Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
+ Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng
+ Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Nêu những nét mới về tôn giáo, chữ viết, giáo dục nước ta từ thế ki XVI - XVIII?
Ở các thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.Mặc dù tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
- Nhà Mạc: tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi Hương, Hội để tuyển chọn nhân tài.
- Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
- Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên. Nội dung Nho học sơ lược.
- Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
-Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi.
-Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ - trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII - XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
-Kiến trúc, điêu khắc:Nhiều công trình có giá trị: Các vị La Hán ở chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Phật,...
-Nghệ thuật dân gian:Trên các vì, kèo ở những ngôi đình, nghệ nhân đã khắc những cảnh sinh hoạt thường ngày như cày, bừa, đấu vật,...
-Nghệ thuật sân khấu:Nhiều phường tuồng, chèo,...Các làn điệu dân ca mang tính địa phương như hò, vè, si, quan họ,...
Tại sao trong thế kỉ XVI - XVIII khoa học tự nhiên nước ta lại không có điều kiện để phát triển?
Mặc dù đã có những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.Nhưng do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.
TK:
Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.
- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.
- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.
- Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.
* Tín ngưỡng:
- Tín ngường truyền thống được duy trì: thờ tổ tiên, Thành hoàng,...
- Các lễ hội phổ biến.
ND chính
Tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở thế kỉ XVI - XV |
+ Nho giáo suy thoái do khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội, chiến tranh xảy ra liên miên giữa các tập đoàn phong kiến, từ cuộc chiến tranh Trịnh – Mạc cho đến Trịnh – Nguyễn, làm đảo lộn đời sống xã hội. Nho giáo, mặc dù trước đó có ảnh hưởng rất lớn ở Việt Nam nhưng lúc này, đã bộc lộ những hạn chế, dần mất vị trí của mình, tạo điều kiện cho sự phát triển Phật giáo, Đạo giáo…
+ Thế kỉ XVI - XVIII, là thời kỳ hưng khởi của các đô thị và ngoại thương phát triển nên kinh tế hàng hóa phát triển.
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
Nhận xét
+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.