K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2021

    Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”. Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
    Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo ...vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức. Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.

25 tháng 3 2020

1. Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

2. Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

3. Ông cha ta đã căn dặn con cháu dù trong hoàn cảnh này cũng phải sống lương thiện, sống tốt đẹp, tuyệt đối không được đánh mất đi phẩm giá của mình. Kinh nghiệm này đã được dân gian đúc kết qua câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

27 tháng 3 2021

tham khảo

câu rút gọn:Trong những trường hợp như vậy.

  Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.Vậy đói, rách, sạch, thơm có nghĩa là gì? Đói, rách ở đây đều chỉ sự thiếu thốn của con người. Rách là tình cảnh nghèo nàn, rách nát. Thơm có nghĩa là đẹp đẽ, sạch sẽ. Câu tục ngữ đã đưa đến cho chúng ta một thông điệp vô cùng ý nghĩa, đó là dù trong hoàn cảnh nào bạn cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người. Trong cuộc sống, có rất nhiều người nghèo, hoàn cảnh thiếu thốn nhưng họ luôn nỗ lực, chăm chỉ làm việc để vượt qua số phận. Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện ăn cắp, ăn trộm một tài sản quý giá của ai đó để làm giàu cho bản thân. Tuy nhiên vẫn có những người không thiếu thốn, có đủ khả năng lao động nhưng suốt ngày đi cướp của, ăn cắp bởi lẽ họ là những người lười lao động và không màng đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thật vậy, hãy là người sống tốt, sống sạch! Đừng để những bóng đen ở ngoài kia che lấp đi ánh sáng của bạn.

=> Câu đặc biệt: Thật vậy, hãy là người...

7 tháng 12 2019

Tham khảo gợi ý sau:

- Nghĩa đen: đói vẫn phải ăn miếng ăn sạch sẽ, rách cũng nên giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa bóng: Dù trong nghịch cảnh nào cũng phải giữ vững phẩm chất, kiên định, tinh thần trong sạch. Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn. Trong hoàn cảnh ấy, nhân cách con người dễ bị tha hóa. Bởi vậy con người càng phải giữ vững phẩm giá, bản chất lương thiện.

- Từ 2 hình ảnh này, câu tục ngữ đưa ra lời khuyên: Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào, con người cũng phải giữ cho tinh thần mình được trong sạch, khẳng định một nhân cách cao đẹp, đáng quý.

- Là sự tự khẳng định và đề cao phẩm gía người lao động.

- HS sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn (1.5đ)

- HS gạch chân dưới câu đặc biệt và câu rút gọn đó (0.5đ)

20 tháng 4 2020

"Cha muốn con hay, thầy muốn cho trò khá" là một câu tục ngữ rất hay của người Việt. Ý nghĩa cả hai vế của câu tục ngữ đều được thể hiện theo nghĩa đen chứ không phải ẩn giấu trong nghĩa bóng như nhiều câu tục ngữ khác, đã cho thấy cách nhận rất thẳng thắn, tự nhiên của người xưa về cái lẽ thường tình trong mối quan hệ cha - con, thầy - trò. Đúng như vậy, đã là cha, ai cũng muốn con của mình lĩnh hội được nhiều kiến thức, đỗ đạt thành tài. Mai sau cống hiến cho đất nước. Và như thế, câu tục ngữ này khuyên nhủ những bậc làm cha mẹ, những người thầy, cô giáo hãy luôn nhớ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con trẻ.

**Câu rút gọn: Mai sau cống hiến cho đất nước.**

#tham khảo

6 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Chắc hẳn không còn ai không còn xa lạ gì với câu tục ngữ: " Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Câu rút gọn chủ ngữ). Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, " Một cây " ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có " ba cây " chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể " nên cả hòn núi cao ". Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi. 

6 tháng 2 2022

chị ơi, bạn í bảo câu rút gọn mà chị?

27 tháng 2 2022

em tham khảo các ý sau để làm bài nha:

a. Một số hoàn cảnh có thể sử dụng “Uống nước nhớ nguồn”:

- Để nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân.

- Để thể hiện tình cảm của các thế hệ học sinh đối với công lao của các thày, cô giáo…

b.

* Hình thức: một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10)

* Nội dung: đây là đề mở, chủ đề tự chọn. Có thể tham khảo một trong cách chủ đề ở câu a). Có thể sử dụng câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để làm câu mở đoạn, giới thiệu vấn đề hoặc câu kết đoạn để khẳng định lại vấn đề.

Đoạn văn tham khảo:

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thế hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta món nợ đời sâu nặng:

       Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy      

 Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

22 tháng 5 2021

Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.

 

22 tháng 5 2021

Bạo lực học đường gây nên nhiều hậu quả cho người bị hại. Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường, khi không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường.