K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2021

Câu1 :
-Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.
câu 2 :
-vì đế là cách xưng hô bá chủ , thể hiện được sự cai trị trên mảnh đất nào đó.
câu 3 :
Sau khi được học bài Nam Quốc Sơn Hà em hiểu ra rất nhiều điều, tuy nó chỉ có 4 câu thơ nhưng nó lại đưa ra rất nhiều điều. Hai câu thơ đầu là nói về nước Nam thì vua Nam sẽ ở, còn 2 câu cuối thì nói về lời cảnh báo của nước ta đối với bọn giặc.  Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được! Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Và đó chính là những cảm nghỉ của em
II)Bài thơ phò giá về kinh
Câu 1:
-Bài thơ được làm lúc Trần Quang Khải  đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông vè Thăng Long ngay sau chiến tháng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
-Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có cách gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 2 :
- Nội dung: Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta thời Trần và mong ước xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình, niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
- Nghệ thuật:
• Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc
• Diễn đạt súc tích, cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
Câu 3 :
hải hoàn về hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình.
* Niềm tự hào dân tộc trong hào khí chiến thắng:
- Hai câu đầu:
+ Chương Dương, Hàm Tử: Tái hiện hai nơi đánh dấu cuộc chiến thắng hào hùng.
+ Niềm tự hào trước chiến công oanh liệt
* Khát vọng hòa bình:
- Hai câu cuối:
+ Lời khích lệ xây dựng đất nước
+ Niềm tin đất nước vững bền, thái bình, thịnh trị.
Câu 4 :mik ko bít làm câu này . Sorry nhé !
Câu 5:
Bạn tham khảo bài này nhé !
https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-7/chung-minh-nhan-xet-ve-2-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-va-pho-gia-ve-kinh--faq302487.html

7 tháng 10 2021

thanks bạn

12 tháng 11 2021

1C   2A   3C   4A   5D    6A   7C     8C

12 tháng 11 2021

I . Trắc nghiệm

Ok bro , dù hơi dài 

Câu 1 : D

Câu 2 : C

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : C

Câu 8 : B

II Tự luận

Câu 1 : 

a) Ở trong sách nha bro

b) Phương thức biểu đạt tự sự

c) Bài thơ diễn ra trong hoàn cảnh thời chiến tranh

Câu 2 :

a) Quan hệ từ : với 

b) ) Là cụm danh từ và quan hệ sở hữu . Bác Hồ đến nhà chơi để dạy những điều tốt

Câu 3 :

iết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến dành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ – lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyến đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiếu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp… những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý – tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mỹ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.

Bác đến chơi đây, ta với ta

Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỷ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết:

Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Câu 4 :

Xung quanh nơi em sinh sống luôn tràn ngập sắc xanh của các loại cây. Sống ở một vùng quê yên bình, cây xanh luôn hiện diện bên mỗi con đường làng ngõ xóm, trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc với bất kì người con nào của quê hương. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất là cây nhãn – loài cây đã gắn bó với em trong suốt những năm tháng ấu thơ.

Nhà em có trồng một cây nhãn ở vườn, phần để lấy bóng mát, phần để thưởng thức hương vị ngọt lành của trái nhãn lúc vào mùa. Nhìn từ xa, cây như một dũng sĩ đứng hiên ngang như đang canh giữ cho vùng đất. Cũng chẳng biết cây nhãn này được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng khi em lớn lên thì cây nhãn cũng đã lớn lắm rồi. Bà em nói cây nhãn ấy đã gắn bó với gia đình em suốt cả một khoảng thời gian đã lâu lâu lắm. Thân cây to ngang phải 2 người ôm mới hết, từ ấy vươn ra những cành cây xum xuê, tán lá mở rộng như một chiếc dù khổng lồ dưới bầu trời cao rộng. Rễ cây lớn, nổi lên trên mặt đất như những con rắn đang uốn mình. Thân cây xù xì,đầy những mảng rêu phong vì bụi màu của thời gian. Từ thân cây ấy bong tróc ra những lớp vỏ cũ kĩ, nâu sồng mà lại rất cứng. Đó phải chăng chính là dấu vết của thời gian in lên trên thân gỗ, để ta có thể thấy được trăm năm của đời thảo mộc? Những cánh tay nhãn vươn lên vững chắc như muốn nâng đỡ cả đất trời. Tán cây xanh mươn mướt, nhất là sau những trận mưa lớn, tán cây lại khoác lên mình một màu xanh mướt như được phết lên một lớp dầu bóng. Lá nhãn thuôn dài, mượt mà như một nét mi. Lá dày nhưng không có chút gì của sự mềm mỏng. Ngay cả những cái lá non mới nhú cũng cho thấy sức sống của một loài cây khỏe. Chúng cứ mơn mởn trổ lá như thể đang phô diễn hết thảy cái sức sống mãnh liệt trời ban cho mình.

Mỗi dịp đầu hè là mùa hoa nhãn nở. Từng chùm, từng lớp thi nhau trổ ra làm vàng ươm cả một góc vườn. Hoa nhãn nhỏ li ti, kết lại thành từng chùm nom đẹp như những chùm sao. Nó báo hiệu cho một mùa nhãn được mùa. Khi cái nắng hè báo hiệu một mùa hè oi ả sắp đến, khi những tán cây đã dập dìu tiếng kêu văng vẳng của loài ve cũng chính là lúc nhãn kết trái ngọt. Khi cơn mưa hè dữ dội gột rửa sach những cái lá, khi chút nắng vàng ươm của mùa hè làm cho thịt vỏ săn lại, quả nhãn cứ to dần, to dần lên rồi chẳng mấy chốc mà thành quả ngọt chốn vườn. Trảy một vài chùm nhãn xuống, lắng nghe cái vị ngọt đang ứa ra trong từng lớp thịt, âu cũng đã là một sự thú vị rồi. Cùi nhãn dày, trắng đục nom đẹp như những viên ngọc trai. Hạt nhãn đen lay láy như ánh mắt của một người thiếu nữ đang độ xuân thì. Ăn một quả nhãn, cái vị ngọt ấy như chứa chan hết thảy cái nắng, cái gió của một mùa hè. Người ta nói, mùa nhãn tức là mùa hè đã chín quả là không sai.

Còn nhớ hồi em còn nhỏ, cây nhãn đã trải qua cùng gia đình em một trận bão lớn chưa từng có. Sáng ra khi cơn bão đã qua đi, cây nhãn đứng đó, trơ trụi lá, những cành to cũng rạp hết xuống gốc. Trông nó thảm hại và đáng thương biết bao, cứ tưởng sẽ chẳng qua nổi. Thế mà chỉ độ vài ngày sau, nhãn đã lấy lại cho mình sức sống thuở nào. Nó vươn lên đầy mạnh mẽ để rồi cho đến bây giờ vẫn luôn hoàn thành trọng trách của một kẻ gác vườn.

Cây nhãn đã gắn bó với em từ những ngày còn thơ bé đến khi đã trưởng thành. Vị ngọt của nhãn, sắc xanh ngọc tuyệt đẹp của loài cây ấy sẽ mãi mãi chiếm một phần trong trái tim em.

19 tháng 3 2017

bài nào vậy??? hay là tất

3 tháng 1 2017

bạn học lớp VNEN giống mình hả?

3 tháng 1 2017

tra loi vv

bucqua

13 tháng 10 2016

mik k pt lm bucminh

13 tháng 11 2021

\(\overline{abcd}+\overline{abc}+\overline{ab}+a=4433\Rightarrow a\le4\)

Ta có

\(b\le9;c\le9\Rightarrow\overline{abcd}\ge4433-499-49-4=3881\Rightarrow a\ge3\)

\(\Rightarrow3\le a\le4\)

\(10.\overline{abc}+d+\overline{abc}+10.a+b+a=4433\)

\(11.\overline{abc}+11.a+b+d=11.403\)(1)

\(\Rightarrow11.\overline{abc}+11.a< 11.403\)

\(\Rightarrow\overline{abc}+a< 403\)(2)

Nếu \(a=4\Rightarrow\overline{abc}+a=400+\overline{bc}+4=404+\overline{bc}>403\) => (2) không đúng \(\Rightarrow a=3\)

Ta có \(11.403⋮11\Rightarrow11.\overline{abc}+11.a+\left(b+d\right)⋮11\)

Mà \(11.\overline{abc}+11.a⋮11\Rightarrow\left(b+d\right)⋮11\Rightarrow\left(b+d\right)=\left\{0;11\right\}\)

+ Nếu \(b+d=0\)

\(\left(1\right)\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a=11.403\)

\(\Leftrightarrow\overline{abc}+a=403\)

\(\Rightarrow\overline{3bc}+3=403\)

\(\Rightarrow300+\overline{bc}+3=403\Rightarrow\overline{bc}=100\) (trường hợp này loại)

+ Nếu \(b+d=11\)

\(\left(1\right)\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a+11=11.403\)

\(\Leftrightarrow11.\overline{abc}+11.a=11.402\Rightarrow\overline{abc}+a=402\)

\(\Rightarrow\overline{3bc}+3=402\)

\(\Rightarrow300+\overline{bc}+3=402\Rightarrow\overline{bc}=99\Rightarrow b=9\Rightarrow d=2\)

Thử

\(3992+399+39+3=4433\)

Mk ko nhìn rõ lắm bn ạ, thông cảm cho mk nha!

5 tháng 10 2017

khó

8 tháng 9 2016

-Bài 1 : lời người mẹ khi ru con,nói với con => căn cứ : bốn chữ trong câu cuối “ ghi lòng con ơi”.

-Bài 2 : Căn cứ hoàn cảnh của người hát ( chiều chiều ra đứng ngõ sau) => lời người con gái đi lấy chồng xa quê nhớ về mẹ, nói với mẹ.

-Bài 3: là lời của con cháu nói với ông bà, hoặc người thần về nỗi nhớ ông bà. =>Căn cứ : dựa vào ý nghĩa câu hát.

-Bài 4: Bài ca dao này không có căn cứ rõ ràng, dựa vào nội dung => có 3 khả năng :

+Ông bà, cô bác nói với cháu.

+Cha mẹ nói với con.

+Anh em tâm sự với nhau.

Câu 2.

-Tình cảm muốn diễn tả : người mẹ muốn nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó.

-Cái hay của bài ca dao :

+Hình thức truyền đạt : qua lời ru  => âm điệu sâu lắng, tình cảm, đi vào lòng người.

+Sử dụng hình thức ví von quen thuộc trong ca dao : công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, nước ngoài biển Đông =>lấy cái mênh mông, vô hạn, vĩnh hằng của trời đất để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa, công ơn của cha mẹ.

+Dùng thành ngữ : cù lao chín chữ => vừa cụ thể hóa công cha, nghĩa mẹ, vừa thể hiện âm điệu tôn kính, nhắn nhủ của câu hát.

+Thể thơ lục bát, giàu âm điệu. giàu tính nhạc.

-Những câu ca dao khác :

+Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

+Ơn cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

+Lên non mới biết non cao/Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

+…

Câu 3.

Tâm trạng nhân vật thể hiện qua :

-Thời gian : chiều chiều

+Buổi chiều gợi thời gian buồn.

+Chiều chiều : gợi tả sự đều đặn đến khắc khoải của thời gian, không phải một lần, 1 lúc mà chiều nào cũng vậy.

-Không gian : đứng ở ngõ sau :

+Ngõ sau : ngõ vắng, gợi không gian vắng lặng, heo hút. Ngõ sau như góc khuất của tâm hồn, cô gái hướng cả tấm lòng, tình cảm của mình về quê nhà.

+Khung cảnh ảm đạm, người phụ nữ cô đơn, thui thủi đứng một mình nơi ngõ sau càng đáng thương hơn nữa.

-Hành động : trông về quê mẹ.

-Tình cảm : ruột đau chín chiều : lấy cái cụ thể (chín chiều) để diễn tả cái trừu tượng : tâm trạng ngổn ngang => sức gợi tả lớn.

TRong hoàn cảnh ấy, người con gái có thể đau  xót vì nhiều lẽ : nhớ nhà, thương cha thương mẹ, buồn vì không đỡ đần được gì cho cha mẹ…

=>Sự phối hợp các yếu tố trên làm cho tình cảm và tâm trạng người con gái nặng nề, đau xót hơn.

Câu 4.

Cách diễn đạt :

-Dùng cặp từ so sánh : bao nhiêu – bấy nhiêu => thể hiện sự tương đồng, tăng cấp, khẳng định tình cảm, nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.

-Nhóm từ : “ngó lên” => thể hiện sự trân trọng, tôn kính.

-Hình ảnh “ nuộc lạt” : vừa có ý nghĩa : nhiều không kể xiết, vừa thể hiện sự gắn kết, bền chạt, không tách rời trong tình cảm giữa con cháu với ông bà.

-Âm điệu thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tình cảm trong bài ca.

Câu 5.

-Tình cảm anh em được thể hiện qua những lời nhắn nhủ tâm tình.

+Ban đầu  là 1 lời phủ định ( an hem nào phải người xa) => xóa đi những quan niệm không đúng vẫn thường chia rẽ tình cảm anh em.

+Tiếp theo là khẳng định 2 lần : cùng chung bác mẹ - cùng thân.

+Câu tiếp theo tiếp tục khẳng định ở mức độ cao hơn : an hem – tay chân => là 2 bộ phận của cơ thể con người, có quan hệ mật thiết với nhau. => là an hem phải gắn bó mật thiết như chân với tay, sống hòa thuận.

Bài ca dao này nhắc nhở : anh em phải hòa thuận, biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, yêu thương nhau để cha mẹ vui lòng.

Câu 6.

Những biện pháp nghệ thuật được cả 4 bài ca dao sử dụng :

-Thể thơ lục bát.

-Cách ví von, so sánh, dùng những hình ảnh gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

+âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.

+cả 4 bài đều là lời độc thoại, có kết cấu 1 vế.

8 tháng 9 2016
1.Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca là tình cảm gia đình. Những câu ca thuộc chủ đề này  thường là những lời ru của mẹ, lời cha mẹ, ông bà nói với con cháu hoặc ngược lại nó là lời con cháu nói với cha mẹ ông bà nhằm bày tỏ những tình cảm về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt.
2.Có thể kể thêm một số câu ca dao sau:
       - Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
       Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
 - Chiều chiều ra đứng ngõ sau
        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Chiều chiều ra đứng bờ sông
              Muốn về quê mẹ mà không có đò.
13 tháng 11 2017

câu nào vậy bạn

26 tháng 11 2017

Câu trên cùng đó bn