Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Cầu chì
1. Công dụng
Quan sát mạch điện:
- Cầu chì là loại thiết bị điện dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện, mạch điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hay quá tải.
2. Cấu tạo và phân loại
a. Cấu tạo:
Gồm: vỏ, cực giữ dây chảy và dây dẫn điện, dây chảy.
1. Vỏ; 2. Các điện cực; 3. Dây chảy
Tên gọi | Vật liệu | Công dụng |
---|---|---|
1. Vỏ | Sứ, nhựa,… | Cách điện |
2. Các điện cực | Đồng | Nối, giữ dây chảy và dây dẫn điện |
3. Dây chảy | Chì, nhôm,… | Dẫn điện và bảo vệ cho mạch điện |
b. Phân loại
Cầu chì có các loại: cầu chì hộp, cầu chì ống, cầu chì nút,….
Một số loại cầu chì thường gặp
3. Nguyên lí làm việc
Cầu chì thường được mắc trên dây pha, trước công tắc và ổ lấy điện.
Khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện tăng lên quá giá trị định mức, dây chảy của cầu chì nóng chảy và bị đứt làm cho mạch điện bị hở, bảo vệ các đồ dùng điện, thiết bị điện không bị hư hỏng.
Người ta chọn dây chảy cầu chì theo trị số dòng điện định mức.
Giá trị định mức của dây chảy cầu chì
Vì dây đồng cùng đường kính sẽ có dòng điện định mức lớn hơn rất nhiều → thời gian nóng chảy sẽ kéo dài hơn.
II. Aptomat (cầu dao tự động)
Aptomat là thiết bị tự động cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải.
Aptomat phối hợp cả chức năng của cầu dao và cầu chì.
Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ dùng điện khỏi bị hỏng. Như vậy aptomat đóng vai trò như cầu chì.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây sự cố của mạch điện và sửa chữa xong, lúc đó ta bật núm điều chỉnh về vị trí đóng mạch điện. Mạch điện sẽ có điện. Như vậy, aptomat đóng vai trò như cầu dao.
Hình dạng Aptomat:
Sơ đồ hoạt động của Aptomat
Nguyên lí làm việc:
Khi mạch điện bị ngắn mạch hay quá tải, dòng điện trong mạch tăng lên quá giá trị định mức, aptomat tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện.
Sau khi sửa chữa xong ta bật núm điều chỉnh lại để sử dụng.
Câu 4: Trả lời:
- Dụng cụ đo và kiểm tra: thước đo độ dài ( thước lá, thước cặp,...), thước đo góc (êke,ke vuông, thước đo góc vạn năng,....).
- Dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt: êtô,kìm,cờ lê, tua vít, mỏ lết,...
Câu 8: Trả lời:
Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí là:
- Tính lí học
- Tính hóa học
- Tính cơ học.
- Tính công nghệ.
Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém. Dựa vô đó mà sắp xếp đi b.
Đáp án: D