Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi sinh ra và lớn lê trên một làng quê ven biển, vùng quê được thiên nhiên ưu ái, ban tặng cho nhiều tài nguyên phong phú. Nhưng hằng năm, những cơn bão vẫn ập đến làng tôi, và có lẽ cơn bão khiến tôi kinh hoàng nhất là cơn bão số 10 trong năm vừa qua.
Với tôi gió biển, sóng biển đã trở nên quá đỗi thân thuộc với tôi. Vậy mà trước mỗi trận bão, biển hoàn toàn thay đổi tính tình, khiến cả làng tôi vô cùng lo lắng. Trước khi bão về bầu trời luôn yên tĩnh và trở nên quang đãng hơn; không khí thì vô cùng oi bức, ngột ngặt. Tivi và đài truyền báo thường xuyên đưa tin tức về hướng đi của bão, để người dân kịp thời thời phòng chống. Ai nấy đều tất bận gia cố lại con đê biển quanh làng, chằng chống tàu bè và chặt những cành cây to. Đằng sau những dáng người tất tả ấy tôi thấy ánh mắt của người dân làng tôi lo lắng nhiều hơn.
Vài tiếng sau, những đám mây đen từ biển kéo vào, bầu trời trở nên u tối. Tôi chỉ thấy một màu đen như ôm trọn lấy cả làng tôi. Gió bắt đầu thổi mạnh hơn, tiếng thét gào dữ dội. Ngọn tre trước làng nghiêng ngả, trận gió lớn như muốn thổi bay đi cả vườn cây trước nhà tôi. Khi bão về, tôi nghe thấy tiếng sóng biển như gầm thét dữ dội hơn. Từng đợt mưa như trút nước xuống mặt đất. Khắp những con ngõ trong làng, nơi đâu cũng ngập bởi nước mưa. Những ngôi nhà nhỏ trong làng tôi đang cố gồng mình lên chống lại sức tàn phá của thiên nhiên. Chưa bao giờ tôi thấy cơn bão nào khủng khiếp như thế. Bố mẹ tôi lo lắng nhiều hơn về những chuyến đi biển lần sau.
Cơn bão qua đi, để lại hậu quả nặng nề cho ngôi làng nhỏ bé của tôi. Những ngôi nhà tốc mái, cây cối đổ rạp ngổn ngang ngoài đường. Nhìn cảnh tượng ấy, ai cũng xót xa. Không những thế, sau cơn bão, biết bao gia đình trong làng tôi đã trắng tay bởi đầm tôm, bãi ngao chỉ một màu nước trắng mênh mông. Chẳng biết vốn liếng của họ đã trôi ra biển từ khi nào. Ngôi làng ven biển của tôi càng thêm tiêu điều, xơ xác.
Mùa bão năm nào cũng đến với người dân làng tôi. Ánh mắt mẹ tôi chẳng khi nào bớt đi phần lo lắng. Tôi chỉ mong sao, cánh rừng ngập mặn ven biển quê tôi sẽ luôn được trồng và bảo vệ để nó là tấm chắn sóng, gió trong những mùa bão biển, để những cơn bão đi qua quê tôi không phải chịu những hậu quả nặng nề.
Kể về việc tốt em đã làm
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Tôi là một người ít khi giúp đỡ người khác, tôi nhớ mãi kỉ niện hồi còn học lớp 4. Tôi dã giúp một bà cụ lấy nước việc làm tuy nhở nhưng nó là một điều đáng quý với tôi.
Hôm đó trên đường đi học về tôi gặp một bà cụ khoảng 80-85 tuổi lưng còng nhưng lại xách một xô nước rất nặng. Bà cụ đang đi thì va vào một người đàn ông và xô nước đã đổ hết. Người đàn ông đó không những không quay lại xin lỗi hay hỏi han cụ mà còn quát mắng cụ. Cụ đang đi ra để nhặt cái xô thì Nam đi qua và đá cái xô đó ra xa hơn. Thấy vậy tôi chạy lại nhặt chiếc xô giúp bà cụ và lấy nước giúp bà cụ. Tôi xách nước về nhà cho bà cụ và đã biết được hoàn cảnh gia đình cụ. Gia đình cụ có 3 người con nhưng không ai nuôi cụ cả, cụ sống trong một ngôi nhà tạm bợ trong nhà không có cái gì hết. Tôi đã xách nước giúp cụ và chia sẻ vói cụ về những câu chuyện từ đó hôm nào tôi cũng sang hỏi han và làm những việc nhà giúp cụ. Và tôi cũng chia sẻ với cụ nhiều điều trong cuộc sống của tôi cụ cho tôi những lời jhuyeen trong cuộc sống.
việc làm đó tuy nhỏ nhưng đã giúp được bà cụ nên tôi rất vui. Trong cuộc sống của chúng ta chúng ta nên giúp người khác với những việc vừa sức với mình. Việc làm đó tuy nhỏ nhưng cũng sẽ giúp người khác rất nhiều.
Mình không nghĩ đươc nhiều bạn tham khảo tạm nhé!
Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại làng cổ Đường Lâm
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc Việt Nam, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để mọi người tẩy tế bào, đuổi ma quỷ, và cầu mong sức khỏe, may mắn cho gia đình và cộng đồng. Trong số các lễ hội Tết Đoan Ngọ trên khắp đất nước, tôi đã từng tham dự một lễ hội đặc biệt tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội.
Đường Lâm là một làng cổ nằm ở vùng ven thành phố Hà Nội, được xây dựng từ thế kỷ 11 và giữ được nhiều di sản văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Lễ hội Tết Đoan Ngọ tại Đường Lâm được tổ chức rất trang trọng và đông đảo. Trước khi lễ hội diễn ra, người dân trong làng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, từ việc trang hoàng nhà cửa, đón khách, đến việc chuẩn bị các món ăn truyền thống như bánh tro, bánh chưng, nem rán, và các loại hoa quả tươi ngon.
Vào ngày lễ, tôi đã được tham gia vào các hoạt động vui chơi, như đua gậy, đánh cầu, kéo co, và chơi những trò chơi dân gian khác. Tất cả đều rất thú vị và hấp dẫn. Sau đó, tôi đã được tham gia vào lễ cúng tế tại đền thờ Thành Hoàng, nơi được xem là linh thiêng nhất trong làng. Lễ cúng tế được diễn ra rất trang trọng, với các nghi thức cầu bình an, cầu phúc, và cầu cho một mùa màng bội thu.
1. Mở bài
Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
2. Thân bài
Việc tốt mà em đã làm là gì?
Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?
Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?
Có người khác chứng kiến hay không?
Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
Em có vui khi làm công việc đó?
Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
ở nơi em từng sinh sống em đã nhìn thấy hình ảnh bầu trời về đêm. trên trời có những ngôi sao lấp lánh chiếu sáng. mặt trăng tròn. lí do em thích hình ảnh đó là vì nó gợi em nhớ về những lúc em về quê ngoại
Đất nước ta nay đã yên bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc, mọi người bắt tay vào xây dựng. Thế nhưng cuộc sống của nhân dân ta vẫn còn gặp phải khó khăn, mất mát do thiên tai đem lại. Nào là hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt... đặc biệt là nhân dân ở một số tỉnh miền Trung vừa bị cơn bão lũ hoành hành. Hậu quả thật khủng khiếp.
Hôm ấy bầu trời u tối. Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình bởi những cơn gió xoáy. Những cơn mưa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngàv đêm. Thế rồi, nước ở sông dâng cao, đỏ lừ. Nước tràn vào thôn xóm, làng mạc, thành phổ. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to. Mưa lớn. Chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rảnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lượng vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của con người ta như mệt mỏi. Tuy vậy họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông và tài sản của họ được di dời đến nơi an toàn. Thanh niên cùng các lực lượng cứu hộ phải lênh đênh trong biển nước để làm nhiệm vụ. Từng chiếc thuyền dập dềnh trên sóng nước, mọi người tất bật khẩn trương. Cơn bão lũ vẫn cứ tiếp tục, nước ở các sông ầm ầm đổ ra biển. Gió biển thổi mạnh vào đất liền, từng cơn bão dữ tiếp nhau đe dọa. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bay loang choảng. Hàng loạt nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụn mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bệnh viện, nhà máy đều bị hư hại khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.
Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây là một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà lòng như thôi miên, thất vọng.
Cơn bão lũ đã để lại biết bao nhiêu cảnh màn trời, chiếu đất, đói ăn, thiếu mặc... Cả nước đang hướng về miền Trung, đang dang rộng vòng tay nhân ái dể giúp đồng bào bị nạn đi lên khỏi bờ vực thẳm.
Đất nước ta nay đã yên bình, nhân dân được tự do, hạnh phúc, mọi người bắt tay vào xây dựng. Thế nhưng cuộc sống của nhân dân ta vẫn còn gặp phải khó khăn, mất mát do thiên tai đem lại. Nào là hạn hán, cháy rừng, sạt lở đất, lũ lụt... đặc biệt là nhân dân ở một số tỉnh miền Trung vừa bị cơn bão lũ hoành hành. Hậu quả thật khủng khiếp.
Hôm ấy bầu trời u tối. Gió quay cuồng, gào rít. Cây cối ngả nghiêng rồi nạp mình bởi những cơn gió xoáy. Những cơn mưa ào ào đổ xuống, xối xả trên sân nhà, mái ngói, ngọn cây. Trận này chưa qua, trận khác kéo đến. Mưa ròng rã suốt ngàv đêm. Thế rồi, nước ở sông dâng cao, đỏ lừ. Nước tràn vào thôn xóm, làng mạc, thành phổ. Nước ngập các con đường. Ruộng đồng chỉ một màu trắng xóa. Gió to. Mưa lớn. Chúng cứ tiếp nối nhau. Nước ồ ạt đổ vào các rảnh cống, kênh rạch. Nước sông sôi sục chảy xiết, cuốn theo bao khúc gỗ từ miền ngược xa xôi. Cơn bão lũ vẫn diễn ra dữ dội, mọi tầng lớp nhân dân ở đây cùng các lực lượng vũ trang ra sức chống đỡ. Hàng nghìn người dùng bao đất và cọc tre để chắn giữ đê, chắn giữ bờ sông, không cho sạt lở, ngăn dòng nước tràn vào thành phố, làng mạc. Tiếng rào rào bất tận của mưa, tiếng ào ào của nước chảy cùng tiếng gọi í ới của bao người đang chống lũ làm thính giác của con người ta như mệt mỏi. Tuy vậy họ vẫn cương quyết chống chọi với bão lũ. Nước vẫn dâng lên cao, tràn mênh mông. Từng chiếc thuyền lòa nhòa ẩn hiện trong cơn mưa bao phủ. Người dân ở gần bờ sông và tài sản của họ được di dời đến nơi an toàn. Thanh niên cùng các lực lượng cứu hộ phải lênh đênh trong biển nước để làm nhiệm vụ. Từng chiếc thuyền dập dềnh trên sóng nước, mọi người tất bật khẩn trương. Cơn bão lũ vẫn cứ tiếp tục, nước ở các sông ầm ầm đổ ra biển. Gió biển thổi mạnh vào đất liền, từng cơn bão dữ tiếp nhau đe dọa. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, bay loang choảng. Hàng loạt nhà bị sạt móng, ngã vách. Có những ngôi nhà chỉ còn là đống gạch vụn mặc dù nó là nơi mà mọi người phải làm từ lâu lắm mới có được. Tài sản bị bão lũ cướp đi, mạng người cũng không tránh khỏi. Trường học, bệnh viện, nhà máy đều bị hư hại khủng khiếp vô cùng đến mấy ngày liền.
Cơn bão lũ qua đi, làng mạc, phố phường nơi đây là một màu đơn điệu, quang cảnh thật lặng lẽ trầm buồn, mọi người nhìn cảnh mất mát mà lòng như thôi miên, thất vọng.
Cơn bão lũ đã để lại biết bao nhiêu cảnh màn trời, chiếu đất, đói ăn, thiếu mặc... Cả nước đang hướng về miền Trung, đang dang rộng vòng tay nhân ái dể giúp đồng bào bị nạn đi lên khỏi bờ vực thẳm.
có ai giúp mình không