Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những thời điểm quan trọng nhất của cuộc sống chúng ta đều tòm đến điểm tựa tin thần, những điểm tựa này sẽ vực chúng ta dậy khỏi những khó khăn, vấp váp của cuộc đời này. Một trong những điểm tựa vừng chắc chất, xoa dịu hết những nỗi đau của chúng ta đó chính là gia đình. Tình cảm gia đình có sức mạnh vô cùng to lớn mà không ai có thể phủ nhận được.
Gia đình hiểu theo nghĩa hẹp là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống cùng một nhà. Đó chính là tình cảm đẹp đẽ thiêng liêng nhất ai cũng nâng nui trân trọng bằng cả trái tim. Hay nếu như chúng ta mở rộng ra thì nó chính là sự gắn kết giữa người với người trong người trong xã hội. Tình cảm gia đình là quan hệ giữa những người cùng huyết thống máu mủ mà không ai có thể phủ nhận được. Tình cảm gia đình chính là điểm tựa thiêng liên nhất giúp chúng ta vượt qua được mọi rào cản về không gian và thời gian để đem đến cho mỗi cá nhan sự sống tốt đẹp nhất. Tình cảm gia đình không bó hẹp trong phạm vị huyết thống và nó có thể hiểu rộng ea mà toàn xã hội, là tình cảm giữa con người với nhau.
Tình cảm gia đình trước hết là tìn cảm giữa những người trong ia đình với nhau, đó là tình cảm vợ chồng, anh em, cha mẹ và con cái… Mỗi mỗi quan hệ thì đều chứa những tình cảm vô cùng bền vững, có sâu nặng thì tình cảm gia đình mới thuwjxc sự mang ý nghĩa của nó. Tình cảm gia đình có rất nhiều cách thể hiện đôi khi những sự quan tâm rất lại làm nên những điều vô cùng to lớn.
Sự quan tâm mà con người dành cho cha mẹ có thể làm cho cha mẹ ấm lòng hơn biết bao nhiêu. Trong những lần cha mẹ đi làm vất vả không cần phải điều hòa mới làm dịu đi cơn mệt mỏi và chỉ cần một cốc nước của con cũng khiến cho người cha mẹ cảm thấy mát lòng. Đây là một hành động vô cùng nhỏ xua tan đi những vất vả trong cuộc sống.
Tình cảm gia đình có khiến cho con người luôn cảm thấy gần nhau hơn cho dù khoảng cách có bao xa đi nữa. Điều này có được vì chúng ta gửi gắm những tình cảm chân thành nhất, gắn bó với nhau bằng cả tấm lòng của mình luôn nghĩ đến nhau, đó chính là khi tình cảm gia đình được thể hiện một cách thầm kín nhất. Chính khoảng cách xa xôi, những khó khăn trong cuộc sống sẽ khiến cho con người chúng ta gần nhau hơn. Kể cả có cách nhau nửa vòng trái đất thì chúng ta vẫn vậy, vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm quý báu nhất. Bức thư của người cha Đỗ Xuân Thảo gửi con Nguyễn Nhật Nam được đăng tải trên mạng internet là minh chứng rõ ràng về tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Nó không những là tình yêu mà còn là niềm tự hào của người cha đối với con.
Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đẹp , tồn tại vĩnh hằng vì nó thuộc về thế giới tinh thần là những gì cao quý bền vững nhất. Cuộc sống luôn tiềm ẩn những giá trị tốt đẹp và nó không bao giờ mất đi. Tình cảm ấy sẽ là nơi chúng ta thấy được niềm tin trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là tình cảm gắn kết diệu kỳ nhất mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người giúp con người vượt qua được những khó khăn thử thách.
Trong xã hội hiện nay, vòng xoáy tranh đua tiền bạc ngày càng cuốn con người đi đến những mối quan hệ phong phú trong xã hội. Có những chúng ta quên mất đi tình cảm gia đình. Nhưng dù có là vậy thì nó chính là những thứ tình cảm vô giá nhất, quan trọng nhất không gì có thể thay thế được. Nó đặt cạnh những thứ tình cảm khác nhưng nó chính là điểm tựa tinh thần cho tất cả chúng ta. Nếu không có gia đình thì tâm hồn chúng ta sẽ trở nên khô cằn, đánh mất hẳn phần quan trọng nhất trong cuộc sống. cho nên để giữ vững được tình cảm này thì chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là thứ vô cùng cao quý, vô cùng bền vững nhưng nếu như không biết trân trọng thì chúng ta cũng đánh mất đi thứ tình cảm cao đẹp đó.
Để tình cảm gia đình luôn bền vững thì mỗi người cần ý thức trau bồi, bồi đắp từ những điều nhỏ nhặt nhất. Những sự quan tâm nhỏ nhất sẽ làm cho tình cảm gia đình tốt đẹp hơn nhân văn hơn. Nếu như tình cảm gia đình vượt qua tình cảm huyết thống thì nó là tình cảm cao đẹp nhất. Nếu như có lúc nào bạn cảm thất bấn mãn chán nản với gia đình của mình thì hãy nghĩ đến những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, họ muốn cất lên một tiếng gọi cha mẹ nhưng cũng không được, thèm khát tình yêu thương nhưng không có. Những người an hem những gia đình không phải quan hệ máu mủ mà biết quan tâm chia sẻ cho nhau là điều cần thiết nhất cho sự phát triển của xã hội. Bởi vì chỉ khi con người biết nghĩ về người khác thì con người ta mới có thể chân thành với nhau, xã hội mới có thể phát triển được.
Trong xã hội hiện đại, quan hệ xã hội được mở rộng nhiều thang đó các giá trị ngày càng bị đảo lộn hoặc bị thay thế bằng các thang đo khác thì tình cảm gắn kết giữa con người với con người trong xã hội là mắt xích quan trọng để hắn kết con người lại với nhau, xã hội này ngày càng tốt đẹp hơn.
Em tham khảo:
Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và (Quan hệ từ) là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.
Em tham khảo:
Chắc hẳn không còn ai không còn xa lạ gì với câu tục ngữ: " Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Câu rút gọn chủ ngữ). Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, " Một cây " ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có " ba cây " chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể " nên cả hòn núi cao ". Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi.
1,Tham khảo:
Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất.
2,Tham khảo:
Trong văn bản "Sống chết mặc bay", tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan "phụ mẫu" ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi, trông thật sung sướng làm sao! Quan vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự vì cuộc sống mưu sinh chỉ trông chờ vào mảnh ruộng bé tí tẹo, mùa gặt không đủ lo cho gia đình mà còn phải phục vụ quan "cha mẹ", thử hỏi đạo lí ở đâu?! Xin trình, đạo lí ấy kia kìa, đang rất là vô tư vui vẻ với chánh tổng, sở tại,... trông mới uy nghiêm "như thần như thánh" làm sao! Bằng 2 nghịch cảnh khác nhau trong Sống chết mặc bay, tác giả đã lên án tên quan lòng lang dạ thú mặt người và sự đày đọa khốn đốn của người nông dân xưa.