K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 10 2020

Trong bài thơ tác giả dùng từ "Đế "mà ko dùng từ ''Vương''. Vì ''Vương'' là vua nhỏ, vua của 1 nước chư hầu. Còn đế là nó đến 1 vị vua của 1 nước lớn, 1 đế chế hùng mạnh. Tác giả dùng từ "Vương" còn thể hiện thái độ bình đẳng trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ta, thể hiện rằng nước Việt Nam chúng ta ko phải là 1 nước chư hầu của đế chế Trung hoa. Mà Nước Việt Nam ta là 1 nước độc lập, ko phải là thuộc địa của một nước nào hết .

20 tháng 9 2016

Trong câu này có một chữ “Đế” đặc biệt quan trọng , nhưng đã bị người dịch bỏ mất và thay bằng từ “Vua” thành ra Nam đế hoá Vua Nam. Quan niệm đạo trời thời kỳ phong kiến cho rằng Trời (Ngọc đế) là chí tôn vô lượng cai quản toàn bộ vũ trụ. Bởi vậy, mỗi phần đất trần gian được giao cho con cái người chọn cai quản, những người ấy là Thiên tử (Con trời). Những Thiên tử này xưng Đế. đặc biệt ý tưởng này trở thành ý tưởng thống trị của giai cấp phong kiến Trung Hoa.

=> Việc dùng chữ "Đế" mà ko dùng chữ "vương" ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ đầu thế kỉ XI: biết ơn trời đất, dùng những từ lịch sự, trang trọng và cao cả dành cho những người có công lớn hay những người cao cả, vĩ đại

fan kirito tong sworld art onine à!

23 tháng 9 2016

Cho thấy ý thức tự hào về dân tộc,đặt dân tộc Việt Nam chúng ta ngang hàng với Trung Quốc . Thể hiện ý chí không hề  thua kém, khuất phục trước kẻ thù . Trung quốc có "  đế" Việt nam cũng có "đế"

18 tháng 9 2016

Đây chỉ là ý kiến riêng mình thôi nha:

luôn cho đất nước mình cũng ko thua kém họ, luôn tự hào về mảnh đất mình đang sống.

23 tháng 9 2016

Câu hỏi của Kirigaya Kazuto - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Mình trả lời ở đây rồi nhé

22 tháng 9 2016

a)

-Số câu trong bài: 4 câu

-Số chữ trong câu: 7 chữ mỗi câu (tổng cộng 28 chữ)

-Cách hiệp vần: vần "ư" cuối câu

-Nam Quốc Sơn Hà được viết bằng thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ 4 câu)

b)

Bài Nam Quốc Sơn Hà được gọi là thơ thần vì nó làm xoay chuyển cục diện kinh ngạc trận đánh, tăng chí khí quân sỹ. Từ đó, ng ta mới nghĩ bài thơ này có sức mạnh, phép lạ, lọt vào miệng dân gian.

c)

Ý 1Ý 2
Nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định vầ chủ quyền lãnh thổ của đất nước.Là ý trí kiên quyết bảo vệ tổ quốc, bảo vệ độc lập dân tộc. Nếu giặc xâm phạm thì phải chuốt lấy bại vong.

d)

Việc dùng chữ "Đế" mà không dùng chữ "Vương" ở câu thứ nhất cho thấy trong ý trí về dân tộc của người Việt Nam từ đầu thế kỉ XI : biết ơn trời đất, dùng những từ ngữ lịch sự, trang trọng và cao cả dành cho những người có công lớn hay những người cao cả, vĩ đại.

-Để khẳng định điều chắc chắn những kẻ đi xâm lược luôn nhận thất bại. Tăng tính khẳng định sức mạnh và sự chiến thắng quân ta.

22 tháng 9 2016

a/ Vì bài thơ này được phát ra từ đền thờ thần của Trương Hống và Trương Hát và làm cho  quân giặc phải khiếp sợ. Nêu cao tinh thần đấu tranh giành độc lập

b/ Ý 1: Nước Nam là của người Nam, sách trời đã định rõ. Từ đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.

Ý 2: Kẻ thù xâm lược sẽ phải nhận lấy bại vong, Tác giả khẳng ý trí chủ quyền.

c/

-Việc dùng từ 'đế' mà không dùng từ 'vương' ở câu thứ nhất trong bài thơ cho thấy thái độ ngang hàng trong ý thức về dân tộc của người Việt.

- Thể hiện ý trí đấu tranh dành độc lập dân tộc của nhân dân ta. Cách nói đó khiến cho quân giặc phải khiếp sợ.

Tác giả bài thơ thể hiện giọng điệu dõng dạc hùng hồn đanh thép

ĐỀ 1.     Cho câu thơ: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ? Chép lại phần dịch thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả?Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?Câu 3: Em hiểu “ Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì?Câu 4: Tìm từ ghép Hán Việt có...
Đọc tiếp

ĐỀ 1.     Cho câu thơ: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Câu 1: Chép tiếp những câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ? Chép lại phần dịch thơ? Nêu tên bài thơ và tên tác giả?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó?
Câu 3: Em hiểu “ Nam đế, thiên thư” là gì? Tác giả sử dụng từ “Nam đế” nhằm thể hiện điều gì?
Câu 4: Tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố : cư (ở) và quốc (nước) ?
Câu 5: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về quan điểm sau: ”Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam”. (Là học sinh em có suy nghĩ gì về việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước trong giai đoạn hiện nay).

2
2 tháng 10 2021

CÂU1a:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

CÂU1b:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở

Giặc dữ cớ sao đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

CÂU1c:

-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà

- tác giả:Lê thước

CÂU2

-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

CÂU3:

-------Nam Đế :vua của nước Nam

-------Thiên Thư :sách trời

2 tháng 10 2021

bạn mở sgk ra nha

Bài Sông núi nước nam B Hoạt động hình thành kiến thức2 Tìm hiểu văn bản d ) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày miệng với các bạn trong nhóm :- Việc dùng chữ " đế " mà không dùng chữ " Vương " ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI - Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại )...
Đọc tiếp

Bài Sông núi nước nam 

B Hoạt động hình thành kiến thức

2 Tìm hiểu văn bản 

d ) Tìm hiểu tiếp những nội dung sau, rồi trình bày miệng với các bạn trong nhóm :

- Việc dùng chữ " đế " mà không dùng chữ " Vương " ở câu thơ thứ nhất của bài thơ cho thấy điều gì trong ý thức về dân tộc của người Việt Nam ngay từ thế kỉ XI 

- Cách nói " chúng mày ... chuốc lấy bại vọng " ( thủ bại ) có gì khác với cách nói " chúng mày sẽ bị đánh bại " ? Tác giả bài thơ muốn thể hiện điều gì qua cashc nói đó ?

- Nhận xét về giọng điệu của bài thơ qua các cụm từ: 

+ " Tiệt nhiên " ( rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác )

+ " Định phận tại thiên thư " ( định phận tại sách trời )

+ "Hành khan thủ bại hư " ( nhất định sẽ nhìn thấy việc chuộc lấy bại vọng ) 

- Bài thơ có đơn thuần chỉ là biểu ý ( bày tỏ ý kiến ) không ? Tại sao ? Nếu có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc ) thì sự biểu cảm thuộc trạng thái nào : lộ rõ hay ẩn kín? 

3 Tìm hiểu về từ Hán Việt 

a ) Trong câu thơ đầu tiên của bài thơ NAm quốc sơn hà ( bản phiên âm ), từng chũ ( yếu tố ) có nghĩa gì ? 

Âm Hán Việt  Nam     quốc     sơn     hà    Nam   đế     cư    
Nghĩa        

b) Những chữ nào có thể ghép với nhau tạo thành từ có nghĩa ? Ghi lại các từ ghép được tao ra :

..............................................................................................................................................................

c Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong các câu sau : 

Câu chứa yếu tố HÁn Việt Nghĩa của yếu tố Hán Việt 
Vua của một nước được gọi là thiên(1) tử. Thiên (1) :                                   
 Các bậc nho gia xưa đã từng đich Thiên(2)

THiên (2): 

Trong trận đấu này , trọng tài đã thiên (3) vị đội chủ nhà Thiên(3) :

d ) Em hãy tìm một số ví dụ để chứng minh : có những yếu tố HÁn Việt có thể dùng độc lập , có những yếu tố Hán Việt không thể dùng độc lập

6
24 tháng 9 2016

Việc dùng từ : "đế" mà không dùng từ "vương" : sông núi nước Nam , vua nước Namngang hàng với các nước khác≫ ý thức dân tộc còn thể hiện niềm tự hào , tự tôn của dân tộc.

So phần phiên âm với phần dịch thơ, phần dịch thơ chưa diễn tả được sự thất bại của quân giặc.

 Dọng điệu khoẻ khoắn chắc nịch đanh thép hào hùng .

Bài thơ  vừa biểu ý lộ rõ ,biểu cảm 1cách ẩn ý.

 nam - phương Nam ; 

 quốc - nước;

 sơn - núi;

 hà - sông ; 

 đế - vua 

 cư - ở .

 b) từ ghép :  sơn hà, nam quốc

c) thiên(1) trời ,thiên (2) 'nghìn , thiên (3) nghiêng về 

 

 

23 tháng 9 2016

dài thế lm sao tui tl đc

2.a) Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ ( bản phiên âm ) .b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :- cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào ? - Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?- cẩm xúc của tác giả được gợi...
Đọc tiếp

2.

a) Hãy chỉ ra các đặc điểm về số tiếng (chữ) trong mỗi câu thơ , số câu của bài , cách gieo vần , ngắt nhịp của bài thơ ( bản phiên âm ) .

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian , không gian nào ?

- Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?

- cẩm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?

c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :

-Câu thơ thứ ba đã cho biết điều gì về công việc của những người kháng chiến ?

-hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.

d)Bài thơ cho ta hiểu gì về tình yêu thiên nhiên và tình cảm cách mạng của nhà thơ ?

e) Tình Cảm , cảm xúc của nhà thơ được thể hiện bằng những nét nghệ thuật đặc sắc nào ?

giúp mình với help meeeeeeee sáng mai tui phải học rồi giúp mình với ! mình cảm ơn các bạn trước !

 

10
15 tháng 11 2016

a) Bài Rằm tháng giêng được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. ( viên – thiên – thuyền.)

- Ngắt nhịp: Toàn bài 4/3.

 

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết :

- cảnh thiên nhiên được miêu tả :

thời gian : vào lúc đêm khuya

không gian :

  • Rộng bao la: bởi sự mở ra đến vô biên của dòng sông và bầu trời. Tràn ngập ánh trăng, trời trăng, sông trăng và con thuyền chơ đầy trăng.

  • Tràn ngập ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã thể hiện ý nghĩa đó, đây là ngày trăng đẹp nhất "Nguyệt chính viên": "trăng ngày rằm", hơn nữa đây là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng trong "rằm tháng giêng".

  • Tràn đầy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống.

=> Dù là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới lồng lộng rất đẹp và đầy sức sống.

- Việc lặp từ "xuân" ở câu thơ thứ 2 đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng : câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.

- cẩm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ : Tâm hồn Bác chan hoà cùng cảnh sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.

c) Đọc hai câu thơ cuối và cho biết :

- Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.
– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập.

d)Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng . Bác cùng các vị lãnh đạo Trung ương Đảng bàn việc quân , việc nước . buổi đầu quốc kháng chiến đầy giang khổ biết bao? Tuy vậy BÁc vẫn ung dung , thư thả .Buổi họp kết thúc vào lúc nữa đêm . Trăng tròn treo giữa trời ( nguyệt chính viên ) ánh trăng đang loà sáng khắp mọi nơi . Cảnh sông nước trong đêm càng trơ nên thơ mộng . Dòng sông nước biến trỏ thành dòng sông trăng và con thuyền nhỏ dường như chở dầy trăng tuyệt dẹp tâm hồn Bác lâng lâng bạn tri âm muôn đời . Hình ảnh con thuyền nhỏ chở dầy ánh trăng trên sông vô cùng lãng mạng àa sâu sắc . Chắc có lẽ Bác đã có một phong thái ung dung , tự tại , lac quan mãnh liệt nên Bác đã tạo ra đươc hình tượng nghệ thuật độc đáo trong hoàn cảnh đặc biêt .

e) - Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu hình ảnh.
- Bài thơ kết hợp hài hoà giữa biểu cảm và miêu tả, giữa những thi liệu cổ và không khí của thời đại đó là cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.

21 tháng 11 2016

a)Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt(4 câu mỗi câu 7 chữ)

Cách ngắt nhịp:4/3

Cách hiệp vần:tiếng cuối của câu (1)hiệp với tiếng cuối của câu (2) và (4)

b) hai câu thơ đầu:

-Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong không gian cao rộng,bát ngát có tràn đầy sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng.(không gian:cao rộng,bát ngát. / thời gian:vào đêm trăng rằm tháng giêng)

-từ xuân được lặp lại liên tiếp nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả không gian vũ trụ.trước cảnh của đêm trăng rằm tháng giêng đã gợi lên cảm xúc nồng nàn,tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên.

c) hai câu thơ cuối:

-Câu thơ thứ 3 tả cảnh Bác cùng các đồng chí lãnh đạo đang bàn bạc việc nước.Công việc kháng chiến chống Pháp-công việc hệ trọng của đất nước ,nơi kín đáo và yên tĩnh

-Câu thứ 4:nửa đêm xong việc quân quay trở về thuyền chở đầy ánh trăng

-Bác bận trăm công nghìn việc những vẫn cảm nhận vẻ đẹp của trăng xuân.Trăng đẹp lòng người sảng khoái,hài hòa giữa cảnh và tình

d)Qua bài thơ ta thấy một tâm hồn đầy tình cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên thể hiện tinh thần lạc quan,phong thái ung dungtwj tại và tình yêu nước thương dân của Bác

e)Nghệ thuật:điệp từ"xuân" và lựa chọn những từ ngữ gợi hình gợi cảm

Chúc bn học tốthehe

Quốc dân Việt Nam!Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập....
Đọc tiếp

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.Chính phủ đã ra hạn trong một nǎm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy nǎm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ǎn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

CÂU HỎI 

a) nêu ý chính của văn bản chống nạn thất học

b) được thể hiện trong những câu văn nào ?

c) nhan đề chống nạn thất học có vai trò thể hiện điều gì trong bài ?

d) muốn có tính thuyết phục câu nêu ý kiến , tư tưởng phải như thế nào ?

e) chỉ ra sự sắp xếp luật cứ trong văn bản chống nạn thất học ? 

                         ai nhanh mk tick nha                    

1
6 tháng 1

Bàn về ý nghĩa của câu nói học tập là hành trình lâu dài chứ có sự kiên trì mới biết ước mơ thành hiện thực

30 tháng 10 2017

  Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.

Ta hãy đọc kĩ lại bản tuyên ngôn để cảm nhận được tình cảm mãnh liệt, sục sôi của một dân tộc:

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

 Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước và Nam Trân dịch)

Sông núi nước Nam là của người Nam, đó là tư tưởng của hai câu thơ đầu của bài thơ. Tư tưởng này đối với chúng ta ngày nay tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Nhưng ngày ấy, cái thời mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận huvện và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị, thì tư tưởng ấy mới thực sự thiêng liêng và có ý nghĩa biết chừng nào! Lòng tự tôn dân tộc hun đúc qua mấy mươi thế kỉ đã hoá thành tư thế đứng thẳng làm người, mặt đối mặt với kẻ thù. Đọc câu thơ, lòng ta không khỏi rưng rưng xúc động.

Nếu nhìn từ góc độ nguyên tác Hán tự, ta thật kinh ngạc. Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào bộ mặt bá vương hợm hĩnh của triều đình phong kiến Trung Quốc - kẻ đang phát động chiến tranh xâm lược để thực hiện mưu đồ bá chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử bành trướng, chúng gặp phải ý chí quật cường đến thế, một tinh thần khẳng khái đến thế! Chúng đã có Bắc Quốc (Trung Quốc) thì ta cũng có Nam Quốc chúng có Bắc đế thì ta cũng có Nam đế; nào có thua kém gì nhau! Từ ngôn từ và ý thơ thế hiện một niềm tự hào cao độ về đất nước và dân tộc mình. Đây là niềm tự hào mà mỗi thần dân Đại Việt đều có trong cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù.

Lòng tự hào ấy, hơn ba thế kỉ sau được Nguyễn Trãi nhấn mạnh thêm:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Li, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

(Bình Ngô đại cáo)

Như vậy ý thức độc lập tự chủ đâu phải là mới thai nghén

Hôm nay, nó đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt, có lẽ là từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, qua rất nhiều biến cố đau thương, nhưng ý chí độc lập không bao giờ bị dập tắt. Máu xương của cha ông đã đổ mấy ngàn năm chẳng phải là để giành lại xã tắc đó sao? Ngày hôm nay, một lần nữa, tinh thần dó được phát biểu thành một tuyên ngôn hùng hồn, đanh thép. Hơn nữa, là niềm tin sắt đá vào sự thắng lợi tất yếu của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc thù. Đó chính là biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Sau này, trong văn chương nước nhà, ta còn bắt gặp không ít những áng thơ văn dạt dào sâu lắng tình yêu quê hương đất nước mình như thế trong đó Sông núi nước Nam mãi xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.

20 tháng 8 2021

chép mạng nhanh thế