Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
“Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.
Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao.
Tham khảo ạ:
Tố Hữu là người đại diện xuất sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam và cũng là nhà thơ có phong cách riêng trong sáng tác. Tố Hữu có giọng thơ trữ tình đằm thắm, các sáng tác của ông luôn gắn liền với các chặng đường quan trọng của lịch sử dân tộc. Vì vậy, thơ Tố Hữu vừa đậm đà tính dân tộc nhưng không tách rời tính hiện đại.
Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.
Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến.
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sống Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc - tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỷ niệm:
Nhớ gì như nhớ người yêu
...
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình:
Ta về, mình có nhớ ta
...
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa.
Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng. Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc - đó là hình ảnh những mái nhà “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng - Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ:
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng,…
Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.
Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, bởi vì chỉ cần phác họa khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:
Những đường Việt Bắc của ta
...
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hy sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: "Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai", sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: "Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi", sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
...
Đất trời ta cả chiến khu một lòng.
Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của Cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hy vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước Cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc:
Mình về, còn nhớ núi non
...
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa
Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình :
Ở đâu đau đớn giống nòi
...
Quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà.
Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta và mình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước Cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến.
Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già;
…
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường
Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;
Nắng trưa rực rỡ sao tràng;…
và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:
Chày đêm nện cối đều đều suối xa;
Đêm đêm rầm rập như là đất rung;…
Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:
Mình về, mình có nhớ ta;
Mình về, có nhớ chiến khu;
Nhớ sao lớp học i tờ;
Nhớ sao ngày tháng cơ quan;
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,…
Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.
Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhớ tâm nguyện thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.
Tui ko bắt buộc nha!
Ai làm thì làm ko làm thì (cút; biến; thôi; vẫn phải làm) điền vô!!!
cái đồ dở hơi biết bơi
đã giúp rồi còn chửi
éo muốn giúp nữa luôn
tôi nois rồi đấy nhá
Cuộc sống sẽ ra sao nếu con người ai cũng nhút nhát không dám làm, không dám thể hiện mình? Có thể thấy, dũng cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người nói riêng và đối với cuộc sống nói chung. Dũng cảm đó là một tinh thần vượt qua tất cả những khó khăn và thử thách dám vượt qua và vững bước trên cuộc sống này. Đó là điều tạo nên những giá trị vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Dũng cảm còn là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó. Nếu trong cuộc sống con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thì sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn. Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Lại có những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống… Là một học sinh, mầm non tương lai của đất nước, ngay từ hôm nay chúng ta hãy rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm để có thể đương đầu với khó khăn, sóng gió trong tương lai sau này. Cuộc sống không trải hoa hồng đón những người hèn nhát, việc bạn phấn đấu hôm nay sẽ là quả ngọt cho ngày mai.
sai thì khỏi k nha
Những ngày mưa lũ ở quê em, nước sông dâng cao gây ngập các ao hồ nuôi cá, tôm. Cá vì vậy mà tràn ra ngoài rất nhiều, đặc biệt là ở các kênh mương. Điều này khiến cho những hộ gia đình có ao hồ bơi thiệt hại rất lớn. Mặt khác, một số người dùng kích điện để đánh bắt cá tôm đem bán nhằm kiếm thêm thu nhập.
Hôm đó, như thường lệ, chú Huy cũng ra đồng, đến các kênh mương đánh cá. Khi chú đưa hai đầu của chiếc sào có dòng điện chạy qua xuống nước thì các loài cá tôm và những động vật xung quanh vùng điện giật gây tê liệt rồi chết đi. Sau đó, chú dùng vợt vớt cá lên bỏ vào giỏ của mình.
Bên kia mương, chú Mai kéo điện từ nhà ra tới bờ mương để bắt cá. Tôi rất lo sợ, vì qua bài học cô giáo giảng, em biết được rằng việc đánh bắt cá bằng dụng cụ kích điện là vô cùng nguy hiểm. Tôi cố lấy hết dũng cảm đến và nói với hai chú:
- Dạ thưa chú, cháu nghĩ các chú không nên đánh bắt cá bằng các dụng cụ như thế này ạ.
Chú Giang ngước lên, nhìn tôi bằng vẻ cảnh cáo rồi bảo:
- Để yên cho chú làm, cháu đừng cản như thế, không hay đâu.
Tôi gắng giải thích:
- Chú ạ, chú biết không, nước và đất thuộc hai loại môi trường có khả năng dẫn điện. Nên lỡ mà nguồn điện có hở khi đang trong quá trình đánh bắt, nguồn điện phóng ra rất dễ gây suy tim..
Chưa kịp để tôi nói xong, chú Giang ngắt lời:
- Mày đừng nói gở, thằng nhóc con này.
Chú Kiểm bên cạnh nghe thế , bèn nói:
- Để cho cháu nó nói hết xem nào
Tôi tiếp lời:
- Khi dùng kích điện đánh bắt, không chỉ cá tôm bị giết mà còn những loài sinh vật có lợi cho môi trường cũng bị tiêu diệt, gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái và môi trường lắm các chú ạ. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành điều luật nghiêm cấm việc dùng kích điện đấy ạ.
Rồi tôi thêm kể một vài trường hợp trên báo đài đưa tin tử vong vì đánh bắt cá.
Các chú dần hiểu ra, rồi dừng lại hành động của mình, lên bờ mương vỗ vai tôi mà nói:
- Thằng bé này được đấy, ngoan ngoãn lại còn biết bảo vệ môi trường, bảo vệ những người xung quanh mình. Chú rất cảm kích vì những lời cháu nói. Từ nay các chú sẽ ngưng dùng việc này lại.
Rồi cả hai chú và tôi nữa cùng vận động, tuyên truyền, giải thích cho bà con trong thôn, trong xóm hiểu và ý thức hơn để tránh tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện.
Tôi rất vui vì việc làm của mình được mọi người ủng hộ, đồng tình. Hy vọng rằng tất cả chúng ta đều hiểu và chúng tay góp sức để bảo vệ chính mình, bảo vệ nguồn thủy sản cho môi trường, cho chính chúng ta.
Khi có ai đó hỏi về tuổi thơ của bạn, có nghĩa là bạn đã đủ lớn để thấu hiểu và suy xét. Cũng như các bạn, tôi từng là một đứa trẻ sống bằng tình cảm và hành động do cảm tính. Từng trải qua tuổi thơ với những đoạn kí ức có lúc hiện rõ có lúc nhạt màu. Từng mơ mộng và nhiều tưởng tượng rồi cũng từng khóc cho những giấc mơ cổ tích không thành. Nhưng tôi chỉ là một đứa trẻ đến từ quá khứ nhìn cuộc sống của những đứa trẻ ở hiện tại bằng đôi mắt ngỡ ngàng, ngưỡng mộ nhưng có lúc lại chua xót, cảm thông. Có lẽ vì tuổi thơ của chúng tôi ngày xưa và tuổi thơ của các bạn bây giờ khác nhau quá chăng? Tuổi thơ của chúng tôi, những người gắn bó với đồng ruộng, thôn quê hay ít nhất cũng không xa lạ với mảnh vườn, luống rau có cái nhìn cuộc đời qua cánh diều, còn những đứa trẻ ngày nay lại nhìn đời qua màng hình vi tính. Nếu ai đã từng khờ dại khi tin có người ngồi trong chiếc radio và nói, chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi, con cóc nghiến răng là ra hiệu sai bảo trời mưa thì đó là chúng tôi, những đứa trẻ của thế hệ 9x, 8x và xa hơn nữa. Ngày đó, chúng tôi được thỏa thích tắm mưa, lội sông, bắt cá đồng những ngày nước nổi. Được hái hoa lục bình cho mẹ, được học cách nhổ một củ co, được theo cha đi bẫy chim, câu cá. Mùa nắng, chúng tôi nhặt những cọng rơm khô ngoài đồng, bó lại hình tròn rồi chơi trò đá bóng. Nghỉ hè, lũ bạn gần nhà í ới gọi nhau tìm lá dừa, lá chuối dựng thành những ngôi nhà bé nhỏ. Chúng tôi đứa đóng vai mẹ, người đóng vai con cứ thế bước vào cuộc đời rất tự nhiên. Tuổi thơ của trẻ em hiện nay so với chúng tôi thì đầy đủ hơn, tiện nghi hơn và thông minh hơn, còn hạnh phúc hay không chúng ta có bao giờ lắng nghe chúng nói. Chúng có cơ hội nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn cuộc sống xã hội thông qua các chương trinh thời sự, tin tức trên mạng, được kết nối với cả thế giới mới lạ trong đó có những người tốt và kẻ xấu, có nhiều điều đáng học hỏi nhưng cũng có thứ cần tránh xa. Cái thế giới ảo ấy cả người lớn chúng ta còn có lúc không giữ được mình huống hồ gì chúng là những đứa trẻ. Tuổi thơ của trẻ con bây giờ được cha mẹ bảo bọc, chăm lo tuyệt đối, có khi tôi cứ ngỡ như họ muốn nuôi dạy con trong điều kiện vô trùng. Chúng chỉ mỗi nhiệm vụ học, học và học. Hết học ở trường rồi về học thêm, luyện toán, luyện văn, luyện đàn, hát…Ngay cả những ước mơ riêng tư nuôi dưỡng tâm hồn chúng, ta cũng can thiệp. Trẻ em thời đại nào cũng thế, cũng đều dễ cười và dễ khóc, cũng đều dễ giận rồi dễ thứ tha. Bao giờ chúng cũng mong muốn được khám phá cuộc sống, hi vọng được nhớ đến, được yêu thương và được thể hiện mình. Chỉ có cuộc đời là thay đổi, quan niệm và những mong muốn của người lớn không giống như xưa, họ đặt lũ trẻ vào vòng tay yêu thương, che chở tuyệt đối để rồi cũng bằng vòng tay ấy họ siết chặt ước mơ và tự do của những chú chim non khao khát bầu trời cao rộng. Người tạo ra những mối nguy hiểm khiến cuộc sống ngày một không an toàn là người lớn chúng ta, người chạy theo những lo lắng, bất an cũng là chúng ta. Phải chăng chính chúng ta đã kì vọng quá nhiều vào các con mình để rồi vô hình chung khiến chúng cảm thấy cuộc sống quá nặng nề. Tôi may mắn có một công việc tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ, cũng chính vì thế tôi khiến mình bận rộn với những trăn trở chưa thể giãy bày. Có nhiều em nói với tôi “con không có tuổi thơ”. Tôi nhìn vào đôi mắt thơ ngây của chúng mà xót xa. Ai lại không có tuổi thơ? Chỉ là tuổi thơ chúng ta đã có những gì. Và câu trả lời tuổi thơ chúng ta có những gì nằm ngay trong cách sống, cách dạy và cách đặt niềm tin của người lớn. Tôi cũng là người mẹ, cũng đã kì vọng và mơ ước về đứa con tương lai của mình. Vâng, đó là những đứa trẻ tương lai với một siêu năng lực vừa ngoan ngoãn, lễ phép vừa thông minh, học giỏi vừa có một tài năng nào đấy như thần đồng. Nhưng đứa trẻ hoàn hảo kia không phải con chúng ta thật sự. Con chúng ta luôn phạm lỗi, luôn thiếu soát vì chúng là những đứa trẻ bình thường. Người lớn chúng ta thật bất công khi bắt chúng phải hoàn hảo bằng việc học giỏi, đàn giỏi, toán giỏi, anh văn giỏi…mà chúng ta lại quên rằng ngày xưa khi bằng tuổi con chúng ta, các bạn chắc đã như thế? Ngay khi chúng ta đã trưởng thành, làm cha mẹ, ai bảo mình là bậc cha mẹ hoàn hảo? Thế mà chúng ta lại kì vọng con mình hoàn hảo, chẳng phải vô lý lắm sao? Đừng chỉ nghĩ cho chúng ăn no, ăn ngon, mặc đẹp và trang bị cho chúng đủ loại đồ chơi thông minh, học đủ các môn trí tuệ là chúng cảm thấy hạnh phúc. Nếu yêu trẻ, hãy để chúng có khoảng trời của tuổi thơ. Khoảng trời thật sự thuộc về chúng, để ở đó chúng có thể chơi những trò chơi thuộc về lứa tuổi của mình, mơ mộng những giấc mơ thần tiên và học cách mỉm cười, học cách chia sẻ, học cách vượt qua thất bại. Chúng có thể làm bạn phật ý vì sự tinh nghich, ương bướng, mạo hiểm…nhưng chính những điều ấy sẽ nuôi chúng lớn khôn. Mỗi người chúng ta chỉ sống được một đời và cũng chỉ trải qua một lần tuổi thơ, thế nên không ai có quyền được cướp đi tuổi thơ của người khác ngay cả chính con mình. Đừng đem những giấc mơ dang dở của bản thân gán vào đứa trẻ, bắt chúng phải thực hiện ước mơ của chúng ta. Hãy để chúng tự cố gắng vì ước mơ của chính chúng.
Đã có nhiều tác phẩm viết về những ước mơ của thế giới trẻ thơ. Trong số đó, bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” của Định Hải là một bài thơ hay, có nhiều ý tưởng đẹp, có cách nói ngộ nghĩnh, gợi cảm.
Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ (lục ngôn) có cấu trúc độc đáo, chia thành 5 khổ thơ: 4 khổ thơ đầu, mỗi khổ thơ có 4 câu; khổ thơ cuối (thứ 5) có 2 câu thơ. Ngoài đầu đề ra, câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 6 lần, tạo nên giọng thơ thiết tha, nồng nàn, thấm thía đầy ý vị.
Khổ thơ thứ nhất nói lên ước mơ có phép lạ để trồng được thứ cây ăn quả lớn nhanh có nhiều trái ngọt lành tha hồ ăn thỏa thích. Các chữ: “nhanh”, “chớp mắt”, “đầy”, “tha hồ”, “chén”, “ngọt lành” dùng rất khéo, rất đắt:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành”.
Phải chăng đó là điều ước muốn trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba lá tạo được nhiều giống cây ăn quả rất quý, rất ngọt lành, cho những vườn cây xanh tốt “đầy quả”?
Ước mơ thứ hai của “chúng mình” là có phép lạ để lớn nhanh, như một giấc mơ “ngủ dậy thành người lớn ngay”. Không phải là loại người bụng to – loại giá áo túi cơm – mà là những con người dũng cảm tài ba thám hiểm đáy biển, làm chủ bầu trời:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.”
Khổ thơ thứ ba, tác giả dùng biểu tượng để diễn tả ước mơ đẹp của tuổi thơ. Ông Mặt Trời mới là vũ trũ thăm thẳm bao la, là những hành tinh xa lạ. Mùa đông là biểu tượng cho sự lạnh lẽo, đói rét. Các chữ “hái”, “đúc thành”, “mãi mãi không còn” – đã thể hiện rất đẹp khát vọng tuổi thơ muốn chinh phục các vì sao, muốn sáng tạo nên một thế giới đầy ánh sáng, văn minh, ấm no, không còn cảnh bất công, đói rét:
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.”
Ước mơ thứ tư muốn có phép lạ để xây dựng một thế giới hòa bình, không còn cảnh bom đạn, để trẻ em được sống yên vui hạnh phúc! Còn gì đẹp hơn một thế giới mà trẻ em được ăn kẹo, được chơi bi?
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.”
Đây là những vần thơ rất hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.
Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được điệp lại 2 lần ở cuối bài thơ, tựa như hai cánh cửa tâm hồn được mở ra, để mọi ước mơ đẹp cất cánh bay cao và bay xa vào tương lai tươi sáng:
“Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Mọi ước mơ của tuổi thơ đều kì diệu. Ước mơ sáng tạo, ước mơ được sống trong một thế giới đầy hoa thơm trái ngọt, ấm no, hạnh phúc, hòa bình… sao không kì diệu. Định Hải đã thể hiện những ước mơ đó của tuổi thơ một cách giản dị, dễ hiểu. “Nếu chúng mình có phép lạ” là một bài thơ cho ta nhiều thú vị đấy chứ
minh nha
Gợi ý cho bạn về cảm nghĩ
- Cảm nhận được nỗi vất vả của thầy cô trong công cuộc trồng người ( đặc biệt với những học sinh "cá biệt"
- Biết ơn thầy cô vì công ơn dạy dỗ
- Hiểu thêm về công việc của thầy cô => cảm thông cho họ
- Tự hứa với lòng chăm chỉ học tập nghe lời thầy cô
Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.
Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, với giai điệu nhẹ nhàng, với màu sắc của dân ca. Thông qua bài thơ, tác giả ca ngợi những câu chuyện cổ xưa của đất nước mình với nhiều ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều bài học quý báu được tổ tiên truyền lại cho con cháu của họ.
"Truyện cổ nước mình" là những câu chuyện cổ xưa, được sáng tạo bởi con người chúng ta qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam.
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lý, niềm tin của người dân chúng ta vào những câu chuyện cổ xưa. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi cho chúng ta nhớ đến nhiều câu chuyện, hình ảnh và nhân vật cổ xưa. Người con trai cày nhẹ nhàng đã được đưa ra câu thần chú "Khắc nhập! Khắc xuất" đã có một người vợ và con xinh đẹp từ một gia đình giàu có (Câu chuyện về "Cây tre trăm đốt").
Đổi lại, "Ăn khế trả vàng" đã khiến chàng trai chân chất tốt bụng trở nên giàu có và hạnh phúc; ngược lại, anh trai của anh ta tham lam và chết đuối dưới đáy biển
Câu chuyện về "Thạch Sanh". Thạch Sanh được Tiên "hỗ trợ" và trở thành một võ sư có sức mạnh cường tráng, với nhiều phép thuật, giết chết con xà tinh, bắn hạ đại bàng, có một vị thần để rút lui khỏi kẻ thù, lấy công chúa, và sau đó trở thành một vị vua; ngược lại, Lý Thông tham lam, xấu xa và quỷ dữ. Quyết bị sét đánh và biến thành một con bọ hung dơ bẩn… Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:
"Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì".
Những câu chuyện cổ tích của đất nước chúng ta đã trở thành hành lý tinh thần, mang đến cho nhà thơ rất nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc sống, để đi đến mọi vùng quê, mọi chân trời xa xôi tươi đẹp:
"Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
Đọc những câu chuyện cũ của đất nước chúng ta giống như "nhận mật", giống như gặp gỡ tổ tiên của chúng ta, khám phá nhiều phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên chúng ta:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".
Những câu chuyện cổ xưa của đất nước chúng ta chứa đựng nhiều bài học quý báu, đó là những bài học về đạo đức con người: sống phải trung thực, chân thành, phải làm việc chăm chỉ, phải có trí tuệ và không được dua. Tác giả khéo léo gợi lên câu chuyện "Tấm Cám", câu chuyện "Vẽ cày giữa đường",... để nói về những bài học được tổ tiên gửi lại cho "thế giới bên kia" thông qua những câu chuyện cũ:
"Thị thơm thị giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ đẹp, đơn giản nhưng phong phú. Bài thơ đã giúp thời thơ ấu của chúng ta phong phú hơn những câu chuyện cổ xưa của đất nước và con người chúng ta.
Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta có thể hiểu tại sao người dân của chúng ta, từ trẻ đến già, yêu thích những câu chuyện cũ của đất nước họ.
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
BÀI LÀM
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ của tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục. Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuẩn bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.