Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trái Đất thân mến!
Hôm nay, ngày đầu năm mới mình chúc cậu được dồi dào sức khoẻ, luôn sạch sẽ và đạt được nhiều thắng lợi nhé!
Trái Đất, biết không! Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn Nobita, Doremon, Xuka, Chaien và Xeko mà mình đã xây dựng được hành tinh mơ ước này đấy. Ở hành tinh của mình không khí trong lành không bị ô nhiễm. Bởi mọi phương tiện đi lại đều được sử dụng Pin năng lượng từ, không có khí thải, máy móc vận hành rất êm ái, di chuyển nhanh chóng, an toàn. Các nhà máy áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín, tối ưu về kinh tế mà không gây hại cho môi trường. Cảnh vật ở đây rất hiền hoà, con sông êm đềm tưới mát cho đồng ruộng, bầu trời trong xanh vời vợi, bốn mùa chim ca múa hát.
Hành tinh của mình có một hệ thống bệnh viện tuyệt vời, mọi người dân đều được chăm sóc tận tình, ai ai cũng khoẻ mạnh ít khi đau ốm. Robot cứu thương đa năng và mạnh mẽ, ở đâu có bệnh nhân thì robot lập tức có mặt để đưa người bệnh đi chữa trị. Các y tá thì rất dễ thương, xinh đẹp lại nhân hậu, giúp đỡ bệnh nhân rất ân cần, chu đáo. Các bác sĩ thì rất chuyên nghiệp, tay nghề cực giỏi chưa từng có ca bệnh nào mà bác sĩ chịu thua, tất cả đều được chữa khỏi, trừ những người già hết tuổi thọ mà thôi.
Hành tinh của mình có một nền giáo dục văn minh hiện đại, trẻ em được học nề nếp, luật pháp từ sớm. Người lớn thì luôn luôn gương mẫu, cho nên thế hệ này nối tiếp thế hệ sau đều trưởng thành trong khuôn phép, đạo đức và lễ nghĩa noi gương người đi trước. Mọi người đều chấp hành nghiêm túc luật pháp, thượng tôn pháp luật, giao thông, đi lại ngăn nắp như xếp hàng, … Nếu ai vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ sẽ bị phạt bồi thường hoặc nếu nghiêm trọng sẽ bị đưa về Diêm Vương tinh vĩnh viễn không được quay lại Sao Hoả. Do đó, ở hành tinh của mình chưa bao giờ có cướp, giết, hiếp hoặc chiến tranh, xâm chiếm. Tất cả đều sống chan hoà, yêu thương, giúp đỡ đồng loại.
Công nghệ ở hành tinh của mình đã đạt đến độ siêu phàm, khắc chế mọi trở ngại của thiên nhiên, trời hạn đã có mưa nhân tạo, trời lụt đã có robot tan mây, muốn bay lên thì có chong chóng tre, muốn đi xa thì có phi thuyền mặt trăng, … Tất cả đều hoàn hảo đến từng chi tiết. Phục vụ tối đa cho nhu cầu của con người trên hành tinh này.
Trái Đất ơi! Sao Hoả hi vọng Trái Đất có thể sớm giải quyết được các vấn đề cấp bách và nan giải hiện nay như là: Chiến tranh, khủng bố, dịch, bệnh, thiên thai, ô nhiễm, … để có thời gian đến hành tinh của mình tham quan, thư giãn, xem cảnh đẹp. Mình cũng lấy làm tiếc rằng: Mọi máy móc, công nghệ siêu phàm và hiện đại chỉ có tác dụng duy nhất khi ở trên hành tinh Sao Hoả mà thôi, đem đến hành tinh khác thì không sử dụng được. Nếu không mình sẽ gửi cho bạn đội Robot hùng hậu nhất giúp bạn giải quyết nhanh chóng những vấn đề nan giải ấy.
Mình có rất nhiều món ngon để đãi bạn đấy, hoàn toàn sạch sẽ không bị nhiễm hoá chất độc hại hay thuốc trừ cỏ, trừ sâu gì đâu. Bạn hãy yên tâm nhé! Mong sớm được đón bạn đến chơi! Bạn thân của Trái Đất,
Sao Hoả.
Ao Cá, ngày 05 tháng 3 năm 2015 Ông Bụt thân yêu!
Con thường đọc trong truyện cổ tích, con thấy rằng mỗi khi người hiền hậu, nghèo khó bị áp bức, bất công, ngồi buồn rầu, khóc than thì ông liền hiện ra giúp đỡ. Nhưng ông ơi! con đợi hoài, đợi mãi mà sao chẳng thấy ông đâu? Ông thấy đấy, không phải là con mồ côi cha mẹ, con biết rằng con có cha có mẹ đầy đủ. Nhưng không hiểu sao từ lúc sinh ra cho đến bây giờ con chưa một lần thấy họ. May mắn thay con được một vị sư từ bi, đức độ nhận về nuôi. Ở đây có rất nhiều trẻ có hoàn cảnh như con, thậm chí có trẻ còn bi đát hơn, có đứa thì cụt mất chân do bị chó hoang cắn, có đứa thì bị mất bộ phận sinh dục do bị kiến tha, … Suốt những năm tháng khó khăn vất vả, tất cả chúng con đều được “mẹ” sư và các nhà hảo tâm chăm lo từng ngụm sữa, miếng ăn, giấc ngủ, tấm áo, cái quần, … Nếu không có các vị ấy thì chắc hẳn rằng con không còn được sống đến hôm nay để viết thư gửi ông đâu. Năm lên ba, con từ giã “mẹ” sư đến một ngôi nhà mới sạch đẹp và xa lạ, sau khi người ta đã “cúng dường” cho chùa một khoản tiền lớn. “Ba mẹ” mới của con hiếm muộn muốn “xin” con về để làm phúc. “Ba mẹ” mới của con thật tốt, họ mua cho con rất nhiều đồ chơi, quần áo mới, đưa con đi những nơi rất rất đẹp. Trong vòng tay của “ba mẹ” con thấy thật hạnh phúc và ấm áp biết bao. Con thầm nghĩ: Có lẽ Bụt không hiện ra nhưng âm thầm giúp cho con có được một mái ấm thật sự. Từ khi có con ba mẹ làm ăn phất lên trông thấy, công việc trôi chảy, tiền vào như nước, nhà cửa đất đai, đâu đâu cũng có. Rồi mẹ có thai sinh liền một mạch hai em bé kháu khỉnh và cũng kể từ đó cuộc đời của con rẽ sang một hướng khác. Suốt ngày ba mẹ bận bịu chăm sóc cho hai em nên không có thời gian chăm lo cho con nữa, kiểu cách đối xử với con cũng khác trước nhiều lắm. Ba mẹ thường hay cáu gắt, mắng chưởi, … thậm chí đánh đập. Năm con lên năm, ba mẹ gửi con vào lớp bán trú, ở đó con được học, được các cô cho ăn ngày 3 bữa. Hôm nào trái gió trở trời mệt mỏi không muốn ăn thì con được các cô dồn tới tấp, vả miệng bầm tím, đút cháo đến sặc sụa, nôn oẹ ra, rồi cô múc lên đút tiếp. Nếu vẫn không chịu ăn thì cô bế lên giộng ngược đầu vào thùng phy nước, giống như kiểu tra tấn man rợ trong các bộ phim vậy. Đến khi ngủ, bé nào không chịu ngủ sẽ được cô cho uống nước chanh đường pha thuốc, sẽ ngủ la liệt cùng một giờ theo quy định. Cho đến một hôm, các cô mãi mê tự sướng facebook nên để một bé bị hóc dị vật, thân thể tím tái. Các cô vội đưa bé đến bệnh viện, nhưng tiếc thay bé đã tử vong từ lâu rồi. Sau đó, trường bị đóng cửa. Ba mẹ chuyển con qua một trường khác, học hết lớp 5, con được ba mẹ cho lên trại tôm của chú. Công việc hằng ngày của con là trông coi trại tôm, cho tôm ăn, tắt, mở máy sục khí theo lịch và đi mua rượu giúp chú. Nếu hôm nào vợ chồng chú vui, thắng bạc thì con được yên thân, còn không thì con như tấm bia đỡ đạn, như cái cối, tấm đe cho vợ chồng chú đập, đánh, lấy kèm bẻ răng, gí sắt nung vào người, …. những trận đòn thiếu chết ấy để lại trên tay, trên chân, trên thân thể con những vết sẹo chi chít, sẹo đè sẹo. Những ngày tháng ở đây con bị tra tấn, hành hạ chẳng khác nào thời trung cổ Bụt ạ. Bụt ơi! Không biết kiếp trước của con có phải là Bống không? mà kiếp này con chịu đau đớn, tủi nhục như thế này: Bống bống bang bang Ăn chi cơm bạc, cơm vàng Để rồi hoá kiếp trần gian đoạ đày (Kỳ Nam) Giờ đây, khi đã nằm sát dưới đáy ao sâu lạnh lẽo. Con viết đôi dòng gửi đến Bụt, thầm mong Bụt hiện ra hoá kiếp cho con. Để sau này con lớn lên, thế giới của con sẽ không bao giờ có những chuyện như vừa qua nữa. Con xin chân thành cảm ơn Bụt, chúc Bụt nhiều niềm vui và xem như việc Bụt hoá kiếp cho con cũng là một niềm vui của Bụt, Bụt nhé! Cá Bống.
Ngô Thị Thu TrangTrần Thọ ĐạtQuỳnh Nhiphương linhNguyễn Tử Đằngtrần thị diệu linhHuỳnh Ngọc ChâuNguyễn Phương LinhDương SảngPhạm Thu ThủyThảo PhươngMai NguyễnNguyễn Trần Thành ĐạtNguyễn Thị Hồng NhungĐỗ Hương GiangNguyễn Phương ThảoMai Hà ChiBFF_1234
giúp em nha,đừng chép mạng nhà em cần trong ngày bây giờ phải có,ngày mai nộp rồi ạ
Người viết không trả lời trực tiếp câu hỏi bán đất hay đề cập chuyện giá cả vì chuyện mua bán đất chỉ được đặt ra như một giả thiết. Từ giả thiết đó, người thủ lĩnh da đỏ thể hiện thái độ kiên quyết của mình trước việc bảo vệ đất đai, thiên nhiên. Đồng thời họ phản đối cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên của người da trắng.
Thông qua cách nói ấy, dù không trực tiếp, nhưng người thủ lĩnh da đỏ cũng đã ngầm nói không với đề nghị mua bán đất.
Bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỉ được coi là văn bản hay nhất, bởi:
- Tác giả đã viết với tất cả các tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất nước, không khí, muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
Thảo thương nhớ!
Thứ ba tuần này, Huyền đã nhận được thư Thảo. Biết bao mong nhớ, nên nhận được thư càng vui mừng.
Thảo ơi, tất cả các bạn trong lớp đều chuyền tay nhau đọc. Nhiều đứa trong lớp 4A vẫn chưa có dịp được lên thăm Hà Nội nên chưa biết cầu Long Biên, cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng gần trường Ái Mộ của Thảo là ở chỗ nào, gần hay xa.
Cái Hằng lớp trưởng đã có sáng kiến đem phô tô bức thư của Thảo dán vào nơi trang trọng nhất tờ báo “Khát vọng” của lớp. Cô giáo Thuỷ khen đó là một sáng kiến.
Lớp ta vẫn còn đủ mặt anh tài. Khí thế học tập hăng say và sôi nổi lắm. Tất cả đang hối hả ôn tập để tuần tới thi học kì I và thi “Vở sạch chữ đẹp” toàn trường. Đầu tháng 10, khối 4 trường ta được đi tham quan tượng anh hùng Trần Hưng Đạo và khu đền thờ các vua nhà Trần. Vui lắm! Chỉ tiếc là không có Thảo mà thôi.
Bố mẹ mình, chị em mình vẫn vui khoẻ. Vườn rau nhà mình rất xanh tốt. Cả lớp đều nhớ Thảo, gửi lời chúc Thảo học giỏi, chúc bố mẹ Thảo và Thảo vui khoẻ.
Nhớ viết thư nhé!
Chào bạn, gửi bạn nhiều cái hôn.
Đức Anh thân mến!
Chúng mình xa nhau thấm thoắt đã nửa năm rồi đấy nhỉ? Nhớ bạn quá, mình viết thư cho bạn đây. Trước hết, cho mình gửi lời hỏi thăm sức khoẻ đến hai bác và bé Quỳnh Nga nhé! Còn bạn, từ ngày chuyển về Hà Nội, việc học hành đã ổn định hẳn chưa? Có được mấy người bạn mới rồi? Bây giờ, mình sẽ kể về tình hình lớp cũ, trường cũ cho bạn nghe. Rất vui là lớp 3A của chúng mình, năm nay có mặt đầy đủ ở lớp 4A. Vui hơn nữa là cô Thuỷ tiếp tục làm chủ nhiệm nên cô hiểu rất rõ về từng học sinh, nhờ vậy mà sự giúp đỡ của cô rất có hiệu quả. Tổ 2 của chúng mình không còn bạn nào yếu kém nữa. Không khí thi đua học tập sôi nổi hẳn và điều đáng mừng hơn cả là 10 bạn tổ viên đều đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Riêng mình, học kì I vừa qua cũng đạt được điểm khá cao về tất cả các môn. Mình cũng đoạt được giải Nhì trong hội thi vở sạch chữ đẹp của trường. Hè này, bạn nhớ về quê chơi nhé! Chúng mình sẽ lại cùng nhau lên đê thả diều và bắt dế. Bạn bè gặp nhau, chắc là vui lắm đấy!
Thư đã dài, mình dừng bút ở đây. Chúc bạn và gia đình vui vẻ, gặp nhiều may mắn!Bạn thân
Quốc Tùng
Ao Cá, ngày 05 tháng 3 năm 2015 Ông Bụt thân yêu!
Con thường đọc trong truyện cổ tích, con thấy rằng mỗi khi người hiền hậu, nghèo khó bị áp bức, bất công, ngồi buồn rầu, khóc than thì ông liền hiện ra giúp đỡ. Nhưng ông ơi! con đợi hoài, đợi mãi mà sao chẳng thấy ông đâu? Ông thấy đấy, không phải là con mồ côi cha mẹ, con biết rằng con có cha có mẹ đầy đủ. Nhưng không hiểu sao từ lúc sinh ra cho đến bây giờ con chưa một lần thấy họ. May mắn thay con được một vị sư từ bi, đức độ nhận về nuôi. Ở đây có rất nhiều trẻ có hoàn cảnh như con, thậm chí có trẻ còn bi đát hơn, có đứa thì cụt mất chân do bị chó hoang cắn, có đứa thì bị mất bộ phận sinh dục do bị kiến tha, … Suốt những năm tháng khó khăn vất vả, tất cả chúng con đều được “mẹ” sư và các nhà hảo tâm chăm lo từng ngụm sữa, miếng ăn, giấc ngủ, tấm áo, cái quần, … Nếu không có các vị ấy thì chắc hẳn rằng con không còn được sống đến hôm nay để viết thư gửi ông đâu. Năm lên ba, con từ giã “mẹ” sư đến một ngôi nhà mới sạch đẹp và xa lạ, sau khi người ta đã “cúng dường” cho chùa một khoản tiền lớn. “Ba mẹ” mới của con hiếm muộn muốn “xin” con về để làm phúc. “Ba mẹ” mới của con thật tốt, họ mua cho con rất nhiều đồ chơi, quần áo mới, đưa con đi những nơi rất rất đẹp. Trong vòng tay của “ba mẹ” con thấy thật hạnh phúc và ấm áp biết bao. Con thầm nghĩ: Có lẽ Bụt không hiện ra nhưng âm thầm giúp cho con có được một mái ấm thật sự. Từ khi có con ba mẹ làm ăn phất lên trông thấy, công việc trôi chảy, tiền vào như nước, nhà cửa đất đai, đâu đâu cũng có. Rồi mẹ có thai sinh liền một mạch hai em bé kháu khỉnh và cũng kể từ đó cuộc đời của con rẽ sang một hướng khác. Suốt ngày ba mẹ bận bịu chăm sóc cho hai em nên không có thời gian chăm lo cho con nữa, kiểu cách đối xử với con cũng khác trước nhiều lắm. Ba mẹ thường hay cáu gắt, mắng chưởi, … thậm chí đánh đập. Năm con lên năm, ba mẹ gửi con vào lớp bán trú, ở đó con được học, được các cô cho ăn ngày 3 bữa. Hôm nào trái gió trở trời mệt mỏi không muốn ăn thì con được các cô dồn tới tấp, vả miệng bầm tím, đút cháo đến sặc sụa, nôn oẹ ra, rồi cô múc lên đút tiếp. Nếu vẫn không chịu ăn thì cô bế lên giộng ngược đầu vào thùng phy nước, giống như kiểu tra tấn man rợ trong các bộ phim vậy. Đến khi ngủ, bé nào không chịu ngủ sẽ được cô cho uống nước chanh đường pha thuốc, sẽ ngủ la liệt cùng một giờ theo quy định. Cho đến một hôm, các cô mãi mê tự sướng facebook nên để một bé bị hóc dị vật, thân thể tím tái. Các cô vội đưa bé đến bệnh viện, nhưng tiếc thay bé đã tử vong từ lâu rồi. Sau đó, trường bị đóng cửa. Ba mẹ chuyển con qua một trường khác, học hết lớp 5, con được ba mẹ cho lên trại tôm của chú. Công việc hằng ngày của con là trông coi trại tôm, cho tôm ăn, tắt, mở máy sục khí theo lịch và đi mua rượu giúp chú. Nếu hôm nào vợ chồng chú vui, thắng bạc thì con được yên thân, còn không thì con như tấm bia đỡ đạn, như cái cối, tấm đe cho vợ chồng chú đập, đánh, lấy kèm bẻ răng, gí sắt nung vào người, …. những trận đòn thiếu chết ấy để lại trên tay, trên chân, trên thân thể con những vết sẹo chi chít, sẹo đè sẹo. Những ngày tháng ở đây con bị tra tấn, hành hạ chẳng khác nào thời trung cổ Bụt ạ. Bụt ơi! Không biết kiếp trước của con có phải là Bống không? mà kiếp này con chịu đau đớn, tủi nhục như thế này: Bống bống bang bang Ăn chi cơm bạc, cơm vàng Để rồi hoá kiếp trần gian đoạ đày (Kỳ Nam) Giờ đây, khi đã nằm sát dưới đáy ao sâu lạnh lẽo. Con viết đôi dòng gửi đến Bụt, thầm mong Bụt hiện ra hoá kiếp cho con. Để sau này con lớn lên, thế giới của con sẽ không bao giờ có những chuyện như vừa qua nữa. Con xin chân thành cảm ơn Bụt, chúc Bụt nhiều niềm vui và xem như việc Bụt hoá kiếp cho con cũng là một niềm vui của Bụt, Bụt nhé! Cá Bống.
Đây là đề thi viết thư UPU lần thứ 44 đây mà!
Bạn tham khảo bức thư đoạt giải nhất nhé!
Xứ sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.
Nhà văn Andersen kính mến!
Ông còn nhớ cháu chứ? Cháu là “Cô bé bán diêm” trong truyện ngắn cùng tên của ông đây ạ, cô bé nghèo khổ phải dò dẫm lê bước trên tuyết giữa mùa đông lạnh giá và từ giã cuộc sống trong một đêm Giáng Sinh - đêm mà ai cũng đều cầu chúc những điều tốt lành.
Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình, hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và chính ông đã chẳng cho cháu có quyền được lựa chọn.
Cháu đã phải sống trong cảnh mồ côi mẹ, không lâu sau đó người bà thân thương nhất cũng qua đời; gia sản tiêu tán bởi người cha nghiện ngập, suốt ngày đánh đập, hành hạ con gái, nhất là khi cả ngày cháu chẳng bán được bao diêm nào.
Không chỉ nuôi ước mơ về một gia đình hạnh phúc, cháu còn muốn được đi học, được vui chơi như biết bao bạn bè cùng trang lứa, không phải mang bên mình chiếc túi đầy những bao diêm và canh cánh nỗi lo rằng sẽ không bán hết, bị mắng, bị chửi, bị đánh đập…
Cháu buồn và tủi thân lắm ông ạ! Giá như năm ấy, ông tặng cho cháu một mái ấm trọn vẹn, một cuộc sống đầy đủ để cháu được học, được đến trường cùng bạn bè thì hay biết mấy!
Thực lòng, thế giới cháu luôn mơ về trong những đêm say giấc không hẳn là một thế giới hiện đại, văn minh bậc nhất, cháu chỉ cần một cuộc sống mà ở đó con người chẳng bao giờ phải đối mặt với chiến tranh, hận thù, bệnh tật, đói nghèo, tệ nạn xã hội…
Cô bé bán diêm.Chính người bà mà cháu yêu quý đã rời xa cháu vĩnh viễn chỉ vì bệnh tật và nghèo khổ đấy ông ạ! Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng… Đó mới là một cuộc sống mà cháu hằng mong ước, ông có biết?
Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có một khoảng cách vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết đấy, trông thấy một bé gái nhỏ lạnh co vì rét giữa đêm giao thừa giá buốt chào diêm mà chẳng ai dừng lại mua giúp lấy một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay về một thế giới khác, người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn tán để thỏa mãn cho sự hiếu kỳ của họ.
Ông ơi! trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế. Tình thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu, giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được ông nhỉ?
Ông ơi! Chắc hẳn ông ngạc nhiên lắm! Cô bé của ông ngoan ngoãn ngày nào nay lại viết thư để phiền trách ông với lý do ông chưa cho nó được một cuộc sống như nó vẫn mơ ước. Không đâu ông, cháu hiểu vì nỗi lòng trăn trở, lo lắng cho những số phận trẻ em bất hạnh trên khắp thế giới nên ông mới viết nên một câu chuyện buồn như thế. Ông viết nó bằng cả tâm huyết của mình với hi vọng có thể thức tỉnh được trái tim vô cảm của một số con người, để chúng cháu có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Phải rồi ông ơi, từ ngày “Cô bé bán diêm” được xuất bản và phát hành ở nhiều nước trên thế giới, có rất nhiều fan hâm mộ viết thư cho cháu. Bức thư gần nhất mà cháu nhận được là những dòng tâm sự đầy cảm xúc của một cậu bé giấu tên đến từ Việt Nam. Trong thư, cậu có nhắc đến một cuộc thi với chủ đề rất hay: “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó”.
Vậy là cháu quyết định viết và gửi thư cho ông với mong muốn qua nhưng chuyến xe bưu chính UPU, lá thư này sẽ đến được tay ông, giúp ông hiểu được nhiều hơn những ước mơ, hoài bão của cháu cũng như bao trái tim bé bỏng khác về một thế giới mà mọi đứa trẻ đều muốn lớn lên và phát triển ở đó.
Ông ơi! Hi vọng ông sẽ nhớ về cháu, về truyện ngắn mang tên đứa bé này hơn 166 năm về trước. Luôn ấp ủ một niềm tin là ông vẫn khỏe mạnh, luôn ấp ủ một tình yêu đối với Andersen của cháu! Chúc ông một buổi tối thật nhiều niềm vui!