Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những diều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.
Hok tốt !
# Chi
Trong cuộc sống, lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Lòng biết ơn là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình. Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao. Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến, là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình. Cụ thể, đất nước Việt Nam đã thể hiện lòng biết ơn của mình bằng những ngày lễ mang tính chất kỉ niệm, tưởng nhớ, ví dụ như ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo, ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hi sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc… Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và là sợi dây để gắn bó tình cảm giữa người với người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người đi ngược lại với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, có thái độ và hành động vô ơn, “ăn cháo đá bát”. Những hành vi này đều đáng bị lên án để họ có thể nhận thấy lỗi sai, từ đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ một cách tích cực nhất.
hình như đây là công dân 6 mak
chúc bn hok tot
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.
#Châu's ngốc
Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có bạn, nhiều thì vài trăm hoặc hơn nữa, ít thì cũng có được vài người bạn được xem là chí cốt, chí thân. Có lẽ chẳng có ai trên đời này mà không có bạn cả, mối quan hệ giữa ta và bạn, thứ tình cảm giữa ta và bạn được gọi bằng hai từ rất đơn giản là "tình bạn". Nhưng liệu có mấy ai thực sự thấm thía và biết rằng hai chữ ấy thật quý giá biết nhường nào. Xin nhấn mạnh một điều "tình bạn" ở đây không phải là kiểu bạn bè xã giao, quen biết sơ sài, mà là những người bạn chân chính, tri kỷ có một vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
Trong muôn ngàn các mối quan hệ trên đời, tình bạn là mối quan hệ thật đặc biệt, không xuất phát từ sự rung động của con tim như tình yêu, không có mối dây ruột thịt như tình thân, nhưng tình bạn lại dường như tổng hòa của các thứ tình cảm trên đời. Hai con người gặp nhau, rồi vì vài cuộc nói chuyện hợp ý, vì vài sở thích chung bỗng dưng trở thành bạn lúc nào không hay. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của một tình bạn, để có thể duy trì tình bạn ấy thật lâu thì trước hết ta cần đối xử với nhau thật chân thành. Chân thành nghĩa là thành thật với nhau, tình cảm xuất phát từ chân tâm, từ đáy lòng, sẵn sàng trao niềm tin vào bạn bè, tuyệt đối không nghi kỵ hay ngoài mặt nói một kiểu trong dạ lại có suy nghĩ khác đi. Đó là đeo mặt nạ để kết bạn, những hành vi như vậy thật khó để có một tình bạn lâu dài. Có những thứ cơ bản như thế thì bạn chơi với chúng ta mới đủ niềm tin để mở lòng, để tiếp nhận tình cảm từ chúng ta và sẵn sàng chia sẻ những tâm tư tình cảm của họ cho chúng ta được biết. Người ta thường nói câu "Có qua có lại mới toại lòng nhau", nên có một số người thường bảo rằng, tại sao bản thân họ luôn phải mở lòng trước, luôn phải hy sinh nhiều hơn, còn người bạn của họ thường đáp lại sau. Đó thực sự cũng chưa đúng lắm, bởi cái bạn nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của sự việc, còn sâu xa như thế nào khó có thể biết được. Mà chung quy, trong một tình bạn mà ngay từ lúc ban đầu đã có những suy tính thiệt hơn như vậy thì thật sự không ổn. Nên nói đi cũng phải nói lại, chỉ có sự chân thành mới là cơ sở của một tình bạn vững bền và lâu dài, những thứ khác chỉ là thứ yếu mà thôi.
Cũng chớ nhầm tưởng giữa việc cùng chí hướng sở thích, với việc cùng ghen ghét, đem chuyện nói xấu, tiết lộ bí mật của một người thứ ba ra làm cầu nối của tình bạn ấy. Tình bạn thật sự chỉ xuất phát từ chính những suy nghĩ, những niềm rung cảm đồng điệu từ tâm hồn, chứ chẳng phải là từ một câu chuyện bàn tán về một người không liên quan. Biết đâu được nay họ nói với ta, mai kia họ lại đi kể xấu ta với kẻ khác, người hay đưa chuyện mồm năm miệng mười như vậy cũng khó có thể làm bạn lâu dài. Ai có thể đủ tin tưởng tâm sự chuyện riêng tư cho một người như thế chứ? Vậy nên trước muốn có một tình bạn chân thành thì phải biết tu tâm dưỡng tính cho thật tốt, nếu ta đã tốt rồi thì ắt xuất hiện một người bạn chân thành đến với ta.
Một tình bạn gắn bó tri kỷ, thì chẳng khác nào tình thân ruột thịt cả, đó sẽ là người thay cha mẹ họ hàng, ở bên ta lúc ta khổ đau, bất hạnh, họ sẽ là người đầu tiên đến bên ta nếu như người thân của ta chưa tới kịp. Phải công nhận một điều rằng, bạn thân là một khái niệm rất mơ hồ và rất rộng, chúng ta sẵn sàng chia sẻ những thứ tình cảm sâu kín nhất của bản thân cho bạn của chúng ta, nhưng chưa chắc đã dám nói với cha mẹ, với người yêu. Có lẽ khi ở cùng bạn ta đã dẹp hết cái tự trọng, cái nỗi xấu hổ hoặc sợ hãi để tự lột trần bản thân chăng? Ở cùng bạn, ta sẵn sàng lộ ra những khuyết điểm xấu xí, những góc khuất trong tâm hồn, vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau chắc bạn thân ta sẽ là người biết đầu tiên. Mà một điều đặc biệt khiến ta có xu hướng muốn tâm sự và dựa dẫm vào bạn bè hơn là người thân là bởi bạn thường dễ thông cảm và ít áp đặt hơn, trên hết họ có cùng lứa tuổi, cùng suy nghĩ và cũng dễ dàng tha thứ hơn cả. Ở bên những người bạn tốt thật sự, con người sẽ ít hoặc không cảm thấy áp lực, tuy nhiên nói thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của gia đình, gia đình vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân.
Ông bà ta có câu "Học thầy không tày học bạn", đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, có thể thấy từ xa xưa con người ta đã ý thức về tình bạn một cách rất thâm thúy. Bạn vừa là bạn cũng lại vừa là thầy, bạn sẽ dạy cho ta những thứ mà thầy không thể dạy được, dạy ta chơi, dạy ta vui vẻ, dạy ta biết thế nào là sự tuyệt vời khi có bạn tốt ở bên, bạn nếu giỏi hơn ta bạn có thể chỉ dạy ta mà không nề hà khoảng cách, tôn ti. Thế đấy!
Nói đến đến chữ "tin", không chỉ riêng tình bạn, mà trong bất cứ mối quan hệ nào thì việc tin tưởng lẫn nhau là điều tối cần thiết, ta tin bạn, ngược lại bạn cũng tin ta, chính điều ấy đã xóa bỏ mọi sự phòng bị, khoảng cách, khiến chúng ta mở rộng lòng mình hơn. Chúng ta sẵn sàng dang rộng đôi tay giúp đỡ bạn mình khi nó gặp trắc trở khó khăn, thậm chí bạn ta bị cả thế giới chỉ trích thì ta vẫn không đổi dời mà một lòng che chở, tin tưởng bạn, bởi so ra thì chỉ có ta biết nhiều nhất, hiểu bạn nhiều nhất, những kẻ ưa đâm thọc thì chỉ giỏi làm người khác tổn thương bằng những lời nói vô tình mà thôi. Nếu những lúc như thế ta bỏ bạn mà đi thì chẳng khác nào phản bội, bất nghĩa, vô tình ta đã tự hạ thấp nhân cách của bản thân mà không hề biết. Chơi với nhau kỵ nhất là tính ghen tị, ích kỷ hẹp hòi, nếu có tính ấy sớm muộn gì tình bạn cũng phải tan vỡ. Nếu đã xác định đó là người ta tin tưởng và yêu thương như những người thân trong gia đình, thì niềm vui hay nỗi buồn của họ cũng chính là của ta, bằng không đó chẳng phải là tình bạn thật sự nữa, bởi mang tiếng bạn mà chẳng đoái hoài tới nhau thì là kiểu bạn gì đây, bạn qua đường, hay là bạn có phúc cùng hưởng nhưng có họa thì thân ai nấy giữ?
Thêm vào đó, ta chơi với bạn nên và chỉ nên là vì những mục đích trong sáng, tốt đẹp, vì một mối quan hệ gắn bó cùng san sẻ vui buồn. Chớ đừng vì chút lợi nhỏ, vì lợi dụng bạn bè, hay vụ lợi về cho bản thân mình mà nỡ lòng phá hủy một tình bạn vốn trong sáng, vô tư. Người ta thường hay nhắc nhở, càng thân thiết thì lại càng phải rạch ròi lợi ích, có thế tình bạn mới lâu bền, nhưng điều đó chỉ dành cho những đôi bạn chưa thực sự tin tưởng nhau mà thôi, còn đã tin tưởng nhau rồi thì người ta lại chẳng để ý đến vài chuyện cỏn con như vậy, bạn mới là quan trọng. Bởi chẳng dễ dàng gì mà ta tìm được một người bạn hợp tính, thân thiết.
Với bạn, ta phải biết bao dung, chia sẻ, giúp đỡ đó là điều đương nhiên, nhưng không phải vì thế mà ta mù quáng bao che cho bạn cả những việc làm xấu. Chơi với bạn nhưng không có nghĩa là trở thành đồng lõa, dung túng cho bạn mắc sai lầm, thậm chí là cổ vũ bạn. Chúng ta cần phải biết quan sát và khuyên ngăn bạn đúng lúc, đúng nơi. Nhưng cũng phải thật nhẹ nhàng khéo léo, chớ đừng nóng giận mất khôn, lớn tiếng chỉ trích, điều đó chỉ làm mối quan hệ giữa ta và bạn trở nên căng thẳng, đã không khuyên giả được bạn thì chớ lại còn khiến bạn thêm bối rối mệt mỏi, thì thật không nên.
Khi bạn chúng ta thành công hay làm tốt một việc gì đó thì lời khen, lời cổ vũ là không thể thiếu và ngược lại khi bạn thất bại nản chí thì phải tìm cách kéo tinh thần bạn lên. Hãy tìm cách chia sẻ, giảm bớt nỗi chán chường của bạn, hãy là một người bạn lắng nghe tuyệt vời nhất và cũng là người biết thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của bạn nhất.
Tựu chung lại, tình bạn là một thứ tình cảm tuyệt vời, đưa dắt ta đi qua những năm tháng tuổi trẻ bồng bột, bầu bạn với ta lúc ta tuổi đã xế chiều, chân mỏi mắt mờ. Có một người bạn tri kỷ thì cuộc đời đã đủ mãn nguyện, đủ hạnh phúc. Tôi vẫn thường rất ngưỡng mộ tình bạn tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ, họ chẳng phân biệt xuất thân, tầng lớp, thân thiết kính trọng nhau đều vì một tình yêu âm nhạc. Tử Kỳ mắc bệnh qua đời, Bá Nha đập đàn vào đá, vì nghĩ từ nay trở đi chẳng còn người tri kỷ hiểu tiếng đàn của ông nữa. Niềm xót thương và trân trọng ấy ở đời mấy người có được? Thế nên mỗi người trong chúng ta hãy có một người bạn tri kỷ, sống mà không có bạn bè thì đó là một cuộc sống nhàm chán và vô vị đến chừng nào, chẳng khác gì ở đồng bằng mà như ở nơi thâm sơn cùng cốc.
ý nghĩa: cây tre là biểu tượng của văn hóa việt nam. cây tre làm cho ~ khuyết điểm của làng dường như biến mất nó thoắt lên vẻ thanh lịch tinh tú tre hóa thân thành thế giới văn hóa , tre trúc quây quần vui vẻ bên mọi ng trong làng in vào tâm trí mọi ng một niềm đậm đà, đặc sắc của cây tre làng. Mặc dù cây tre ko phải là 1 loại hoa j đó đẹp đex nhưng cây tre được biết đến với tên là biểu tượng của CANADA giống như 1 lá phong.
có cây tre thì ngôi làng hay thành phố j cũng trở nên phong phú hơn.
góp ý nhé mn người
Qua câu chuyện "Bài học đường đời đầu tiên" đã để lại trong tôi rất nhiều cảm xúc và bài học ý nghĩa. Câu chuyện dạy ta cách cư xử đúng đắn, có trách nhiệm với việc mình đã làm. Qua cả những hành động thiếu suy nghĩ của Dế Mèn mà gây ra chuyện đau đớn cho người khác. Những bài học ấy vô cùng quý giá nhưng có vẻ bài học chính được rút ra từ đây là Không nên kiêu căng, tự mãn, hống hách, coi bản thân mình giống như là kẻ vĩ đại nhất. Nó có thể gây hại cho người khác mà khiến ta phải ôm hận cả cuộc đời. Chúng ta nên sống yêu thương, đùm bọc, sống với tấm lòng bao dung, quan tâm và giúp đỡ bạn bè cũng như những người xung quanh. Như vậy ta có thể kết thêm thật nhiều bạn, được mọi người tôn trọng và đối xử lịch sự.
Cre: Quạnh:v
#Kocopy
* P/s: Đen chỉ nghĩ được vậy thôi Ri à;-;, xin lỗi Ri nhiều;-;" *
- Học tốt nha;-;
( @phuong27012010 : Bạn có thể đọc kĩ yêu cầu rồi trả lời được ko bạn? )
Tham khảo:
Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng em hôm nay. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.
Em luôn tự hào vì mình là một con dân nước Việt.Bởi lẽ những phẩm chất tốt đẹp cao quý là một phần rất quan trọng tạo nên con người Việt Nam.Dân ta từ xưa đến nay đã có nhiều truyền thống tốt đẹp vẫn còn được phát huy đến nay đó là truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu thảo cha mẹ.Người Việt Nam hiền lành,chất phác siêng năng cần cù.Những phẩm chất đạo đức con người Việt đã được ca tụng qua rất nhiều bài thơ như cây tre Việt Nam,....Nước ta được phát triển đến ngày nay cũng nhờ vào phần lớn công lao của ông ta thời xưa,dân tộc Việt Nam có một trái tim quả cảm và lòng yêu nước vô bờ bến.Tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy đã tô điểm thêm cho con người Việt Nam từ đó thúc đẩy chúng ta luôn cần phải học hỏi và phát huy những phẩm chất tốt đẹp ấy.
Tuỳ bút Cây tre Việt Nam được nhà báo, nhà văn Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim Cây tre Việt Nam của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dạt dào, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.
Mở bài là một câu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là người bạn thân gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
Phần thứ hai, tác giả nói đến cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt và giọng văn biến hoá, hấp dẫn, đã tạo cho tre có một vị trí đặc biệt trong mỗi chúng ta.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi xanh muôn ngàn cây lả khác nhau. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: Cây nào củng đẹp, cây nào củng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, là luỹ tre thân mật làng tôi. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: đâu đâu ta củng có nứa tre làm bạn.
Họ hàng nhà tre thật đông đúc: tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là cùng một mầm non măng mọc thẳng. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cùng mạnh mẽ vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy cũng có những vần thơ xúc động về sức sống của cây tre:
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu.
(Tre Việt Nam)
Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.
Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: Bóng tre trùm mát rượi để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh,... được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoảng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu dời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.
Cánh tay là hình ảnh hoán dụ ca ngợi cây tre là người bạn cần cù trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi, từng một nắng hai sương với bà con dân cày Việu Nam:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh răm.
Nói về cối xay tre thủ công Thép Mới gợi nhớ một thời gian khổ. Câu văn xuôi được cắt thành những vế ngắn 3, 4 chữ, có vần, nhằm tạo ra một trường liên tưởng về nền kinh tế lạc hậu, đời sống thiếu thốn của nhân dân ta sau một thế kỷ bị thực dân thống trị: Cối xay tre / nặng nề quay từ, nghìn đời nay / xay nắm thóc.
Tre được nhân hoá: Tre ăn ở với người, tre ... giúp người..., tre vẫn phải còn vất vả mãi với người, tre là người nhà,... Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như "khít chặt" những mối tình quê thắm thiết; thuỷ chung. Cách viết của Thép Mới rất tài hoa, cách dẫn thơ đạm đà, lí thú.
Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình què cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng.
Chiếc điếu cày tre làm niềm vui tuổi già, chiếc nôi tre là sự ấm êm hạnh phúc của tuổi thơ, cái giường tre bình dị gắn bó với mọi người mọi nhà sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ. Qua cây tre, tác giả ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung là đạo lí cao đẹp của dân tộc.
Tre là bạn thân, là người nhà là cánh tay của người nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là "đồng chí chiến đấu của ta" trong kháng chiến. Tre mọc thẳng, trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng là dáng đứng không chịu khuất của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép nối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:
Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chồng tre. Trong đoạn văn sau, tre được nhân hoá mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người dũng sĩ anh hùng lẫm liệt hiên ngang. Chữ "tre" được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp.
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre, anh hùng clúển đấu!.
Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí, lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kỳ đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.
Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng rung lên man mác trong nồm nam con gió thổi, là diều lá tre là sáo tre sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng:
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời..
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...
Phần thứ ba của bài tuỳ bút nói về cây tre trong tương lai. Như một quy luật của sự sống vĩnh hằng: Tre già măng mọc. Búp măng non sẽ còn mãi trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam. Tre, nứa sẽ còn mãi... còn mãi... còn mãi... với dân tộc ta, "chia bùi sẻ ngọt" với nhân dân ta trong hạnh phúc, hoà bình.
Đất nước sẽ được công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ có nhiều sắt thép, nhưng cây tre vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bóng mát của tre xanh, khúc nhạc tâm tình của tre, cổng chào thắng lợi, những chiếc đu tre, tiếng sáo diều tre vẫn trường tồn cùng đất nước và nhân dân ta trên dặm đường trường của những ngày mai tươi hát...
Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm là biểu trưng cao quý của dân tộc Việt Nam". Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.
Câu 1 (4,0 điểm): “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu vì sao tôi phải bảm chặt lấy tay mẹ. thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" (Bức tranh của em gái tôi- Tạ Duy Anh).
Hãy giải thích tâm trạng của nhân vật “ tôi" trong đoạn trích trên?(1,5 đ ).Viết một đoạn văn khoảng 6-7 câu trình bày bài học mà con rút ra được từ truyện ngắn trên?(2,5 đ)
Giải
Tâm trạng của nhân vật tôi ở đoạn thơ trên là 1 tâm trạng đan xen nhiều cảm loại cảm xúc thông qua câu "rồi hãnh diện , sau đó là xấu hổ" đã nêu rõ được đó là 1 tâm trạng của sự hãnh diện và cả sự xấu hổ sau bao nhiêu việc làm mà mình gây ra cho đứa em của mình.
Bài làm
Bài học đó là tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.
Để rồi mình phải xấu hổ trước những việc làm mà mình gây ra . Khi hối hận thì đã quá muộn để sửa rồi. Hãy tôn trọng những gì mà mình đang có đừng bao giờ ghen ghét hay đố kị vì nó chỉ làm cho chúng ta phải gánh hậu quả là thêm xấu hổ về bản thân của mình .
Câu 2: (6,0 điểm) Đọc kĩ đoạn khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giác mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
a.Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Của ai?(0,5 đ).
-Khổ thơ trên trích trong tác phẩm "Đêm nay Bác không ngủ".
-Của Minh Huệ. Được sáng tác vào năm 1951.
b.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? (0,5 đ)
Bài thơ Đêm nay bác không ngủ sáng tác năm 1951, dựa trên sự kiện có thực trong chiến dịch Biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân.
c.Chi ra những từ láy trong khổ thơ trên? Giải nghĩa những từ đó ? (1,0 đ)
-Từ láy là : mơ màng ,lồng lộng
từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
d. Viết một đoạn văn khoảng 8-9 câu nêu cảm nhận của em về nghệ thuật và nội dung của khổ thơ trên? (4,0 đ)
(bạn tự viết nhé muộn rùi nên mik phải ngủ :)
Chúc bạn học tốt !
Lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà bản thân mỗi người phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều khía cạnh như biết ơn cội nguồn, biết ơn những người sinh thành, giáo dưỡng, biết ơn những thế hệ đi trước, biết ơn cả những người giúp đỡ ta những lúc khó khăn, thất bại… Lòng biết ơn không chỉ đến từ những người, những việc lớn lao mà còn xuất phát từ những diều rất nhỏ. Đây là điều mỗi người cần ghi nhớ, để trân quý, để đáp lại bằng những hành động cụ thể với tất cả tấm lòng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Họ không ý thức, không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Cho nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay thì rèn luyện, bồi đắp lòng biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.
Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất.
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay. "Biết ơn" mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa. Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.
Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.
Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay. Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra.
Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng. Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống. Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.
hok tốt!!