K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2024
Đúng vậy, sự tuyệt chủng của các loài sinh vật là một vấn đề đáng lo ngại. Dưới đây là một số biện pháp để bảo vệ các loài đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng:  
  1. Bảo vệ môi trường sống: Duy trì và bảo tồn các môi trường sống tự nhiên của các loài. Điều này bao gồm bảo vệ rừng, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, và ngăn chặn sự suy thoái môi trường.
  2. Thúc đẩy bảo tồn di sản thiên nhiên: Thiết lập các khu vực bảo tồn, công viên quốc gia và khu vực sinh quyển để bảo vệ các loài và môi trường sống của chúng.
  3. Kiểm soát săn bắt và buôn lậu: Áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn chặn săn bắt, khai thác trái phép các loài quý hiếm và buôn lậu sản phẩm từ động vật hoặc thực vật.
  4. Giáo dục và tăng cường nhận thức: Nâng cao ý thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn và tuyệt chủng. Tăng cường giáo dục về các loài quan trọng và ảnh hưởng của việc mất mát đa dạng sinh học.
  5. Nghiên cứu và giám sát: Tiến hành nghiên cứu khoa học để hiểu rõ hơn về các loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và phát triển các chương trình giám sát để theo dõi tình trạng của chúng.
  6. Hợp tác quốc tế: Hợp tác giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế để thúc đẩy công tác bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh học toàn cầu.
  Các biện pháp trên chỉ là một số ví dụ. Để đạt được kết quả tốt nhất, cần có sự hợp tác rộng rãi từ cộng đồng quốc tế, các tổ chức môi trường và chính phủ để bảo vệ các loài sinh vật và đảm bảo sự đa dạng sinh học trên hành tinh.  
CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 5 2024

- Thành lập sách đỏ.

- Thực nghiêm nghiêm Luật.

- Không săn bắn, mua bán động vật trái phép.

24 tháng 5 2016

     Chắc đủ dài roay!  banh

Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của loài người, rừng là cái nôi của sự sống, là lá phổi xanh của nhân loại, có giá trị to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước chống xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, cung cấp nguồn nước sạch sinh hoạt và sản xuất cho con người. Rừng là bảo tàng sống sinh động nhất, có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có nhiều nguồn gen quý hiếm. Rừng phục vụ cho việc phát triển các ngành nông nghiệp, thủy lợi, thủy điện, công nghiệp, du lịch, an ninh quốc phòng,... Ngoài ra sản phẩm của rừng như gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cộng đồng các dân tộc từ miền núi, nông thôn đến thành thị.

Từ xưa đến nay, nói đến giá trị của rừng ông cha ta thường kể đến các loài gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, dổi, vàng tâm,... để xây dựng nhà cửa, đóng đồ mộc trang trí trong nhà chứ ít ai nhắc đến các sản vật khác lấy từ rừng, có nhiều lúc những sản phẩm tưởng như rất đơn giản này lại chính là cứu cánh cho sự sống còn, tồn vong và phát triển của con người, đó là các loài cây cho lương thực, thực phẩm thu hái trong rừng vào những năm đói kém hay vào thời gian giáp hạt, những căn bệnh hiểm nghèo duy nhất chỉ trông chờ vào các phương thuốc quý giá từ cây cỏ trong thiên nhiên. Những loại sản vật kể trên nói theo cách ngày nay được gọi là lâm sản ngoài gỗ (LSNG).

Rừng nước ta thuộc vùng nhiệt đới nên rất đa dạng và phong phú, cho đến nay về thực vật đã ghi nhận 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 2.524 chi của 378 họ. Về động vật ghi nhận 289 loài thú, 828 loài chim, 258 loài bò sát và 82 lưỡng cư và 1.340 loài côn trùng. Nghệ An là một trong những tỉnh có tài nguyên và diện tích rừng lớn nhất cả nước, riêng Vườn quốc gia Pù Mát đã ghi nhận 2.494 loài thực vật và 919 loài động vật, còn hai Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) là Pù Huống, Pù Hoạt và nhiều khu rừng khác chưa được điều tra đầy đủ đang ẩn chứa đựng nhiều loài động thực vật có giá trị.

Phần lớn người dân sống ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa là đồng bào các dân tộc thiểu số như Thái, Kh'Mú, H'Mông, Thổ, Ơ Đu... từ lâu sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên. Ngoài lấy gỗ để xây dựng nhà cửa thì con người sử dụng rất nhiều loài lâm sản khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất hàng ngày. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, tốc độ gia tăng dân số càng nhanh, áp lực về lương thực, thực phẩm ngày càng lớn, tình trạng chặt phá rừng diễn ra gay gắt, tài nguyên rừng bị suy thoái nghiêm trọng, chất lượng rừng giảm sút và xuống cấp đáng báo động, nhất là các khu rừng đặc dụng, người dân vẫn công khai hoặc lén lút chặt phá, khai thác các sản phẩm từ rừng, làm cho tài nguyên này trở nên cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ diệt chủng.

Lâu nay nói đến bảo tồn tài nguyên rừng người ta thường quan tâm đến những nguồn gen cây gỗ hay một loài động vật đang bị tuyệt chủng, loài quý hiếm, đặc hữu nào đó hay là toàn bộ hệ sinh thái rừng đặc trưng cho vùng, cho một khu vực mà chưa quan tâm đến yếu tố mang lại nguồn lợi cho người dân để nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, giảm áp lực phá rừng bừa bãi, đó là các sản phẩm LSNG. Trong một thời gian dài các sản phẩm LSNG bị xem thường và đến một lúc nào đó nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu bảo tồn và phát triển chúng thì không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa mà còn đe dọa suy thoái tính đa dạng sinh học của rừng, hệ sinh thái rừng.

Thực trạng khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Qua tìm hiểu thực tế một số huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương,... cho thấy có nhiều loài quý hiếm, loài cấm hoặc hạn chế khai thác, loài có giá trị cao đang bị khai thác quá mức. Trong đó nhiều loài làm thuốc chữa bệnh có giá trị như bách bộ (Stemona tuberosa Lour.), thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), củ mài (Dioscorea persimilis Prain et Burk.), lá khôi (Ardisia sylvestris Pit.), cốt toái bổ (Drynaria bonii Christ), đẳng sâm (Condonopsis javanica (Blume) Hook.f.), ba kích (Morinda officinalis F.C.How.), sắn dây rừng (Pueraria montana (Lour.) Merr.),...

Nhiều loài đan lát thủ công mỹ nghệ như song mây, theo người dân sống ở vùng đệm Pù Huống, trước đây đi vào rừng chỗ nào cũng gặp nhưng đến nay trở nên hiếm, nguyên nhân do người dân khai thác quá mức, người dân lại có phong tục ngoài lấy thân mây trưởng thành còn đào lấy cả chồi non (đọt mây) làm rau ăn nên nguồn giống bị mất dần đến nay trở nên hiếm, cho nên việc tìm giống ở địa phương để gây trồng gặp khó khăn.

Nhiều loài cây cho tinh dầu cũng bị khai thác lạm dụng. Quế là một trong những loài bản địa có giá trị, trước đây sản phẩm nổi tiếng quế quỳ và quế quảng đã được thương lái Sài Gòn thu mua, qua con đường Hồng Kông xuất khẩu sang Hoa Kỳ, bán trên thị trường San Francisco với thương hiệu "Sai gon cassia". Trong đó quế quỳ được xếp vào loại nhất (theo Tập san kinh tế Viễn đông, quý IV năm 1941). Do đó, quế quỳ được mệnh danh là "Nhất quế quỳ, nhì quế quảng". Tuy nhiên, trong thời kỳ bao cấp một phần Nhà nước phát động trồng quế đại trà nên có nhiều nguồn giống quế được đem vào trồng, một phần quế quỳ nổi tiếng nên bị khai thác quá mức do vậy mà ngày nay nguồn gen quý hiếm này có nguy cơ biến mất và khó xác định. Một loài khác cho giá trị tinh dầu quý là trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) cũng là đối tượng săn lùng những năm 1990 -1995 nên bị khai thác kiệt quệ, cây trong rừng tự nhiên trở nên hiếm. Các loài như vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte), re hương (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.) bị đe dọa cao, trong rừng tự nhiên chúng bị khai thác toàn bộ cây chưng cất tinh dầu nên cạn kiệt dần. Cây dây nhớt (Tiliacus sp.) làm hương liệu, được thu mua nhiều trên thị trường, cho thu nhập cao, nhưng người dân thường tước vỏ từ gốc đến ngọn cây nên cây dễ bị chết. Hương bài cũng cho một loại tinh dầu quý nhưng cho đến nay vẫn chưa được chú ý gây trồng và phát triển. Các loài cây cho hương liệu khác chủ yếu được nhân dân thu hái trong rừng bán hoặc sử dụng vào công dụng khác.

Đối với mật ong rừng thì người dân còn có tập tục là khai thác cả tổ, lấy mật và bắt luôn cả đàn ong ngâm rượu nên lượng mật ong khai thác bị giảm đáng kể, do đó khi khai thác ngoài khai thác đúng mùa vụ cho mật thì không nên bắt ong con, trừ trường hợp gây nuôi. Còn với cánh kiến đỏ, trước đây là một nghề truyền thống của đồng bào vùng cao xã Quang Phong, Cắm muộn,... (huyện Quế Phong), Hữu Kiệm, Hữu Lập,... (huyện Kỳ Sơn) nhưng theo thời gian bị mai một dần. Hiện nay, các ngành, các cấp đang giúp người dân khôi phục và phát triển, gây nuôi trên các cây rừng tự nhiên như đậu thiều, píc niễng,...

Kết quả khảo sát thu mua LSNG tại 3 huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Quế Phong cho thấy có 10 loại sản phẩm LSNG bị suy giảm nghiêm trọng bao gồm sắn dây rừng, hoàng đằng, thổ phục linh, thiên niên kiện, bách bộ, cẩu tích, vỏ dây nhớt, lá khôi, rễ chay, củ mài. Có 7 sản phẩm tương đối ổn định, ít biến động như hoa chít, quả tai chua, quả sa nhân sẹ, quả cau, dây guột, nhựa cánh kiến đỏ, vỏ quế. Có một loại sản phẩm măng là tăng dần theo các năm.

Nguyên nhân suy thoái tài nguyên lâm sản ngoài gỗ.

Nguyên nhân trực tiếp.

1. Cách thu hái, khai thác chưa phù hợp: Nhiều loài bị khai thác không đúng với bộ phận sử dụng của chúng hoặc khai thác đúng bộ phận nhưng lại khai thác kiệt. Ví dụ như lá khôi thì chỉ cần thu hái lá mà không cần đào cả thân, rễ. Những cây lấy quả hạt như trám, tai chua, dẻ,... chỉ thu hái quả mà không cần phải đốn cả cây. Cây lấy rễ củ như bách bộ, hoàng đằng, thổ phụ linh, cẩu tích, hà thủ ô trắng, củ mài... chỉ nên thu hái một phần rễ cho cây tái sinh hoặc thu hái xong phải lấp chồi gốc lại cho tái sinh mùa sau. Những cây lấy thân, măng như các loài tre nứa thì không khai thác kiệt hết cả khóm bụi mà nên chừa lại một số cây cho tái sinh, phát triển mùa sau. Như vậy do hình thức thu hái không phù hợp mà nhiều loài mất giống, loài không còn khả năng tái sinh, loài không kịp tái sinh dẫn tới sẽ bị diệt vong.

2. Lịch thu hái một số loài LSNG không đúng thời vụ: Trong hoạt động sản xuất cũng như tự nhiên thì các loài cây sẽ cho các sản phẩm có chất lượng cao trong một thời gian, mùa vụ nhất định, do đó mà khi thu hái con người phải biết vận dụng để mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả khảo sát 50 loài, nhóm loài chính được trao đổi buôn bán trên thị trường cho thấy có 19 loại sản phẩm thu hái cả năm, 31 loại thu hái theo mùa vụ. Tuy nhiên, đối với các loài thu hái cả năm, người dân khai thác cả thời kỳ cây ra hoa kết quả, điển hình là các loài song mây, rễ chay, hoàng đằng, sắn dây rừng, dây nhớt,... dẫn tới nhiều loài không còn nguồn hạt để phát tán, dẫn giống mở rộng phạm vi phân bố cho các thế hệ tiếp theo do đó cây trở nên khan hiếm dần nguy cơ đe dọa diệt chủng. Nhiều loài cây khai thác đúng mùa vụ như cây lấy quả như quả sa nhân sẹ, sở, trẩu, dẻ,... Nhưng muốn nâng cao năng suất và chất lượng thì người dân phải làm giàu rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cách trồng thêm, khoanh nuôi các loài cây trên để tạo ra hàng hóa cho thu nhập cao và ổn định.

3. Cường độ khai thác LSNG quá cao: Kết quả điều tra tại một điểm thu mua LSNG ở bản Nật Trên cho thấy trong năm 2003 (từ tháng 10 đến tháng 12) khối lượng thu mua rễ hoàng đằng mỗi ngày 1 tấn, sang năm 2005 cũng thời gian đó, mỗi ngày chỉ thu mua được 0,3 tấn. Một người dân mỗi ngày thu hái hái cho thu nhập 60.000 - 70.000 đồng cao hơn nhiều lần so với làm rẫy. Việc thu mua LSNG với khối lượng không hạn chế đồng nghĩa với việc người dân tăng cường cường độ khai thác, họ huy động mọi người trong gia đình, cả bản cùng vào rừng khai thác với phương thức tìm diệt, triệt, hạ dẫn tới nguồn tài nguyên LSNG bị cạn kiệt dần, không còn khả năng tái sinh, nhiều loài bị đe dọa ở mức cao.

4. Phát đốt chặt phá rừng làm nương rẫy: Việc đốt nương làm rẫy là phong tục truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao. Tuy nhiên, một số hộ dân vẫn chặt đốt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc rừng sản xuất được giao. Việc đốt nương làm rẫy nói chung và đốt rừng trái phép đều là nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng trong đó có các loài LSNG.

5. Khai thác gỗ: Đối với những loài khai thác gỗ thì cũng là nguyên nhân suy thoái LSNG, nhưng thông thường khai thác những sản phẩm LSNG từ cây gỗ như sến mật, lim xanh, dâu da xoan,... chưa có giá trị cao mà chủ yếu gỗ vẫn là sản phẩm chính do đó nguyên nhân này cần kết hợp bảo tồn những loài cây gỗ quý hiếm.

Nguyên nhân gián tiếp.

1. Đói nghèo: Đói nghèo là nguyên nhân của mọi vấn đề, đối với việc suy giảm tài nguyên LSNG cũng vậy, kết quả khảo sát hộ đói nghèo (năm 2005) một số xã như Châu Cường (32%), Châu Thành (36%), Châu Hoàn (33%), Diên Lãm (34%),... Như vậy số hộ đói nghèo vẫn còn rất lớn, nên người dân phải vào rừng khai thác gỗ và LSNG.

2. Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp ít, dân số ngày càng tăng: Tuy tổng diện tích tự nhiên của các xã miền núi rất lớn nhưng hầu hết là rừng và đất rừng. Nhiều nơi rừng và đất rừng lại nằm dưới sự quản lý của các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các Công ty lâm nghiệp. Do diện tích canh tác bị thu hẹp, đất nông nghiệp dành cho sản xuất lúa nước lại rất ít (một số bản như bản Cướm xã Diên Lãm chỉ có 87m2 mỗi người). Các hộ dân lại dân sống xen kẽ trong rừng hàng trăm năm nay nhưng đất thuộc quyền quản lý của các cơ quan Nhà nước nên họ không được khai thác các LSNG, phát đốt làm nương rẫy. Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân tại Bản Khì xã Châu Cường (huyện Quỳ Hợp) than phiền rằng ông cha họ sống tồn tại và phát triển đến nay nhờ dựa vào rừng nhưng nay Nhà nước khoanh vùng không cho họ có đất thì lấy gì mà làm ăn. Không đủ đất cho người sản xuất tăng thu nhập nên người dân phải vào rừng thu hái LSNG, nhưng rừng thuộc các đơn vị Nhà nước quản lý nên họ tịch thu hết các LSNG của người dân khai thác ở trong rừng.

3. Trình độ dân trí thấp: Kết quả điều tra cho thấy số người mù chữ vẫn còn nhiều, đơn cử tại xã Diên Lãm (năm 2005) có 700/2.380 người chiếm 34,11% nhân khẩu toàn xã. Số trẻ em bỏ học còn nhiều, phần vì đường sá xa, đi lại khó khăn, trường cách lối với bản, phần vì gia đình nghèo đói. Do trình độ dân trí thấp nên nhận thức của người dân của người dân về chính sách pháp luật của Nhà nước còn hạn chế, phương tiện thông tin thiếu nên chưa nhận biết được các loài cây quý hiếm cần bảo vệ, không nắm được thông tin về thị trường LSNG trong nước và xuất khẩu, chưa biết cách sơ chế, bảo quản một số loài LSNG.

4. Tác động của kinh tế thị trường: Quy luật kinh tế thị trường tác động vào mọi mặt đến đời sống kinh tế xã hội của các vùng miền khác nhau. Giá trị và giá trị sử dụng của các loài LSNG ngày càng được đánh giá cao trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là các loài có giá trị xuất khẩu, khối lượng thu mua lớn, lợi nhuận đem lại cao kích thích người dân khai thác LSNG càng lớn.

5. Hiệu lực pháp luật và chính sách công tác quản lý LSNG: Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa quan tâm đúng mức đến LSNG, chưa có hình thức tuyên truyền vận động thích hợp, công tác quản lý còn lỏng lẻo nên vẫn để cho người dân, các đại lý thu mua một số loài LSNG quý hiếm, loài nằm trong danh mục cấm khai thác và hạn chế khai thác dẫn tới nguồn LSNG có giá trị cao ngày càng trở nên hiếm. Nhà nước chưa đầu tư thích đáng cho việc phát triển LSNG, đặc biệt là các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao. Một số vùng người dân trồng còn manh mún, tự phát chưa tạo lập được thị trường ổn định và vững chắc.

6. Phong tục tập quán của cộng đồng: Từ lâu đời cộng đồng các dân tộc thiểu số vẫn xem rừng là kho báu thiên nhiên vô tận nên họ chỉ biết ỉ lại, dựa dẫm vào tài nguyên thiên nhiên, trong đó có LSNG mà chưa biết gây trồng và phát triển chúng để phục vụ cho lợi ích của gia đình và cộng đồng.

Các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp trên đây, mỗi nguyên nhân không tách rời nhau mà có mối quan hệ qua lại biện chứng, nguyên nhân này ảnh hưởng đến nguyên nhân kia và ngược lại.

Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đây là giải pháp vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính chất lâu dài. Tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng đây là giải pháp mang tính ổn định và lâu dài. Định canh, định cư, quy vùng sản xuất nương rẫy, giao đất, giao khoán rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cho người dân quản lý, bảo vệ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về rừng, trong đó có LSNG. Thiết lập mạng lưới thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài về LSNG. Nghiên cứu, quy hoạch đầu tư phát triển các loài LSNG có giá trị kinh tế cao. Khuyến khích bảo tồn và phát triển dựa trên các kiến thức bản địa của cộng đồng về LSNG.

Hoạt động bảo tồn.

1. Xây dựng chương trình nghiên cứu tổng hợp, mở rộng quy mô và đối tượng điều tra, đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh thái, sinh vật học của từng loài LSNG, đánh giá mức độ phong phú, trữ lượng các loài có giá trị kinh tế, tìm hiểu phong tục tập quán, kiến thức bản địa về các loài LSNG làm cơ sở cho việc quy hoạch và đưa ra các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển phù hợp cho từng loài, cho từng cộng đồng và từng vùng miền.

2. Nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển các loài LSNG, chú trọng đến những loài có giá trị kinh tế tạo thu nhập cho người dân thông qua học tập, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, phổ biến chính sách và pháp luật Nhà nước cho cộng đồng người dân sống miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3. Đối với một số cây thuốc và bài thuốc cần có điều tra nghiên cứu tỷ mỷ các cây thuốc và vị thuốc quý của đồng bào Thái, Khơ Mú, H' Mông, Thổ... được dùng trong cộng đồng và của các ông lang, bà mế. Cần tài liệu hóa để lưu giữ bảo tồn, phát triển không để mất đi những kiến thức y học cổ truyền quý giá của đồng bào thiểu số.

4. Thành lập các nhóm yêu thích LSNG trong cộng đồng thôn bản, thiết lập một quy chế về quản lý, khai thác, sử dụng các sản phẩm LSNG để nhóm và cộng đồng thực hiện. Quy chế cần định rõ về số lượng, đối tượng được khai thác, phương thức khai thác, nơi khai thác, bộ phận được khai thác, thời gian và luân kỳ khai thác, khai thác kết hợp với tái sinh. Các nhóm này hoạt động dưới sự giám sát của cộng đồng, chính quyền địa phương và được đào tạo tập huấn về cách nhận biết, cách thu hái, mùa vụ thu hái, cách chế biến, bảo quản, gây trồng và thông tin thị trường trong và ngoài nước về LSNG.

5. Do các sản phẩm LSNG thu hái đang còn bán nguyên liệu thô tại chỗ, chưa qua chế biến nên giá thành rẻ, dễ bị mốc, mối, mọt hư hỏng làm chất lượng giảm sút. Vì vậy cần có giải pháp hỗ trợ nghiên cứu đầu tư các dây chuyền chế biến đơn giản một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao tại một số bản, xã, vùng, giúp nâng cao chất lượng và giá thành các sản phẩm.

6. Thiết lập thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm LSNG, tổ chức dạy nghề tạo việc làm, khôi phục các làng nghề để cộng đồng cùng tham gia sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao dùng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu như làm chổi đót, làm hương, đan lát mây tre đan mỹ nghệ xuất khẩu... tạo thu nhập ổn định cho cộng đồng dân cư sống gần rừng.

7. Đầu tư kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn cho người dân nhân rộng các mô hình phát triển các loài LSNG bản địa có giá trị kinh tế cao sẵn có tại một số vùng miền như lá khôi tím, sở, luồng, riềng, nuôi thả ong mật, cánh kiến đỏ,... phù hợp cho từng vùng sinh thái. Lựa chọn danh sách các loài cây chủ lực để phát triển làm giàu rừng, tạo ra nhiều sản phẩm LSNG hàng hóa cung cấp cho thị trường.

8. Xây dựng các vườn ươm quy mô hộ gia đình để gieo ươm một số loài cây vừa cho gỗ và cho LSNG, vừa có tác dụng phòng hộ tốt như xoan ta, quế quỳ, luồng, mây tắt,... để cung cấp tại chỗ cho bà con gây trồng, giảm chi phí vận chuyển, tiếp cận và làm chủ được khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

9. Tiếp tục triển khai chính sách định canh, định cư, quy hoạch vùng nương rẫy, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, phát đốt đất rừng trái phép làm nương rẫy. Tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho người dân sống trong khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để tạo thu nhập cho họ không còn phá rừng và khai thác LSNG bừa bãi.

10. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển LSNG nói chung và những loài quý hiếm, loài cấm và hạn chế khai thác nói riêng bằng hình thức quản lý chặt chẽ những người dân xâm nhập vào các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để khai thác LSNG, kiểm tra các chủ đại lý thu mua LSNG, xem xét nguồn gốc hợp pháp hay bất hợp pháp của các loài có trong danh mục cấm, hạn chế khai thác và loài quý hiếm.

25 tháng 5 2016

j

4 tháng 5 2020

Cảm ơn bạn

29 tháng 10 2023

- Quản lý bền vững: Các quốc gia cần thiết lập và thực hiện chính sách quản lý bền vững cho nguồn nước ngầm. Điều này bao gồm việc thiết lập các khu vực bảo vệ nước ngầm, giới hạn việc khai thác nước ngầm, và đảm bảo rằng sự sử dụng nước ngầm được kiểm soát để tránh quá tải.

- Kiểm soát ô nhiễm: Để ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn như xả thải công nghiệp, nông nghiệp, và xử lý nước thải. Việc duy trì chất lượng nước ngầm là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sử dụng an toàn cho con người và môi trường.

- Tăng cường giám sát và nghiên cứu: Các hệ thống giám sát nước ngầm cần được thiết lập để theo dõi mức nước ngầm, chất lượng nước, và tình trạng của các tầng đất dưới lòng đất. Nghiên cứu liên quan đến động lực nước ngầm và tương tác với các nguồn nước bề mặt cũng quan trọng để hiểu rõ hơn về hệ thống nước ngầm.

- Tích hợp quản lý nguồn nước: Quản lý nguồn nước ngầm cần được tích hợp với quản lý tổng thể của nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước bề mặt. Điều này giúp đảm bảo rằng các biện pháp quản lý không ảnh hưởng đến tình hình nước ngầm và giúp tối ưu hóa sử dụng nước.

- Giáo dục và tạo ý thức: Công chúng cần được giáo dục về tầm quan trọng của bảo vệ nguồn nước ngầm. Chương trình giáo dục và tạo ý thức có thể giúp người dân và doanh nghiệp hiểu về tác động của họ đối với nguồn nước ngầm và thúc đẩy hành động bảo vệ.

- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm nước: Các biện pháp tiết kiệm nước cần được khuyến khích và thực hiện, bao gồm việc sử dụng thiết bị tiết kiệm nước và thực hành quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn.

15 tháng 3 2022

Nguyên nhân:do lượng rác thải công nghiệp tăng - biện pháp :

- Tái chế lại các loại rác thải

- Sử dụng lò để đốt rác thải.

15 tháng 3 2022

Nguyên nhân:

- do rác thải sinh hoạt hằng ngày

- do khí độc các nhà máy

- dùng nhiều hóa chất độc hại, v..v..

Biện pháp để khắc phục:

- giảm thiểu rác thải nhựa

- hạn chế dùng các loại hóa chất

- nâng cao ý thức sử dụng và xử lí rác thải của người dân

- xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lí pháp luật về môi trường

26 tháng 10 2023

Thực vật và động vật giới nào là giới phụ thuộc vào khi nào?

Thực vật và động vật không thuộc vào cùng một giới mà chúng thuộc vào các giới khác nhau trong hệ phân loại tự nhiên. Thực vật thuộc vào giới "Plantae" trong khi động vật thuộc vào giới "Animalia". Sự phân biệt giữa thực vật và động vật dựa trên một số đặc điểm cơ bản, bao gồm cách chúng tiêu thụ thức ăn, cấu trúc tế bào, và khả năng di động. Thực vật thường không có khả năng di động tự do và thường tiêu thụ chất dinh dưỡng từ quá trình quang hợp, trong khi động vật thường di động và tiêu thụ thức ăn từ các nguồn khác nhau.

26 tháng 10 2023

Nguy cơ tuyệt chủng của một loài động vật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Mất môi trường sống: Sự mất môi trường sống do phá rừng, biến đổi đất đai, xây dựng hạ tầng và đô thị hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Động vật mất môi trường sống tự nhiên của họ và không có nơi để sinh sống và tìm thức ăn.

- Săn bắt quá mức: Sự săn bắt quá mức và thương mại không hợp pháp của các loài động vật quý hiếm có thể gây giảm số lượng dân số nhanh chóng. Các sản phẩm từ động vật như sừng, ngà, lông, da và thú cưng có giá trị cao trên thị trường đen.

- Biến đổi môi trường và biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu và biến đổi môi trường do con người gây ra có thể làm thay đổi môi trường sống tự nhiên của nhiều loài động vật. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của chúng, đặc biệt là đối với các loài có sự phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện môi trường cụ thể.

- Bệnh dịch: Bệnh dịch có thể tàn phá dân số của các loài động vật. Các bệnh như thỏa thếp và viêm gan cần có biện pháp kiểm soát và bảo vệ để ngăn ngừa sự tuyệt chủng của các loài.

- Sự cạnh tranh với loài động vật khác: Sự cạnh tranh với loài động vật khác, đặc biệt là loài xâm nhập, có thể cướp đi thức ăn và nguồn nước của các loài bản địa, dẫn đến giảm số lượng dân số.

- Loài xâm nhập: Các loài động vật xâm nhập có thể cạnh tranh với và làm suy giảm số lượng dân số của các loài bản địa.

- Sự tác động của con người: Sự tác động tiêu cực của con người đối với môi trường tự nhiên và các loài động vật thông qua ô nhiễm môi trường, thay đổi sự cân bằng sinh học và các hoạt động không bền vững đã đe dọa nhiều loài động vật.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
27 tháng 12 2023

Tần khí quyển là gì nhỉ? Có phải tầng khí quyển không em?

15 tháng 3 2018

-Để bảo vệ bầu khí quyển chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.

-Nuôi gia súc để làm thực phẩm cho con người sẽ càng hoang phí đất, nước, thực phẩm, nhiên liệu... và làm gia tăng khí thải, nhất là khí methane càng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, đẩy nhanh hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, làm tăng nguy cơ lụt lội, hạn hán và cháy rừng...

4 tháng 3 2022

nguyên nhân :

- do rác thải sinh hoạt hằng ngày 

- do khí độc các nhà máy 

- dùng nhiều hoá chất độc hai 

-...v.v...

biện pháp khắc phục:

- giải thiểu rác thải nhựa 

- hạn chế dùng các loại hoá chất 

- nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường

-...

 
4 tháng 3 2022

nguyên nhân : 

 nước sử dụng vào nhiều mục đích đơn lẻ; ( giao thông ; du lịch ; thủy điện ;.... ) dẫn tới lãng phí

khắc phục :

=> Người ta thường sử dụng tổng hợp nước sông , hồ .Việc sử dụng tổng hợp nước  ngọt MANG lại hiệu quả kinh tế cao , hạn chế lãng phí nước và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước 

22 tháng 3 2022

Nguyên nhân: 

- Rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình.

- Do quá trình đô  thị hóa.

- Xác chết động vật thấm và phân hủy trong nước, làm ô nhiễm nguồn nước.

- ...

Biện pháp:

- Xử lý nước thải trước khi thỉa ra môi trường.

- Hạn chế xả rác ra biển và đại dương.

- Bảo vệ môi trường

-....