Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khen ai đem ngõ trỏ đây
Mà chàng cũng biết cảnh này có hoa
- Con ong đem ngõ, con bướm trỏ đương
Cho nên anh biết nhóm phường ở đây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Có bản khác: Khen cho… Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31582 )
Khoan khoan dóng trống mở cờ
Hình như nho sĩ tới bờ đào nguyên
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Khoan khoan ở đây có nghĩa là nhanh nhanh Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31583 )
Lạ lùng anh mới tới đây!
Đào đông chưa tỏ, liễu tây chưa tường
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31529 )Lạ lùng anh mới tới đây! (2)
Như chim lạ bầy như cá lạ ao
Cá lạ ao muốn vào mà sợ
Chim lạ bầy chờm chợ trên cây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31530 )Lác trông mái lá tam quan
Thấy chàng niên thiếu lạc ngàn tới chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Lác=liếc Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31584 )Lác trông phong cảnh đẹp thay
Bồng lai có phải chốn nầy hay không?
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Bồng lai: tên một hòn núi ở Bột Hải bên Trung Hoa. Ý nói nơi có nhiều cô gái đẹp ở (Có bản khác: Nhác trông hay liếc trông) Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31531 )Làm giàn cho bí leo chơi (2)
Hát dăm ba chuyện thử lời nam nhi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31579 )Lắng tai nghe tiếng chân vân
Tiếng đàn tiếng nhị nghe gần nghe xa
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31533 )Lắng tai nghe tiếng em đàn
Tiếng êm như nhiễu, tiếng nhẹ nhàng như tơ (*)
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Hoặc: Cá mười khe đứng lại, chim mười ngàn đậu im. Hoặc: Cá dưới khe đứng lại, chim trên ngàn đậu im Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31532 )Lắng tai nghe tiếng như ru
Chiếu thu dễ khiến, nét thu nhẹ nhàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31585 )Liếc mắt thấy bóng văn nhân
Đi đâu mà lại quá chân chốn nầy
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31586 )May sao may khéo là may
Trượng phu lại gặp được tay nữ tài
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31534 )Mấy lâu gần nước xa khơi
Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoan
Hôm nay thong thả thanh nhàn
Gặp được bạn cũ thở than mấy lời
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31637 )Mênh mông một nước một chèo Non sông ghánh nặng vẫn đeo bên mình
Non sông gánh nặng vẫn đeo bên mình
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Nghệ An (Câu số 25470 )Miền Trung cho đến Miền Nam
Nào chùa Thiên Mụ,Tam Quan, Chợ Cồn
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Thiên Mụ hay Linh Mụ, Thị Trấn Tam Quan, Huyện An Lão, Bình Định; Chợ Cồn là chợ nhiều nơi như Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Xuất xứ: - Miền Trung, Phú Yên (Câu số 7570 )Mới xa mới kéo mới nồi
Mới trông anh đó, mới ngồi xuống đây
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31587 )Muốn cho đó hát đây nghe
Đó thắt quai đãy, đây xe chi vàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31590 )Muốn cho tiếng trúc tiếng tơ
Rồng chầu phượng múa nhở nhơ đua tài
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31589 )Muốn cho trai bạn đến chơi
Vũ môn (*) cá nước thảnh thơi đua tài
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * (*) Tục truyền Cá chép ở Trường Giang, Thiểm Tây đến tháng 8 thi nhau con nào vượt được 3 cấp thì hoa rồng, ý chỉ thi đỗ; Vũ môn là cửa thí võ Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31588 )Nên chăng sẽ xướng vài bài
Kẻo mà kẻ hán người hài trông mong
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31640 )Nên chăng sẽ xướng vài câu
Kẻo mà đứng mãi, chờ lâu thêm phiền
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31639 )Ngảy rày anh những đi mô
Trồng sen anh nỏ (chẳng) xuống hồ thăm sen
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Ngảy rày = Lâu nay; Có bản khác: Để em thương nhớ, ngẩn ngơ ngậm sầu Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31593 )Nghe đây có giếng mới đào
Có chợ mới họp anh tạt vào bán mua
Còn không ta đợi ta chờ
Hay là như ruộng có bờ thì thôi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31541 )Nghe lời anh kể nhẹ nhàng
Trong tay có bạc có vàng cũng trao
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31537 )Nghe tin chàng mới tới đây
Sai người ra dọn lầu tây cung đường
Chiếu hoa dưới phản trên giường
Tranh treo màn cuốn, phủ trương tứ bề
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31594 )Nghe tin đây mới cưới phường
Anh là khách lạ trên Lường xuống chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Lường tức chợ Lường cũng là tên gọi cả vùng quanh thị trấn Đô Lương hiện nay Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31539 )Nghe tin em hát đâu đây
Anh về đóng chiếc tàu tây tới tìm
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31542 )Nghe tin em hay hát hay hò
Qua mấy sông anh cũng lội, qua mấy đò anh cũng sang
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31536 )Nghe tin em hay hát, hay hò
Cho nên anh phải chèo đò tới đây
- Một chiếc ghe lui năm bảy chiếc đò vào
Ngọn cỏ xanh cuộn lại, ngọn cờ đào kéo lên
Kéo lên ta hát cho liền
Cho tình đằm thắm, cho duyên đậm đà
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31595 )Ngó lên chợ dốc triền miên
Nắm dây lưng đỏ hỏi tiền mua tiêu
Đặt con vào dạ phải lo
Nghệ tiêu, tiêu nghệ anh phải lo cho nàng
Em biểu anh lên núi đốt than
Chặt cây che ổ cho nàng sanh thai
Mai sau đặng chút con trai
Đem về báo dưỡng vãng lai tử đường
Em đừng vu oan giá họa
Em đừng mang vạ cho chàng
Em lấy ai ruột chửa chang bang
Đổ thừa giây lưng đỏ cho làng bắt anh
Cho mau tới tháng tới ngày
Đặng em sanh đẻ coi mà gái trai
Phải chi con gái thời chàng xin không
Phải chi nam tử mặt rồng
Tốn bao nhiêu anh chịu làm chồng nuôi cho
Làm thân con gái sao chẳng biết lo
Để ba bốn tháng em còn đòi nghệ tiêu
Để làm chi thậm dĩ chí kiều
Em níu ai em níu, lưng lụa điều này buông ra
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Khánh Hòa (Câu số 39155 )Nhà em có một cây đào
Anh đi qua ngõ không vào hái chơi
Đào ngon đào ngọt anh ơi
Đào chua đào chát không mời anh ăn
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31592 )Nồi dấm mà nấu cà kiu
Anh ăn mát ruột chín chiều thương em
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Nghệ An (Câu số 25471 )Non Bồng nghe nói có tiên
Giang hồ du thủy vui miền đến chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31535 )Non xa nước biếc ngàn trùng
Hỡi ai là khách anh hùng tới chơi
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31638 )Nước non, non nước hội này
Dêm thanh viếng cảnh cho khuây hỡi tình
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31641 )Nước trong thấy bóng dưới rào
Lòng em tưởng vọng anh hào lai du
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31591 )Ở nhà anh khiến không đi
Đến nghe nàng nói điêu chi hỡi nàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31538 )Ở nhà anh mới bước ra
Thấy em nhan sắc Hằng Nga má đào
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xem thêm: Hằng Nga, Hậu Nghệ Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31540 )Ở nhà con cậu cháu quan
Đi ra phường vải hát đàn nghe chung
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31643 )Ở nhà con thánh con thần
Đi ra phường vải cầm cân thẳng bằng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31644 )Ở nhà đã định không đi,
Bói Kiều một quẻ, bỗng nhi gặp chàng
=> Tương Đương với Anh Ngữ hoặc : Ghi Chú: * Qu? Nhi = Quả nhiên Xuất xứ: - Miền Trung, Nghệ An (Câu số 31642 )
Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương.
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Sản vật
Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
"Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý..."
Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
1. Xét về cấu tạo câu tục ngữ thuộc kiểu câu ghép vì nó có 3 cụm C-V làm nòng cốt trong câu.
3. Chuyển câu tục ngữ này từ tiếng Hán Việt sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là: thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. Thứ tự nhất, nhị, tam cũng là thứ tự lợi ích của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa mang lại cho người nông dân.
Trong các nghề kể trên, đem lại nhiều lợi ích nhất là nuôi cá (canh trì), tiếp theo là nghề làm vườn (canh viên), sau đó là làm ruộng (canh điền).
Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên là: Muốn làm giàu, cần phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Trong thực tế, bài học này đã được áp dụng triệt để. Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn gấp nhiều lần trồng lúa.
Nhưng không phải thứ tự trong câu tục ngữ áp dụng nơi nào cũng đúng mà chúng phụ thuộc vào đặc điểm địa lí tự nhiên của từng vùng. Ở vùng nào có đặc điểm địa lí phong phú thì cách sắp xếp theo trật tự đó là hợp lí nhưng đối với những nơi chỉ thuận lợi cho một nghề phát triển, chẳng hạn nghề làm vườn hay làm ruộng, thì vấn đề lại không như vậy. Nói tóm lại, con người phải linh hoạt, sáng tạo trong công việc để tạo ra nhiều của cải vật chất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hai câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên "và "Học thầy không tày học bạn "không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung ý nghĩa cho nhau .
- Câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên ":đề cao vai trò của người thầy trong việc học. Còn câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn ":đề cao vai trò của người bạn trong việc học, không chỉ học từ thầy mà còn phải học hỏi từ bạn (học hỏi những cái tốt đẹp từ những người bạn )
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
- Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
- Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
- Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
- Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
D[sửa]
- Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Đ[sửa]
- Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
G[sửa]
- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
K[sửa]
- Khen ai khéo như họa đồ,
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm
L[sửa]
- Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
- Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
- Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
M[sửa]
- Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinh
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
- Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
- Muối khô ở Gảnh mặn nồng thom
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.
N[sửa]
- Nam Kì sáu tỉnh em ơi,
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
- Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
- Ngày xuân cái én xôn xao,
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường,
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
- Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
- Những người mà xấu như ma,
Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng
O - Ô - Ơ[sửa]
- Ở đâu năm cửa, nàng ơi!
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương Tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân Hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
Q[sửa]
- Quảng Nam có núi Ngũ Hành,
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
- Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
R[sửa]
- Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!
- Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
S[sửa]
- Sông Tô nước chảy quanh co,
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
- Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
T[sửa]
- Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
- Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
- Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
Em nào có dối lòng em
Họa chi vô đới em chăng được nhờ?
U[sửa]
- U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
- Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
V[sửa]
- Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên
X[sửa]
- Xem kìa Yên Thành như kia,
Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...
Y[sửa]
- Yên Bình với bóng tre xanh
Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,
Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.
- Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
- Con trai trong Quảng ra thi,
Thấy con gái Huế chân đi không đành.
- Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
- Chỉ điều xe tám, đậu tư,
Anh đi Gia Định thư từ cho em.
- Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
D[sửa]
- Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- Dù ai buôn bán gần xa,
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Đ[sửa]
- Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
G[sửa]
- Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
K[sửa]
- Khen ai khéo như họa đồ,
Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm
L[sửa]
- Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
- Lênh đênh ba mũi thuyền kề,
Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
- Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
M[sửa]
- Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinh
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
- Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
- Muối khô ở Gảnh mặn nồng thom
Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.
N[sửa]
- Nam Kì sáu tỉnh em ơi,
Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
- Nhà Bè nước chảy chia hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
- Ngày xuân cái én xôn xao,
Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường,
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
- Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
- Những người mà xấu như ma,
Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng
O - Ô - Ơ[sửa]
- Ở đâu năm cửa, nàng ơi!
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương Tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân Hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
Q[sửa]
- Quảng Nam có núi Ngũ Hành,
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
- Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
R[sửa]
- Rau đắng nấu với cá trê
Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!
- Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
S[sửa]
- Sông Tô nước chảy quanh co,
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
- Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
T[sửa]
- Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
- Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
- Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
Em nào có dối lòng em
Họa chi vô đới em chăng được nhờ?
U[sửa]
- U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
- Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
V[sửa]
- Vịt nằm bờ mía rỉa lông
Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên
X[sửa]
- Xem kìa Yên Thành như kia,
Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...
Y[sửa]
- Yên Bình với bóng tre xanh
Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.
Xem thêm[sửa]
- Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hước
- Ca dao Việt Nam về chống áp bức phong kiến và chống thực dân, đế quốc
- Ca dao Việt Nam về quan hệ xã hội
- Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình
- Ca dao Việt Nam về tình yêu
Tham khảo nhé.
C4
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
câu 1 :
Công thức thường gặp : mở bài bằng cách xuất phát từ tác giả, tác phẩm để dẫn đến đề bài.
1 Công thức khác: đi từ lý luận văn học bởi lý luận văn học là “ gốc rễ” của văn chương.
Câu 2 :
Lỗi diễn đạt là lỗi sử dụng ngôn ngữ, tư duy của người nói
Câu 3 :
1. “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. (Lêonit Lêonop)
....v.v
Câu 4 :
Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, thì chúng ta cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích
Câu 5:
-Than ôi!
-Thê thảm thay .
-.....
câu 6
em phải làm theo 1 thao tác chủ yếu: giải thích, chứng minh hay bình luận.
1/ Giải thích:
+ Yêu cầu đặt ra:
Đi sâu vào những phát ngôn rất súc tích để tìm hiểu và lý giải nội dung ý nghĩa bên trong. Tức là ta phải làm sáng tỏ, giảng giải, bóc tách vấn đề cho người đọc hiểu được thấu đáo cái đang được đề cập khi chúng còn đang mơ hồ.
+ Công việc cụ thể:
Để làm sáng tỏ vấn đề, ta phải đi vào lý giải từ ngữ, điển tích, khái niệm, đi vào nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa mở rộng, đi vào những cách nói tế nhị bóng bẩy để hiểu được đến nơi đến chốn điều người ta muốn và cái lẽ khiến người ta nói như vậy.
Trong thao tác giải thích, ta vừa dùng lý lẽ để phân tích, lý giải là chủ yếu; vừa dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề, xác lập 1 cách hiểu đúng đắn, sâu sắc có tính biện chứng nhằm chống lại cách hiểu sai, hiểu không đầy đủ, ko hết ý.
Bước kết thúc của thao tác giải thích là rút ra điều chúng ta cần vận dụng khi đã tìm hiểu được chân lý. Phương hướng để vận dụng những chân lý này vào cuộc sống hàng ngày, tuỳ theo cho cá thể hay cho cộng đồng mà có hướng vận dụng phù hợp, và mỗi chúng ta phải như thế nào?
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói.(giải thích)
- Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy?(tại sao?)
- Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn?(để làm gì)
2/Chứng minh:
+ Yêu cầu đặt ra:
Làm sáng tỏ chân lý bằng các dẫn chứng và lý lẽ. Khi ta đã chấp nhận cái chân lý thể hiện trong 1 phát ngôn nào đó, nhiệm vụ là ta sẽ phải thuyết phục người khác cũng chấp nhận như mình = những dẫn chứng rút ra từ thực tế cuộc sống xưa và nay, từ lịc sử, từ văn học (nếu đề yêu cầu) và kèm theo dẫn chứng là những lý lẽ dẫn dắt, phân tích tạo ra lập luận vững chắc, mang đến niềm tin cho người đọc.
+ Công việc cụ thể:
Bước đầu tiên là phải tìm hiểu điều cần phải chứng minh , không những chỉ bản thân mình hiểu, mà còn phải làm cho người khác thống nhất, đồng tình với mình cách hiểu đúng nhất.
Tiếp theo là việc lựa chọn dẫn chứng. Từ thực tế cuộc sống rộng lớn, tư liệu lịch sử rất phong phú, ta phải tìm & lựa chọn từ trong đó những dẫn chứng xác đáng nhất, tiêu biểu, toàn diện nhất (nên chỉ cần vài ba cái để làm sáng tỏ điều cần CM). Dẫn chứng phải thật sát với điều đang muốn làm sáng tỏ và kèm theo dẫn chứng phải có lý lẽ phân tích - chỉ ra những nét, những điểm ta cần làm nổi bật trong các dẫn chứng kia. Để dẫn chứng và lý lẽ có sức thuyết phục cao, ta phải sắp xếp chúng -> 1 hệ thống mạc lạc và chặt chẽ: theo trình tự thời gian, không gian, từ xưa đến nay, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại...miễn sao hợp logic là đc
Bước kết thúc vẫn là bc vận dụng, đặt vấn đề vào thực tiễn cuộc sống hôm nay để đề xuất phương hướng nỗ lực. Chân lý chỉ giá trị khi soi rọi cho ta sống, làm việc tốt hơn. Ta cần tránh công thức và rút ra kết luận cho thoả đáng, thích hợp với từng người, hoàn cảnh, sự việc.(vì nếu làm theo công thức nhiều thì bn sẽ không thể phát huy khả năng văn chương của bạn !)
=> Từ những điều nói trên, ta rút ra 1 sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
-giải thích và chứng minh sẽ được viết cô đọng, ngắn gọn hơn so với chỉ 1 thao tác chứng minh hoặc giải thích để tập trung cho phần việc quan trọng nhất là bình luận - phần mở rộng vấn đề.
Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng:
- Hoàn toàn nhất trí.
- Chỉ nhất trí 1 phần. (có giới hạn, có đk)
- Không chấp nhận. (bác bỏ)
Sau đó, ta bình luận - mở rộng lời bàn để vấn đề được nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn, triệt để hơn.
Cuối cùng, ta lại chỉ ra phương hướng vận dụng để đưa lý luận vào áp dụng thực tế cuộc sống.
=> Bố cục của một bài văn bình luận gồm:
- Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân bài:
+ Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
+ Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
+ Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết bài:
Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
Câu 7:
Viết KB mở rộng hoặc ko mở rộng.
Giống như phần mở bài, phần này chỉ nêu lên những ý khái quát,NHỚ không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.
Câu 8 :
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ , văn
- Thể thơ ( riêng cho thơ)
- Hình ảnh thơ , văn
-Tình cảm đc gửi gắm vào bài thơ , văn
- Chi tiết thơ , văn
- Giọng điệu
- Vần (nhịp) thơ. ( riêng thơ)
- Ngôn ngữ thơ , văn: gồm có ngôn ngữ bình dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ (từ láy, câu đặc biệt, thành ngữ, tục ngữ, dấu ?, dấu !...).
- Bố cục: chia thành các phần , các đoạn
Câu 9 : Có . Ko kb.
Hừm có vẻ như tớ thấy tớ làm sai câu 1 hay sao ý ! Nhưng tớ sẽ sửa lại thành
Muốn làm được mở bài đi từ lý luận văn học,mỗi học sinh chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức lý luận văn học thiết thực, làm cơ sở để đi tới các vấn đề văn học nhỏ hơn.
b/
là ng` luôn bên cạnh ta mỗi khi ta buồn, thấu hiểu những gì ta đang nghĩ.
là ng` làm niềm vui trong ta được nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa
là ng` luôn chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ ta trong mọi hoàng cảnh
là ng` chân thật, không nịnh nọt ta, luôn cho ta những lời khuyên đúng đắn.
theo mình là thế
Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đang trên đà hội nhập với thế giới trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Công việc của chúng ta, những người giữ nhiệm vụ xây dựng đất nước trong tương lai là thu nhận, trau dồi kiến thức để sau này có thể làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến làm ảnh hưởng rất lớn tới kiến thức và nhân cách của học sinh mà ai cũng biết, ai cũng thấy nhưng không phải ai cũng nói ra. Đó là hiện tượng quay cóp trong “ngành” học tập. Hiện tượng này đang ngày càng trở nên phổ biến, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của học sinh, sinh viên và đang là vấn đề cả xã hội phải quan tâm.
- Những biểu hiện của hiện tượng quay cóp
Chúng ta không ai không biết đến hiện tượng quay cóp, đó là hiện tượng dối trá trong kiểm tra, thi cử. Quay cóp đồng nghĩa với nhìn và chép bài của người khác trong giờ kiểm tra dưới mọi hình thức: giở vở, ghi tài liệu lên bàn, lên giấy đủ kích cỡ.
Dấu tài liệu ở khắp mọi nơi: trong hộc bàn, hộp bút, dán lên đùi, bên cánh tay, dưới giày, trong áo, thậm chí là trong…quần, không những thế, “phe lười học” còn ghi cả tài liệu lên chính làn da mềm mại của mình.
Hiện nay, lại có cả phương tiện hiện đại “ hỗ trợ” cho việc quay cóp, đó là bút tàng hình và điện thoại di động. Nói tóm lại là biểu hiện của hiện tượng tiêu cực này rất phong phú về “chủng loại và cách thức”.
Trước khi kiểm tra, thay vì dành thời gian để học bài, xem lại bài thì ta lại chỉ lo chép tài liệu, photo tài liệu hay mất thời gian thu âm vào điện thoại. Khi kiểm tra, thay vì tập trung làm bài, ta lại nhìn ngang ngó dọc để tìm sự cứu trợ từ các bạn khác, nếu không ai hỗ trợ thì lại ngồi đợi, khi thầy cô không chú ý thì “tự lực cánh sinh” bằng cách giở tài liệu “mật”, lén lút đến vã mồ hôi.
Hành động quay cóp này có thể đem lại cho học sinh những cái “lợi” nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta.
Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?
Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?
Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!
Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.
Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.
Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.
Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.
Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi . Học ăn học nói, học gói học mở. Học hay cày biết. Học một biết mười. Học thầy chẳng tầy học bạn.