đồng.

Đến chiều 30/3, theo ghi nhận của phóng viên, tình hình sức khỏe của em học sinh bị đánh đã có tiến triển. Em trả lời với báo chí rằng mình bị các bạn bắt nạt vì bản tính vốn rất hiền lành. Còn vụ việc bị đánh hôm trước là do các bạn bắt em viết hộ một văn bản để nộp cho cô giáo, nhưng em không viết, khi cô giáo bắt nộp các bạn không có để nộp, nên quay ra đánh em.

Chính quyền địa phương ban đầu đã đưa ra hình thức xử lý. Giáo viên chủ nhiệm của lớp em học sinh bị đánh sẽ bị điều chuyển sang lớp khác. Trong khi đó, vị Hiệu trưởng trường - ông Nhữ Mạnh Phong - bị tạm đình chỉ công việc điều hành 15 ngày, bắt đầu từ ngày 1/4.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, sáng nay (31/3), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Đoàn công tác của Bộ đã tới Hưng Yên để làm việc với tỉnh, các ngành liên quan, đồng thời chỉ đạo xử lý vụ việc.

Theo kết quả khảo sát về tình trạng bắt nạt học đường của Tổ chức Plan, 40% học sinh được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt ở trường học. Một nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, vào năm 2010 đã đưa ra kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của Plan.

Theo đó, có khoảng 38% số trẻ ở độ tuổi tiểu học và THCS được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt. Có nhiều hình thức bắt nạt khác nhau như: bắt nạt về thể chất, bị đánh đập; bị bắt nạt về các mối quan hệ, chẳng hạn như cô lập, không cho chơi cùng. Hai hình thức bắt nạt này chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, còn có hình thức bắt nạt về sở hữu như: bị trấn lột tiền, đồ dùng học tập, bị phá hoại đồ dùng học tập, sách vở; bắt nạt về giá trị nhân phẩm như: bị nói xấu, bị chê bai, bị nhận xét và xúc phạm.

Các nghiên cứu khoa học về hiện tượng bắt nạt học đường đã chỉ ra rằng bắt nạt gây ra nhiều hậu quả tai hại. Nạn nhân có thể bị cô lập, bị loại khỏi nhóm bạn, học hành giảm sút, ít tham gia hoạt động trường lớp. Ngoài ra, hậu quả về mặt phát triển cảm xúc còn kéo dài cho đến mãi sau này, như: cô đơn, lo âu, trầm cảm, thu mình, kém tự tin. Có những em sẽ thấy cuộc sống thật khó khăn, nhìn đâu cũng thấy đe dọa, nguy hiểm rình rập, không có ai yêu thương, thấy bản thân mình vô dụng. Nguy hiểm hơn, khi bị bắt nạt, có gần 13% các em có suy nghĩ trả thù. Điều này khiến các em có thể gây nên những hành động bạo lực nguy hiểm, không kiểm soát được; đồng thời tạo ra một môi trường học đường kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh.

Đây là giáo án của mình , bạn có thể lược bỏ 1 số thánh phần nha .

Hiện tượng bắt nạt diễn ra phổ biến tại các trường học tại Việt Nam. Và dần dần, hiện tượng bắt nạt càng xảy ra với tính chất phức tạp và khó giải quyết hơn. Đằng sau những hành động bắt nạt tại trường học là những tổn thương của nạn nhân. Tổn thương không chỉ về thể chất mà còn cả về tinh thần có thể hủy hoại cuộc đời của một con người. Còn đối với chính người bắt nạt, điều đó sẽ mãi là một vết nhơ không thể nào rửa sạch. Đứng trước hiện tượng bắt nạt, chúng ta cần có thái độ gay gắt, phản đối bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn hành động bắt nạt xảy ra tại trường học. Việc này cần sự chung tay giúp sức của gia đình và hợp tác từ phía nhà trường và học sinh.

29 tháng 9 2023

Bắt nạt là một trong những tính xấu.Hiện tượng bắt nạt ở trường em rất ít. người bị bắt nạt sẽ bị tổn thương tinh thần khiến họ dễ bị điên loạn do bị bắt nạt quá nhiều.Còn người bắt nạt sẽ bị coi là người xấu ,không có bạn bè.em không đồng tình để việc bắt nạt xảy ra nhằm tạo ra một xã hội văn minh.

28 tháng 9 2021

Chúng ta là học sinh , cũng là một con người , chúng ta biết trải nghiệm và cảm nhận. Chúng ta còn có cảm xúc . Cảm xúc của mình,của mn khi bị bắt nạt thật sự rất sỡ hãi và ảnh hưởng đến cả tâm lý . Lúc đó chúng ta như bị bỏ rơi,bị lãng quên. Chính bản thân tôi cũng đã từng trải qua . Lúc đó tôi rất sợ nhưng khi đó tôi mới nhận ra rằng mình cần mạnh mẽ , dũng cảm và tự tin hơn nữa để đối phó với hành động "bắt nạt" của  người khác . Bắt nạt là thử thách, chúng ta hãy cứng rắn hơn nữa để đối phó với vc lm xấu xa ấy . Vì chẳng ai thích và yêu hành động " bắt nạt" đó cả . Vì nó cần loại bỏ khỏi cuộc sống và đừng để cho nó tiếp diễn . Vì đây là hành động ko đáng tôn trọng 

5 tháng 4 2023

Chúng ta đang sống trong một đất nước Việt Nam tươi đẹp,đất nước chúng ta là đất nước hòa bình nhất.Thay vì chúng ta bắt nạt,bạo lực học đường,chúng ta hãy giúp đỡ những người yếu hơn và chúng tay bảo vệ một Việt Nam tươi đẹp

Hiện tượng bắt nạt trong môi trường học đường đang diễn biến phức tạp và ngày càng lan rộng. Hình thức cũng đa dạng hơn không chỉ bắt nạt và bạo lực về thể chất mà còn cả tinh thần. Việc bắt nạt này là việc xấu và cần phải được ngăn chặn:

+ Gây tổn thương cho người khác có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được 

+ Nếu chúng ta là kẻ bắt nạt nó sẽ là vết nhơ theo chúng ta cả đời.

+ Trở thành vấn đề nhức nhối trong nhà trường và toàn xã hội về sự an toàn ở các môi trường giáo dục.

+ Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình của nạn nhân và cả chính chúng ta.

14 tháng 5 2022

Tham khảo

 

Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.

Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.

Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.

Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.

Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.

14 tháng 5 2022
Huỳnh Kim Ngân Cảm ơn nhưng bài hơn dài tui cần bài ngắn thôi.
30 tháng 3 2022

Lf một bạn nào đó hoặc nhiều bạn bắt nạt 1 bạn nào đó hoặc nhiều bạn :^

30 tháng 3 2022

tham khảo

Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè. Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo. Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm. Tóm lại: Chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của bạo lực học đường không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là chết chóc và nhà tù.

20 tháng 9 2024

Dở