Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống vốn là điều quý giá, là cơ hội để con người phát triển, hoàn thiện nhưng sự sống ấy lại là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi như Thomas Campbell từng nói: “Chúng ta không hề chết đi khi còn sống, trong sâu thẳm trái tim những người ở lại” .Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam dù đã mãi ra đi nhưng công lao, tấm lòng cao cả của bác vẫn sống mãi trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất. Chẳng những thế mà Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình, được trọn vẹn là chính mà mà không phải chết mòn, lùi tàn dần trong cuộc sống vay mượn.Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.
1. Mở Bài
Bài " Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới" của phó thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001- thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ đã để lại những thông điệp lớn lao, mang tầm thời đại.
2. Thân Bài
* Những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm:
+ Để chuẩn bị vào thế kỉ mới thì yếu tố tiên quyết nhất vẫn là con người→ Con người là nền tảng của sự phát triển
+ Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thế giới, trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của con người càng nổi bật và khẳng định.
+ Những nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc này là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiếp cận với nền kinh tế tri thức.
+ Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam
* Bài học nhận thức bản thân
+ Mỗi học sinh chúng ta phải nỗ lực ngay từ bây giờ, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ, trí tuệ, hoàn thiện bản thân.
+ Mỗi học sinh phải là những người trẻ nhanh nhạy, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, đón đầu những đổi mới của thế giới, những xu thế phát triển mới để tiếp cận và học hỏi.
+ Trong thực tế, chúng ta là những học sinh vẫn còn tồn tại những khuyết điểm → Cần khắc phục, sửa chữa.
+ Chủ động trong lối sống, sống có mục tiêu, có lý tưởng
3. Kết Bài
- Hành trang vào đời, hành trang xây dựng cuộc đời là tự bản thân mỗi người lựa chọn.
- Hãy sống sao cho mỗi ngày trôi qua đều không lãng phí, đều là những khoảng kí ức đẹp mà khi nhìn lại ta có thể tự hào về khoảng thời gian đã qua, góp mùa xuân tuổi trẻ của mình làm đẹp cho đời, cho đất nước thương yêu.
Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề cần bàn luận: “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” là một bài văn nghị luận đặc sắc của Thủ tướng Vũ Khoan. Trong đó có ý kiến như sau: Cái yếu của người Việt Nam là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề. Từ vấn đề này, tác giả gợi ra những phương pháp học tập đúng đắn, cần thiết để khắc phục những điểm yếu của học sinh.
Thân bài.
a. Đánh giá ý kiến: Vũ Khoan đã rất đúng đắn khi nhận xét về con người Việt nam.
b. Giải thích ý nghĩa câu nói:
Con người Việt Nam có rất nhiều điểm mạnh, nhưng bên cạnh cái mạnh vẫn tồn tại cái yếu. Ấy là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, diễn ra trong hầu hết học sinh trên mọi miền đất nước.
c. Hậu quả của việc "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế bởi lối học chay, học vẹt nặng nề”.
- Hiện tượng học sinh học lệch, chỉ chú trọng vào các môn "thời thượng", các môn liên quan tới thi Đại học, đề cao lí thuyết hơn thực hành (Dẫn chứng). Điểm yếu sẽ ảnh hưởng đến công việc, học tập, đất nước.
+ Hơn nữa, do ý thức con người Việt Nam: Chỉ học tập vì mục đích trước mắt, mục đích của cá nhân, không quan tâm đến lợi ích lâu dài và lợi ích cộng đồng.
--> Cá nhân chậm phát triển dần đến đất nước cùng phát triển chậm về mọi mặt.
d. Đề ra giải pháp
- Chúng ta cần phát huy điểm mạnh “thông minh, nhạy bén” và khắc phục điểm yếu, hình thành thói quen tốt ngay từ bây giờ.
- Biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Tránh học chay, học vẹt để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
- Đề ra mục tiêu học tập, kế hoạch học tập lâu dài và có lộ trình học tập khoa học, hợp lý
- Tăng cường tinh thần học hỏi kinh nghiệm và thành tựu của các nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao năng lực bản thân, hướng đến góp phần phát triển đất nước.
Kết bài: Đánh giá ý kiến và nêu suy nghĩ.
Cũng như cánh diều và sợi dây nó được gắn chặt chẽ với nhau mãi mãi k thể tách ra được thì cha mẹ với con cái cũng vậy . nó là 1 thứ tình cảm thiêng liêng cao quý và bất diệt , k ai có thể chia cắt được ....Đấy là theo mk nghĩ vậy....!!!
Em tham khảo:
Đối với mỗi quốc gia, những người tài giỏi chính là lực lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, những người có cả đức và tài chính là sức mạnh cốt lõi quyết định sự phát triển và hưng thịnh của mọi quốc gia. Trên thực tế, những người tài giỏi chính là những người đem tri thức của mình để cống hiến cho đất nước. Những tri thức mà họ có được, hay những kinh nghiệm mà họ gặt hái được sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực mà họ làm, từ đó họ sẽ gây dựng nên sự nghiệp của chính mình bằng trí tuệ, cũng như góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn. Những sản phẩm mà họ làm ra góp phần vào sự chuyển mình và đi lên của đất nước, làm cho đời sống của nhân dân thêm đầy đủ và no ấm. Bên cạnh đó, những người tài giỏi là những người luôn trăn trở làm sao để cống hiến được cho đất nước, sao cho xóa bỏ được những tiêu cực, lạc hậu, cổ hủ trong đời sống xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của một quốc gia cũng như góp công sức của mình vào sự chuyển mình tích cực của đất nước. Mọi thời đại và giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc VN đều có những nhân tài góp phần vào sự phát triển và bền vững của nước nhà, dân tộc. Họ không những có cái tâm nghĩ cho dân tộc mà còn cả tài để đủ năng lực phát triển đất nước, làm giàu cho dân tộc. Tóm lại, những người hiền tài chính là lực lượng nòng cốt cho sự phát triển của đất nước, dân tộc; nếu không có những nhân tài thì đất nước sẽ mãi lạc hậu, đói kém.
Thương vợ là một tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Trần Tế Xương. Vì sức khỏe yếu nên mọi trọng trách trong gia đình đã đè nặng lên đôi vai của người vợ tần tảo. Bài thơ đã đem lại nhiều cảm xúc và có ý nghĩa Văn học cao. Nó phác thảo lên những khó nhọc mà con người xưa kia phải chịu đựng và cố gắng.
“Quãng vắng” đối lập “đò đông” gợi tả không gian xung quanh bà tú theo dòng thời gian nhanh thoan thoắt, lúc như hành hạ trong nỗi cô đơn tủi hờn, có lúc tất bật bởi bao lời ăn tiếng nói bán buôn khi đò đông lên thì phải lẹ làng mặc cả buôn bán kiếm cái ăn đâu chỉ cho riêng mình cũng giống như :
“Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Trong câu thơ thứ ba tác giả đã đảo ngược từ lặn lội đứng trước danh từ chủ thể thân cò kết hợp với cụm từ quãng vắng, ngoài ra có thể để ý ta sẽ thấy một sự đối lập ở hai câu ba và bốn giữa 'lặn lội' và 'eo sèo'; 'khi quãng vắng' - 'buổi đò đông' cho thấy nỗi vất vả một mình của bà Tú vừa phải gánh vác công việc để kiếm tiền đảm bảo một cuộc sống vừa đủ lại vừa phải lo toan việc gia đình.. Còn bà Tú dẫu mệt mỏi bởi việc kiếm nuôi gia đình nhưng có bao giờ buông lời than thở trách cứ, không một lời than phiền giống tiếng khóc nỉ non của cò đâu, dừờng như nỗi u buồn nén chặt bởi sự hi sinh đức độ là trái tim đầy yêu thương , điều đó càng làm cho sự cảm thông và ái ngại dâng đầy trong suy nghĩ nhà thơ.Số phận bà tú bây giờ xoáy theo vòng đời xuôi ngựơc bon chen tìm nh gì có thể nuôi sống gđ trong đó có ng chồng bất tài.Câu thơ này nhà thơ khéo léo mựon hình ảnh dân gian cùng biện pháp đảo ngữ tạo giọng thơ man mác buồn hay ray rứt mãi.
Với một không gian chật hẹp, người mua kẻ bán đông đúc, bà Tú phải vất vả lắm, tất bật ngược xuôi lắm mới may ra Nuôi đủ năm con với một chồng. Nỗi vất vả ấy, sự tất bất ấy tăng lên gấp bội khi phải kéo dài quanh năm, hết ngày lại ngày, hết năm lại năm. Sự đối lập - liên kết giữa mom sông - Quanh năm liên hội ngũ nghĩa với Eo sèo mặt nước buổi đò đông và Năm nắng mười mưa càng cho thấy rõ hơn nỗi vất vả, lam lũ cực nhọc mà bà Tú phải chịu đựng, nếm trải, đồng thời nói lên sự đảm đang, tháo vát lo toan của bà. Ông càng trở nên thương vợ cho người vợ của mình
Có hiểu được sâu sắc cái cảnh quanh năm buôn bán ở mom sông của vợ, có thực sự cảm thông và yêu thương vợ, nhà thơ mới có thể tạo nên những câu thơ đầy ân tình với những chữ nghĩa bình dị nhưng ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc như vậy.
Ngoài nội dung trên, bài thơ Thương vợ còn có một nội dung khác. Đó là nỗi lòng của tác giả. Nhà thơ cảm thấy mình bất lực, vô tích sự, đã không đỡ đần được gì cho vợ mà bản thân lại còn trở thành một phần gánh nặng đối với vợ.Nội dung này ẩn sau cách thể hiện nội dung thứ nhất và hội tụ lại ở một từ với. Cũng như từ và, từ cùng, từ với về từ loại chỉ là từ quan hệ, dùng để nối các từ, các ngữ với nhau. Khả năng biểu đạt nghĩa của chúng hết sức thấp. Sắc thái tu từ của chúng càng thấp. Bởi vậy, thơ ca rất kị các từ quan hệ. Nhưng từ với trong bài thơ Thương vợ có một vị trí đặc biệt, có khả năng biểu đạt to lớn. Quả vậy, trong khi và, cùng nối kết các từ ngữ có quan hệ ngang hàng, đồng đẳng, tạo nên giá trị thiên về liệt kê số lượng, thì với nỗi kết các từ ngữ có quan hệ không ngang hàng, không đồng đẳng với nhau, nên nó mang nghĩa cộng thêm vào, gia tăng về lượng.
Theo đó, câu thơ” Nuôi đủ năm con với một chồng Trong cảm nhận của nhà thơ và của chúng ta là: Nuôi đủ năm con đối với bà Tú đã là một gánh nặng rồi và bây giờ lại thêm một chồng, thì cái gánh nặng biết bao nhiêu, và chắc chắn đôi vai gầy của bà Tú phải vất vả, cực nhọc nhiều lắm mới kham nổi. Thế là, chỉ bằng một từ với, nhà thơ cũng đồng thời nói rõ hơn, cụ thể hơn những vất vả, lo toan của bà Tú với gia đình, chồng con, và bộc lộ nỗi chua chát, bất lực của mình khi phải để cho vợ một mình gánh vác việc nhà, lo toan mọi bề. Qua đó, nhà thơ cảm thấy mình có lỗi với gia đình, trước hết với bà Tú. Âu chi, đó cũng là một cách nhà thơ ngầm “thú lỗi” với người vợ nhân hậu của mình.
Có đặt tình cảm và thái độ ấy vào hoàn cảnh lịch sử xã hội của nhà thơ - cái xã hội mà người phụ nữ, người vợ bị coi thường, bị chi phối bởi đạo lí tam tòng tứ đức, bởi lề giáo phong kiến nặng nề - mới thấy hết sự ân tình, đằm thắm của nhà thơ đối với vợ, mới thấy được sự hàm ơn của nhà thơ đối với bà Tú - một điều hiếm thấy trong thơ ca cổ. Khả năng biểu đạt của ngôn từ trong bài thơ Thương vợ là ở đấy. Giá trị của bài thơ cũng ở đấy.
Bài thơ có ý nghĩa rất to lớn, với giọng thơ đầy cảm xúc và trìu mến đã nói lên tâm trạng của tác giả về người vợ của mình và những khó nhọc mà gia đình đã phải trải qua
Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.
1. Cảm nhận hai câu thực:Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”.
Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.
Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.
3. Cảm nhận hai câu luận:Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.
Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu.
Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.
''Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.” Suy nghĩ của em về câu nói trên?
bài làm
Mỗi người trong chúng ta không ai là người hoàn hảo. Ai cũng có những điểm yếu của riêng mình. Nhưng làm sao để có thể khắc phục những điểm yếu đó để trở thành những con người hoàn hảo, mạnh mẽ hơn? Điều đó đã được Balzac đề cập tới trong câu nói: “Khi công nhận cái yếu của mình, con người trở nên mạnh mẽ.”
Thật vậy! Nếu biết thừa nhận "cái yếu" của mình thì chắc hẳn "con người sẽ trở nên mạnh mẽ". "Cái yếu" chính là những khuyết điểm, những thiếu sót của con người. “Công nhận cái yếu" tức là mỗi người có đủ dũng cảm, trung thực và năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan toàn diện. Điều ấy giúp con người có nghị lực trưởng thành trở nên mạnh mẽ. Câu nói của Balzac là lời khuyên cho mỗi chúng ta cần phải mạnh mẽ nhận ra cái yếu của mình, chiến thắng chính bản thân mình có vậy chúng ta mới có nghị lực, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
Trong mỗi con người ai cũng có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ví như có bạn học giỏi các môn tự nhiên, nhưng lại kém về những môn xã hội. Có những bạn mặc dù giỏi trong giao tiếp nhưng lại kém về cá hoạt động ngoại khóa vận động. Tất cả cho thấy, con người không ai là hoàn hảo cả bởi cuộc sống không có gì là tuyệt đối. Nếu chúng ta biết nhìn nhận khuyết điểm thì khi ấy chúng ta đã dũng cảm và mạnh mẽ hơn. Bởi chúng ta đã nghiêm túc nhìn nhận một cách chân thực vào thực tế điểm yếu của chính mình để tìm cho mình một hướng đi, một cách sống và rèn luyện phù hợp với bản thân.
Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn cuộc sống ở nhiều lĩnh vực trong những hoàn cảnh khác nhau. Ví như Trong học tập, khi một người học sinh dám nhìn thẳng vào lỗ hổng kiến thức của mình, dám dám khắc phục nó, bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, sự đam mê tràn đầy nhựa sống, thành công sẽ càng ngày càng gần. Trong công việc cũng như trong cuộc sống, nếu không thừa nhận cái yếu của mình thì làm sao đủ sức đi đến thành công? Cũng như, nếu O. Henry – nhà văn trứ danh của nước Mỹ không thừa nhận thất bại của mình thì liệu ông có trở thành chủ nhân của quyển sách bắt buộc phải học ở đại học hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Trên con đường đi tới thành công mỗi chúng ta sẽ phải đối diện với những khó khăn thử thách xuất phát từ chính bản thân minh. Nếu khi đó chúng ta biết nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn, thừa nhận những thiết sót, những sai lầm của chính mình. Khi ấy, điều đó không là điều đáng buồn ngược lại đó là cơ hội để chúng ta hiểu mình hơn, cơ hội hoàn thiện chính mình. Để trở nên mạnh mẽ, chúng ta cần biết "công nhận cái yếu của mình". Hơn nữa, bên cạnh việc nhìn nhận và khắc phục cái yếu, chúng ta không thể quên phát huy những điểm mạnh, làm cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp và ý nghĩa.
Đây là một vấn đề đúng đắn sâu sắc có ý nghĩa định hướng cho con người trong nhận thức lối sống. Khi công nhận cái yếu của bản thân, cá nhân không tự cao, tự đại, biết ứng xử một cách khiêm tốn, đúng mực, biết nhìn nhận mọi người xung quanh một cách khách quan đúng đắn, biết học tập và vươn lên. Chúng ta sẽ thấy mình tự tin hơn, mạnh mẽ và cứng cáp hơn khi dám đối mặt với chính mình.
Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Bởi đối thủ lớn nhất của con người là chính mình. Khi đã dám “tự phơi bày hạn chế” của mình, trong học tập, làm việc và sống bằng thái độ thực sự cầu thị đồng thời biết cách khắc phục nó thì tin chắc thành công sẽ luôn đợi bạn cuối con đường.
bài 1: Quả thực, mỗi chúng ta như một vòng tròn bị khuyết mà cuộc sống thì luôn dung nạp những yếu tố đối nghịch nhau. Trong đó, khắc tinh của “hèn nhát” chính là “can đảm”. Người Can đảm trước hết là người không hèn nhát, là người dám đối mặt với sự thật, là người dám đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với chính mình… Nếu bất ngờ được hỏi về những tấm gương tiêu biểu của lòng can đảm, tôi chẳng ngần ngại gì mà sẽ trả lời ngay: người con gái anh hùng Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao tiếng hát, chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn đạn quân thù để đưa mật thư cho kháng chiến… Nói tóm lại, can đảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi con người và người can đảm là người đáng khâm phục. Khi ta có lòng can đảm, nghĩa là ta đã nắm giữ chiếc chìa khóa vạn năng giúp ta có sức mạnh vượt qua những cánh cửa chứa đựng khó khăn, thử thách. Cần phê phán những con người hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì chùn bước, thấy nguy hiểm thì không dám hành động. Và sau cùng, mỗi chúng ta phải học cách dám đương đầu với những thử thách và hơn cả là can đảm trong trận chiến với chính mình. Đừng quên xếp “can đảm” vào trong chiếc túi hành trang của mình, bạn nhé!
bài 2: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.
gửi e nè, doạn văn dây nhé!