Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Thuyết minh.
2. Câu "Báo cáo mới đây...là rác thải", tác dụng dấu ngoặc đơn là đánh dấu bộ phận chú thích.
3. Thống kê những con số về nhựa và nêu tác hại của rác thải nhựa.
4. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
- Mở đoạn: giới thiệu vấn đề.
- Thân đoạn:
+ Ý thức trách nghiệm bảo vệ môi trường thể hiện qua những suy nghĩ, hành động gì?
+ Vì sao cần có ý thức trách nghiệm bảo vệ môi trường?
+ Môi trường sẽ thế nào nếu ý thức bảo vệ môi trường của con người kém?
- Kết đoạn: khái quát lại tầm quan trọng của ý thức trách nghiệm bảo vệ môi trường.
Mỗi năm, chúng ta sử dụng hàng triệu bao ni lông. Những cái bao ni lông dùng đó sẽ đi đâu? Trong khi nó không phân hủy được, do đó chúng ta phải thiêu huỷ chúng. Và khi đó chúng ta sẽ tạo ra 1 lượng lớn khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường và con người. Ngoài ra chung ta còn ứt bao ni lông xuống cống thoát nước, việc nay sẽ gây tắc nghẽn ống thoát nước, vứt xuống biển sẽ làm chết những con cá nuốt phải nó. Rồi nó còn làm mất mỹ quan của đô thị, của thành phố. Chúng ta cần có một số biện pháp nhằm khắc phục việc sử dụng bao bì ni lông như: Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt. Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông. Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường. Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.
Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải , phân tích môi trường tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.
MK THAM KHẢO TRÊN MẠNG NHÉ
HOK TỐT
kham khảo
Giải pháp nào cho rác thải nhựa? - Tạp chí điện tử Bảo vệ Rừng và Môi trường
vào thống kê
hc tốt