Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan phụ mẫu trong văn bản "Sống Chết Mặc Bay" của Phạm Đuy Tốn là một kẻ vô trách nhiệm. Thông qua văn học chúng ta đã chứng kiến cái xã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công, oan trái, tầng lớp thống trị chỉ biết ăn chơi sa đọa và chà đạp người dân. Điển hình là trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công một nhân vật - 1 quan phụ mẫu điển hình như thế. Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng X, phủ X, vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhiên để hộ đê thì trong đình, 1 tên được nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu lại đang ung dung chơi tổ tôm trong đình, mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai. Khinh bỉ thay, phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo, lòng lang dạ sói đến thế, hắn nào có đi hộ đê mà đem theo bao nhiêu thứ: nào yến hấp đường phèn, nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà, nào tăm bông…. Xem ra xa hoa, sung sướng lắm.( Câu đặc biệt ) Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoài kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ. Nhưng đỉnh điểm khi được thông báo rằng đê đã vỡ, nhưng tên quan vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng, đem tội lỗi đổ đầu lên con dân. Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất, tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm - người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Sự vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân. Phải nói bằng nghệ thuật tương phản tài tình mà tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của tên quan phụ mẫu hay cũng chính là kẻ đại diện cho giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ.
Viết một đoạn văn 5-7 câu theo kiểu quy nạp với đề bài " trình bãy cảm nghĩ của em về lòng yêu nước"
đề như vầy cảm nghĩ của em thì e cứ làm đi đừng sợ làm không hay , chú ý diễn đạt và luận điểm để làm bài là được á
Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu.
Qua bài viết Ca Huế trên sông Hương , tác giả Hà Anh Minh đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:
Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.
Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu
hok tốt
b)Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.
mình chỉ làm được 1 câu thôi
hok tốt
Tham khảo nha em:
Rằm tháng giêng là 1 trong những bài thơ chữ Hán của Bác Hồ được viết trong thời gian kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Sau chiến thắng Việt Bắc Thu đông 1947 sang Xuân hè 1948, quân ta lại thắng lớn trên đường số 4. Niềm vui tràn đầy trên khắp đất nước Việt Nam. Niềm vui tràn vào trong lòng mỗi con người, tràn cả vào hương vị mùa xuân, lại dâng thêm vào trong thơ Bác, hài hòa tuyệt đẹp cả về cảnh và tình. Trong ko khí mùa xuân trên dòng sông êm đềm, con thuyền chở những người chiến sĩ cứ thế trôi, hòa cùng ánh trăng lung linh dát vàng tạo nên 1 phong cảnh tuyệt đẹp. Ánh trăng hiền dịu cứ tỏa xuống như muốn tràn đầy con thuyền, càng nghĩ càng thấy đẹp. Nhưng vẻ đẹp của đêm trăng, của bài thơ đâu chỉ dừng lại ở đấy. Tác giả đã nắm bắt cái thời điểm đẹp nhất của đêm trăng để biểu thị cho niềm vui, sức sống dân tộc... tất cả đều tươi mới, y như mùa xuân. Bên trong con thuyền chở đầy ánh trăng là hình ảnh những người chiến sĩ đang họp bàn việc quân, việc nước, gợi lên cho người đọc tình yêu quê hương sâu sắc, nỗi thán phục đối với những người cả đời tận tụy vì nước, vì dân. Tình yêu quê hương hòa cùng sự tươi mới của đất trời đã tạo nên 1 bức tranh thật đẹp, tạo nên 1 tác phẩm "nguyên tiêu" thật ấm áp, ngọt ngào. Bằng sự kết hợp tài hoa điêu luyện, thi sĩ Hồ Chí Minh đã mang đến cho ta thật nhiều cảm xúc khó quên, đã cho ta cảm nhận được tận tường vẻ đẹp của mùa xuân, sự ngọt ngào ko thể tả của tình yêu đất nước, con người. Qua đó cũng bồi đắp thêm cho ta 1 kho tàng tình cảm mà ít ai có thể mang lại"tre xanh xanh tu baon h
truyen ngay xua da co bo tre xanh"
Cay tre- mot loai cay vo cung quen thuoc doi vs ng dan VN. Tre giu lang giu nc giu mai nha tranh giu dong lua chin. Tre la ng ban than cua nd VN
tre la loai cay song o noi dat can coi ,soi da nhung va ngay ngay chat chiun tung giot nhua song de roi vuon len xanh tot khoe khoan . than tre ca, gay guoc nhung vo cung deo dai vung chac. Mau tre xanh nhun nhan ,la tre mem mai,mong manh. Tre moc thanh tung bui tung luy ko song rieng le. Than tre, canh tre nhu nhungcanh tay dan cai vao nhau quan quyt yeu thuong. Duoi goc tre la tua tua nhung mam mang nhon nhu nhung mui gai khong lo.
qua do tre tro thanh bieu tuong cua nd VN kien cuong bat khuat. co nha tho da viet: "Nhu tre moc thang,con nguoi ko chiu khuat
Em tham khảo nhé:
Nguồn: Hoidap247
Hà Nội trong em là kí ức chẳng bao giờ quên được về những con đường tấp nập , những tiếng còi xe đầy giục giã , vội vàng và hơn cả là thắng cảnh Hồ Gươm đầy tươi đẹp. Hồ Gươm có thể coi là linh hồn của Hà Nội. Nhắc tới Hà Nội - vùng đất kinh đô , chẳng ai là người không biết đến Hồ Gươm . Di tích này gắn liền với truyền thuyết trả gươm của vua Lê Lợi . Không gian yên tĩnh của Hồ Gươm với tháp rùa mọc lên giữa hồ quả thực là cảnh đẹp khó quên đối với người dân vùng đất Hà thành. Tuy nhiên, nếu ai đã từng một lần đến với Hà Nội , dừng chân bên ghế đá ven hồ , cảm nhận làn gió mát từ hồ thổi vào và ngắm nhìn Hồ Gươm một cách trực diện thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được kí ức này . Đây là một cảm giác thật tuyệt vời , có cái gì đấy bình yên đến lạ và tâm hồn con người khi ấy cũng cảm thấy thư thái, an nhàn hơn . Cũng có khi, khi người ta buông bỏ những muộn phiền để tìm về với thiên nhiên êm đềm thì tự dưng thấy lòng mình yên bình đến vậy . Và cảnh Hồ Gươm chính là một trong những cảnh đẹp nổi tiếng của Hà Nội , là niềm tự hào của con người nơi đây trong suốt thời gian dài.
Từ ngữ liên kết: In đậm nghiêng
Ví dụ : Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm”, ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo : quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóct có kêu trời, nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay, mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của cả gia đình.
(Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
Câu mở đầu đoạn văn trên nêu lên môt nhận định chung về nhân vật. Hai câu khai triển đoạn đưa ra các biểu hiện cụ thể minh họa cho nhận định chung ấy. Từ những chứng cớ cụ thể này, câu kết đoạn đúc kết thành một nhận định mới vừa phù hợp với nhận định ban đầu, vừa được nâng cao hơn. Đó là mô hình tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp).
Mô hình tổng – phân – hợp cũng thường là mô hình cấu tạo của toàn bài văn nghị luận.
Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Tố Hữu là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính cách mạng của văn học Việt Nam giai đoạn chống thực dân Pháp (1945-1954). Bài thơ viết về tình đồng đội, đồng chí trong kháng chiến, đó là thứ tình cảm nảy sinh trong chiến tranh giữa những người lính. Tác giả Chính Hữu đã có cái nhìn đầy khái quát và tái hiện lại tình đồng đội như một thứ tình cảm đầy thiêng liêng,cao đẹp.
Có thể nói ba câu thơ cuối là kết tinh hay nhất của giá trị bài thơ, bởi sau tất cả những khó khăn, những gian khổ thì những người lính vẫn sát cánh bên nhau trong chiến đấu, cùng nhau hi vọng về một tương lai tốt đẹp của đất nước,của dân tộc.
“Đêm nay rừng hoang sương muối”
Câu thơ gợi ra một không gian chiến đấu đầy đặc biệt mà cũng đầy khắc nghiệt của những người lính. Đó là không gian của đêm khuya, khi những làn sương muối đã phủ trắng cả cánh rừng không chỉ gây cản trở tầm nhìn mà cái lạnh buốt của sương còn gây khó khăn cho người lính khi chiến đấu. Cái lạnh trong đêm đã khắc nghiệt, cái lạnh do sương muối ở rừng còn khắc nghiệt hơn gấp bội. Trong không gian ấy, những người lính vẫn kiên cường đứng chờ giặc tới với tinh thần tập trung và sự quyết tâm cao độ:
“Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
Những người lính vẫn luôn đề cao tinh thần cảnh giác và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Và quan trọng họ vẫn sát cánh bên nhau, chính tình đồng đội, đồng chí đã xua tan đi sương lạnh, đốt lên hơi ấm của tình thương, sưởi ấm cho họ trong đêm sương lạnh giá.Hình tượng “đầu súng trăng treo” cuối cùng bên cạnh ý nghĩa tả thực mà người lính có thể bắt gặp khi gác trong đêm trăng mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng tự do,khát vọng hòa bình.
Như vậy, ba câu thơ cuối tuy ngắn gọn nhưng có thể bao chứa được nội dung tư tưởng của toàn bài thơ, nó không chỉ nói lên được sức mạnh của tình đồng chí mà còn thể hiện được tinh thần quyết tâm chiến đấu cao độ của người lính và những khát vọng thật đẹp của họ.
k cho mk nha