K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2021

Có ai đó đã nói rằng: Cuộc đời của mỗi người giống như cuộc đời của mỗi đóa hoa. Mỗi người đều được sinh ra trong tình yêu thương và sự chở che của gia đình rồi nhờ sự chăm sóc, yêu quý đó mà dần trưởng thành, lớn lên, sống và cống hiến cho cuộc đời rồi già đi, trở về cõi hư vô. Cũng như mỗi đóa hoa, từ một mầm non nhỏ bé nhờ nhựa cây mà lớn dần, lớn dần rồi bung nụ, nở hoa khoe sắc tỏa hương làm đẹp cho đời rồi rụng rơi, theo làn gió bay đi. Có lần tôi đã đọc được ở đâu đó rằng: Người Nhật hàng năm đều tận hưởng lễ hội ngắm hoa anh đào, một loài hoa được coi là quốc hoa của Nhật Bản, có lẽ để nhắc nhau rằng nếu biết cuộc đời là ngắn ngủi, hãy sống tốt đẹp như đời một bông hoa đã sống. Mỗi ngày ta hãy cười thật nhiều để trái tim mình đập rộn ràng, rung cảm trước mọi điều đẹp đẽ của cuộc sống: hãy hít thở thật sâu bầu không khí trong lành... hãy cống hiến, hãy sẻ chia hết mình, để cuộc đời mình luôn tươi đẹp như cuộc đời một bông hoa. Như hoa kia, dùng dòng nhựa tinh túy của đất trời để biến thành hương, thành sắc tỏa ngát làm đẹp cho đời. Những bông hoa cũng có lúc phải run rẩy trong cơn mưa rào nhưng rồi vẫn mạnh mẽ chờ đón nắng về để tiếp tục tỏa hương, khoe sắc. Con người cũng vậy, trên đường đời luôn gặp những khó khăn, gian khổ thì cũng phải luôn kiên cường vượt qua, sẽ gặt hái được thành công. Còn gì đẹp hơn khi hoa kia mỗi ngày được rực rỡ, con người mỗi ngày được sống trong hạnh phúc, niềm vui. Và dù khi hoa đã lìa cành về với cội thì nó vẫn là thứ đẹp đẽ, tinh khôi nhất. Con người cũng thế, dù một mai trở về cát bụi, thể xác không còn hiện hữu thì họ cũng vẫn luôn là ký ức đẹp trong lòng người ở lại bởi cũng như hoa, họ đã tô điểm cho cuộc đời những màu sắc riêng biệt mà chỉ ở họ mới có.

Tham khảo

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người cha rất thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật (liệt kê). Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.