K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2020

khó đấy

9 tháng 3 2020

Bài làm

   a) - Bài văn Chim họa mi hót gồm 4 đoạn:

       - Nội dung của mỗi đoạn:

   Đoạn 1: Từ đầu đến ở vườn nhà tôi mà hót: Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.

   Đoạn 2: Từ Hình như đến rủ xuống cỏ cây: Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều.

   Đoạn 3: Từ Hót một lúc lâu đến trong bóng đêm dày: Tả cách ngủ của chim hoạ mi trong đêm.

   Đoạn 4: Phần còn lại: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.

   b) - Tác gia quan sát chim hoạ mi hót hằng nhiều giác quan:

      - Bằng thị giác (mắt): nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà. Nhìn thấy chim hoạ mi ngủ (hai mắt nhắm lại, thu đầu vào lônq cổ). Thấy hoạ mi (kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rủ hết những  giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi).

     - Bằng thính giác (tai): Nghe tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh). Nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm.

   c) - Những chi tiết trong bài em thích:

   * Miêu tả giấc ngủ của hoạ mi (từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa) -> Giấc ngủ và cách ngủ của hoạ mi rất đặc biệt.

   * Cách hót của hoạ mi khi chào nắng sớm (kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe) -> Gợi tiếng hót đặc biệt của nó.

   - Những hình ảnh so sánh:

   Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. -> Gợi tiếng hót đặc biệt của hoạ mi trong buổi chiều tĩnh mịch, êm ả.

đây 

hok tốt

25 tháng 8 2017

từ câu 2 nhé

25 tháng 8 2017

có phải đề bài là viết một câu chuyện mà em thích bằng lời văn đúng ko?

24 tháng 4 2017

1, Văn bản được trích từ văn bản " Lao xao", của Duy Khán, biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn văn trên là so sánh, nhân hóa.

2. Bài thuộc thể loại kí, phương thức biểu đạt được dùng trong bài là miêu tả và tự sự.

3 Đó là câu kể:

Xác định thành phần câu như sau:

Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật hoa

( in nghiêng là chủ ngữ, in đậm là vị ngữ )

Tự luận:

1. Bài làm

Khi mọi thứ vẫn chìm vào trong giấc ngủ, vạn vật yên tĩnh, thì từ phía xa ta thấy những đám mây ửng hồng đang trôi dạt trên tấm nhung đen. Dạng đông đã đến.

Lấp ló sau những đám mây ửng hồng ấy, ta thấy ông mặt trời dần nhô lên. Mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng gà thiên nhiên đầy đặn ban phát từng tia nắng sớm cho trần gian. Có mặt trời vạn vật như bừng tỉnh, lấy lại sức sống cho một ngày dài mới. Những chú gà con cùng chị mái mơ đi ra vườn bắt đầu tìm kiếm bữa sáng. Có những chú gà còn đi chưa vững, chân này giẫm chân kia, nhìn mà thấy tội. Anh gà trống oai vệ, đạp chân vào đống rơm rồi lấy một hơi gáy to vang cả xóm làng. Các bác trâu già ngồi trầm ngâm nhai cỏ như suy tư và việc gì đó. Chị hồng kiêu sa hôm nay có chiếc áo thật đẹp, chúng được đính thêm những viên kim cương lấp lánh làm từ những giọt sương ban mai. Cô hoa lan vẫn dịu dàng, thùy mị, khoe sắc ở một thế giới riêng của cô. Các bác ổi, mít,... ngồi tán chuyện xì xào chả khác nào mấy bà tám buôn chuyện ở chợ. Từ đâu đó, chim muông cũng tụ họp tại đây. Cùng hót với nhau như đang tập dàn đồng ca. Nhưng trời chỉ vừa chớm sáng thôi, cho đến khi lên cao hơn chút nữa tôi mới thấy ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa sáng. Những tia nắng của ông thật trìu mến và ấm áp. Xuyên qua các tán cây ta thấy những tia nắng ấy như đang nhảy nhót vui vẻ vậy.
( Đây là phần gợi ý ban đầu của mik, chúc bn học tốt hihi)

24 tháng 4 2017

Thanks bn nhìu nhé! bn là nam hay nữ mà viết văn có hồn ghê ak

18 tháng 4 2017

Câu1: PTBĐ là miêu tả

Câu2:Mưa xuân

Câu3: Biện pháp tu từ là nhân hóa, có tác dụng làm cho sự vật được diễn tả một cách sinh động, lôi cuốn người đọc và tạo thêm phần hấp đẫn

Câu4:

1: Do cụm danh từ làm chủ ngữ, các tính từ làm vị ngữ tạo thành.

2:Do cụm danh từ làm chủ ngữ, các tính từ, động từ làm vị ngữ tạo thành

Câu5: Thiên nhiên xung quanh em thật là tười đẹp biết nhường nào. Những hàng cây, những bông hoa và cả những ngọn cỏ đã làm cho đời đây thêm rộn rã, trong lành và tươi mát. Thiên nhiên đã tạo ra một bầu không khí mới xóa bỏ đi những khí hại để có ích cho đời, đó cũng như là một phần để cảm tạ những con người nhân đức đã bạo vệ chúng. Em càng thấy yêu thiên nhiên hơn qua những gì mà nó đã để lại. Em sẽ làm một việc gì đó để bảo vệ chúng. Các bạn cũng như thế nhé!

Mình làm xong rùi, ticks cho mình đi rồi mình làm nốt phần còn lại cho! nha nha nhaleuleu

25 tháng 4 2017

Phần I-Đọc hiểu

1.Phương thức biểu đạt miểu tả

2.Những hạt mưa xuân

3.Biện pháp sử dụng là nhân hóa,dùng những từ vốn để miêu tả con người để miêu tả đất trời nhằm tạo sức gọi hình,gợi cảm

4.(1)Mưa mùa xuân xôn xao,phơi phới

Chủ ngữ:Mưa mùa xuân

Vị ngữ:xôn xao,phơi phới

(2)Những hạt mưa bé nhỏ,mềm mại,rơi mà như nhảy nhót

Chủ ngữ:Những hạt mưa

Vị ngữ:bé nhỏ,mềm mại,rơi mà như nhảy nhót

5.Thiên nhiên đối với tôi là những điều rất đỗi giản dị:có khi chỉ là những tiếng hót của những chú chim sẻ ngang qua ban công nhà,có khi lại là những tiếng lá xào xạc của mùa thu và có khi đặc biệt hơn,màu hoa phượng đỏ báo hiệu một mùa hè sôi động đã về,...Mỗi màu sắc,mỗi âm thanh đó đã làm cho bức tranh thiên nhiên xung quanh chúng ta trở nên rất đa dạng,sặc sỡ.Mẹ thiên nhiên đã ban cho chúng ta mọi thứ và đặc biệt nhất là những người bạn:những con vật xung quanh ta và chúng ta phải biết bảo vệ chúng.Vậy mà giờ đây,chúng ta đã và đang làm rất nhiều việc để phá hoại đi những thứ mà thiên nhiên đã ban tặng.Tôi mong những điều đó sẽ không xảy ra nữa để chúng ta có thể sống ở một nơi,nơi và con người,những loài vật,...đều hòa thuận với nhau,ước mơ của thôi chỉ đơn giản như vậy đó

Phần II-Tạo lập văn bản

Vào mỗi buổi trưa hè nóng bức,sau khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ học cuối cùng kết thúc,đố các bạn điều tôi muốn làm nhất là gì?Đó chính là trở về tổ ấm của mình và thưởng thức món thịt kho tàu mà bà tôi nấu

Vừa mở cổng nhà,mùi thịt đã bay ra và như lôi tôi vào gian bếp.Vào thì tôi thấy bà tôi đang kho thịt trên chiếc nồi thủy tinh của bà.Tay bà chao qua,chao lại vài vòng để kiểm tra xem món thịt đã chín chưa,và nhìn hình ảnh đó,tôi lại lầm tưởng như bà là một đầu bếp thực thụ đang nấu thịt cho cả nhà tôi vậy.Trán bà ướt đẫm mồ hôi,tôi liền đưa cho bà chiếc khăn để lau,bà cười hiền hậu và cảm ơn đứa cháu của mình.Cuối cùng thì nồi thịt kho cũng xong,bà bưng ra,mùi thịt thơm phức mũi,tôi tham ăn liền lấy đũa gắp một miếng thử và suýt nữa thì bị bỏng mồm vì nóng quá

Nhà tôi không ăn sơn hào hải vị nhưng có một nồi thịt kho của bà là đã ngon miệng lắm rồi

8 tháng 3 2017

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

8 tháng 3 2017

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượmcủa nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bài 1: 

a.  Biện pháp tu từ so sánh "mẹ già" - "chuối ba hương", "xôi nếp một", "đường mía lau".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi người mẹ dù đã có tuổi nhưng vẫn luôn ngọt ngào, dành cho con tình yêu thương vô bờ bến không bao giờ vơi cạn.

- Thể hiện thái độ trân trọng của đứa con dành cho người mẹ già yêu quý của mình.

b. Biện pháp tư từ so sánh "tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng" kết hợp cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "rơi nghiêng". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ

- Diễn tả hình ảnh trước lá đa rơi nhẹ bên thềm một cách sinh động.

- Cho thấy khả năng quan sát và tâm hồn đầy tinh tế của tác giả.

c. Biện pháp so sánh "quê hương" - "chùm khế ngọt", "đường đi học".

Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Cho thấy sự gắn bó của quê hương và con người qua đó nhấn mạnh vai trò quan trọng đối với thiên nhiên.

- Thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với quê hương của mình.

d. Biện pháp tu từ so sánh "công cha" - "núi ngất trời"; "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông". Tác dụng:

- Tăng tình biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Ca ngợi công lao sinh thành và dưỡng dục vĩ đại của cha mẹ.

- Nhắc nhở mỗi người về trách nghiệm làm tròn chữ "hiếu", kính trọng đối với đấng sinh thành của mình.