Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc chiến tranh giữ chiến trường đầy ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện kẻ thù và lựa chọn vũ khí, sức lực phù hợp để đánh bại chúng, giành phần thắng về mình. Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mắt, nó không giết con người bằng súng đạn nhưng nó có thể dễ dàng đánh bại con người bởi những ma lực không dễ gì ngăn cản được và sức hủy diệt của nó còn gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy… Đó là đại dịch HIV/ AIDS – căn bệnh của thế kỉ, chướng ngoại vật cản trở sự phát triển của loài người. Hiện nay, số người bị nhiễm HIV/ AIDS ngày càng tăng cao và hơn nữa rằng họ luôn bị cô lập, xa lánh, hắt hủi, những người xung quanh họ luôn đẩy họ ra khỏi cái quỹ đạo của cuộc sống này!
Vậy HIV/ AIDS là gì mà nó gây ra ma lực ghê gớm đến vậy?
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Human Immuno – Deficiency Virus. Còn AIDS là giai đoạn cuối của HIV được viết tắt từ cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrone. Hai loại vius này đều phá hủy hồng cầu và giảm sự miễn dịch ở người. Chúng lợi dụng bạch cầu để dần dần phát triển phá hủy hồng cầu. HIV có trong hồng cầu làm giảm sức đề kháng của cơ thể, để rồi những căn bệnh tưởng chừng đơn giản như: Sốt phát ban, tiêu chảy, đường ruột,…phát sinh trong con bệnh không sức đề kháng, không hệ miễn dịch đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái chết của những người nhiễm H.
Như thông tin, báo đài hiện nay số người bị nhiễm HIV chủ yếu trong độ tuổi 16-29, nó chiếm 62% trong tổng số 100% những người nhiễm HIV, những thanh niên 16-24 có nguy cơ cao. Vì sao vậy? Bởi lẽ đây là giai đoạn tâm lý có nhiều biến đổi,dễ tiếp thu những ảnh hưởng của xã hội, thích cái mới lạ và muốn khẳng định mình. Thực tế hiện nay có một số bạn bạn trẻ quen lối sống buông thả, hưởng thụ, ham chơi lại ít kinh nghiệm về cuộc sống nên họ dễ bị cuốn vào những tệ nạn xã hội, những văn hóa phẩm đồi trụy. Vì thế HIV càng có cơ hội cao hơn xâm nhập vào giới trẻ. Họ đi đến những hố sâu của bờ vực thẳm rơi vào những sai lầm, những cái bẫy mà không hề hay biết. Biết bao thanh niên đã bỏ người thân, bạn bè mà sa vào con đường nghiện ngập, tù tội không lối thoát và dần dần hủy hoại cuộc sống của mình. Gia đình của họ sẽ ra sao? Cuộc sống đâu còn tiếng cười, đâu còn niềm vui khi đứa con mà họ yêu quý đang sống sau bóng đen tàn bạo, nó đang từng bước hủy hoại sức khỏe, hủy hoại tương lai và rồi con đường phía trước là "mây mù che phủ". Đâu chỉ vậy HIV còn gây hại là mối thù của toàn xã hội bởi lẽ: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả, bệnh nhân vẫn tử vong.
Hãy chia sẻ với những người không may nhiễm HIV bởi rằng: Khi ta chia nụ cười ta sẽ nhận về vô số niềm vui, khi ta chia vòng tay ta sẽ nhận được mênh mông ấm áp và khi ta chia niềm yêu thương ta sẽ nhận được rất nhiều niềm hạnh phúc. Và hơn thế nữa ta cần hiểu rõ về căn bệnh HIV/AIDS để từ đó hiểu được tác hại của nó mang lại, biết cách phòng trừ đẩy xa "con quái vật" ấy ra khỏi thế giới của loài người.
Hãy đừng chia ra hai thế giới "chúng ta và họ". Trong thế giới đó im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh bên nhau với bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay cùng nhau vượt qua mọi thử thách để loài người không phải sống trong sự đe dọa của căn bệnh HIV/AIDS. Chỉ có tình yêu thương mới đủ sức xoa dịu nỗi đau và thắp lên niềm hy vọng.
#Riin
– Tính chân thực, nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế khiến người đọc xúc động.
a) Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức làchỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú.
b) Ngày xưa, nỗi nhớ quê hương thường thể hiện qua nỗi sầu của người xa xứ. Song qua tiêu đề, có thể nhận thấy, bài thơ này đã thể hiện tình yêu quê hương một cách hoàn toàn khác: tình quê lại thể hiện ngay khi mới đặt chân về đến quê nhà, ngay khi tưởng là được hạnh phúc và vui mừng nhất.
c)
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.Hình thức tiểu đối trong hai câu này đã giúp nhà thơ thể hiện những ý nghĩa rất khái quát trong một lượng câu chữ ít ỏi. Câu thơ đầu nói về quãng thời gian gần suốt cả cuộc đời xa quê đồng thời hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ. Câu thơ thứ hai dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm nổi bật yếu tố không thay đổi (tiếng nói quê hương). Nóihương âm vô cải là đã động đến phần tinh tế trong sâu thẳm tâm hồn (người thấy tiếng nói quê hương không thay đổi qua mấy chục năm trời hẳn là người luôn nghĩ về quê hương).d ) - Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.e)Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.Soạn bài ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương (Hồi hương ngẫu thư) I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn. II. Luyện tập. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San. - Giống nhau: + Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát. + Sát với bản dịch nghĩa. - Khác nhau: + Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. + Bản dịch của Trần Trọng San âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-ngau-nhien-viet-nhan-buoi-moi-ve-que-23-1246.html