K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2016

1. Tổng quan về di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tín ngưỡng truyền thống (đình, đền, chùa, miếu…) ở chỗ đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố,…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật,…) đã gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích lưu niệm. Chính vì vậy loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên và dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy nó vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm một cách đặc biệt.
Cùng với các di tích lịch sử văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến trên địa bàn thủ đô Hà Nội chiếm một số lượng khá lớn đã góp phần tô điểm, làm sáng lên truyền thống yêu chuộng hoà bình, tự do, ham học hỏi, trọng đạo lý của “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”.
Từ ngày 1 - 8 - 2008, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, tỉnh Hà Tây chính thức sáp nhập với thành phố Hà Nội. Như vậy, địa bàn của Thủ đô Hà Nội đã mở rộng, số lượng các di tích lịch sử văn hóa nói chung, di tích lịch sử cách mạng kháng chiến nói riêng cũng được tăng lên. Hầu như ở  khắp các quận, huyện của thành phố đều có những di tích và địa danh gắn với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu trong kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc Mỹ và bảo vệ hoà bình thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội… Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện là địa phương có số lượng di tích lớn nhất cả nước, với 5.175 di tích (khu vực Hà Nội cũ 1952 di tích, Hà Tây cũ 3.053 di tích, huyện Mê Linh và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn Hoà Bình 170 di tích). Trong đó: thống kê của Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, tính đến tháng 7 năm 2005, tổng số di tích và địa danh cách mạng - kháng chiến là 265, trong đó có 38 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố.[1] Cũng theo số lượng thống kê năm 2005 của Ban quản lý di tích tỉnh Hà Tây: trên địa bàn tỉnh có 38 di tích lịch sử cách mạng - lưu niệm danh nhân, phân bố ở 13/14 huyện thị của tỉnh[2].
Từ thực tế hiện nay, các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến trên địa bàn Hà Nội có thể chia thành các nhóm như sau:
Các di tích liên quan đến các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp. Tiêu biểu như: Mộ các chiến sĩ hy sinh trong vụ Hà Thành đầu độc năm 1911 ở Bưởi (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), Ngôi nhà số 10 Hàng Đào (Đông Kinh nghĩa thục), Khách sạn Hà Nội (Việt Nam quang phục hội)…
- Các di tích liên quan đến việc thành lập các tổ chức cộng sản từ năm 1926 đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Tiêu biểu như: Ngôi nhà 5D Hàm Long (nơi thành lập Chi bộ CS đầu tiên ở HN 3/1929), Ngôi nhà 90 Thợ Nhuộm (nơi đồng chí Trần Phú khởi thảo Luận cương cách mạng tư sản dân quyền, 10/1930), Ngân hàng quốc gia (nơi đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng bí thư của Đảng viết cuốn “Tự chỉ trích”)…
Các di tích liên quan đến thời kỳ cách mạng tháng 8 năm 1945: Chùa Hà, Nhà bà Hai Nhã (Cầu Giấy), Nhà cụ An (Tây Hồ), Quảng trường Nhà hát lớn, Quảng trường 1- 5, Bắc Bộ phủ, Trại bảo an binh, Nhà số 101 Trần Hưng Đạo, Nhà số 48 Hàng Ngang (Hoàn Kiếm), Khu di tích Phủ Chủ tịch (Ba Đình)…
Các di tích thuộc thời kỳ toàn quốc kháng chiến và cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954):  Di tích lưu niệm Vạn Phúc - Hà Đông (nơi Chủ tịch Hồ Chí minh viết bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến), Nhà máy điện Yên Phụ, trại giam Nhà Tiền (Ba Đình), Viện Pasteur, Pháo đài Xuân Canh, địa đạo Nam Hồng (Đông Anh)…
Các di tích thuộc thời kỳ chống Mỹ cứu nước: Hồ Hữu Tiệp - Ngọc Hà nơi máy bay B52 Mỹ bị bắn rơi, Cầu Long Biên, Tượng đài tưởng niệm những người dân Khâm Thiên bị bom Mỹ giết hại, Hầm chỉ huy của Thành uỷ ở Võng Thị - Tây Hồ…
Qua khảo sát thực trạng của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thủ đô Hà Nội chúng ta thấy:
- Hà Nội là nơi có số lượng di tích và địa danh cách mạng có số lượng nhiều, phong phú đa dạng về loại hình, nằm ở nhiều địa điểm khác nhau.
- Có nhiều di tích quan trọng gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các di tích này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt như: Ngôi nhà số 5D Hàm Long - nơi chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời, ngôi nhà 90 Thợ Nhuộm nơi đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiên của Đảng viết bản Luận cương cách mạng tư sản dân quyền, Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam DCCH… Đây là những di tích mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
- Có nhiều di tích tố cáo tội ác dã man của đế quốc xâm lược: nhà tù Hoả Lò, nhà tù Thanh Liệt, mộ những người bị oanh tạc và chết đói năm 1945, tượng đài tưởng niệm Khâm Thiên… Và cũng có nhiều di tích phản ánh ý chí quật cường của người dân Thủ đô quyết tâm chống lại kẻ thù xâm lược, quyết giành lại độc lập dân tộc, thể hiện khát vọng tự do và hoà bình như: Khu chợ Đồng Xuân, hồ Hữu Tiệp, trận địa tên lửa Chèm…
2. Giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội
Các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thủ đô là những di tích đã gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân thủ đô Hà Nội nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Mỗi di tích ấy đều mang trong nó những giá trị khác nhau như giá trị lịch sử, văn hóa, lưu niệm, giáo dục truyền thống… mà ngày nay chúng ta cần phải hiểu và phát huy nhằm giáo dục, định hướng cho thế hệ trẻ, những chủ nhân của đất nước trong tương lai.
Di tích lịch sử cách mạng chứa đựng trong mình giá trị lịch sử to lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam trải mấy nghìn năm hào hùng, anh dũng, đã bao phen đánh thắng nhiều kẻ thù lớn xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc. Lịch sử cách mạng nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một chặng trong bản anh hùng ca đó. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã làm nên những chiến công rạng rỡ lịch sử. Suốt chặng đường lịch sử ấy, biết bao địa điểm, căn nhà, góc phố, hầm hào, thậm chí cả cây đa, bến nước, sân đình - những hình ảnh truyền thống của quê hương đã chứng kiến và là những địa điểm của cuộc đấu tranh giành lại độc lập. Các địa điểm ấy còn là những bằng chứng vật chất phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng. Đến ngày nay, những địa điểm, căn nhà, góc phố ấy đã trở thành những địa danh - di tích lịch sử cách mạng. Thế hệ ngày nay khi tìm hiểu về những trang sử hào hùng của cha ông thì ngoài qua những bài học trên lớp, đọc sách, tra cứu thông tin… còn đến với những di tích, những hiện vật lịch sử cách mạng để hiểu lịch sử và các phong trào cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hơn thế nữa đến với các di tích lịch sử cách mạng, mỗi người đều có thể tự tìm hiểu, đánh giá những sự kiện lịch sử bằng cảm nhận trực quan của mình, mỗi người sẽ có những suy nghĩ, tâm tư tình cảm riêng về một giai đoạn lịch sử hào hùng, về những sự kiện hoặc về một con người, một danh nhân cách mạng cụ thể. Những di tích, những hiện vật ấy là những bằng chứng trung thực nhất, sống động nhất để các nhà sử học và khách tham quan có thể nghiên cứu, tìm hiểu, học tập và làm cơ sở để chứng minh cho nhiều vấn đề của lịch sử. Thông qua hệ thống di tích lịch sử cách mạng của thủ đô Hà Nội chúng ta có thể tìm hiểu được các vấn đề của lịch sử Việt Nam, cũng như lịch sử thủ đô giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho đến những năm 1975 - khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã toàn thắng, thống nhất đất nước.
Giá trị giáo dục truyền thống:thông qua các di tích lịch sử là một cách thức để chúng ta có thể giáo dục truyền thống cho nhiều đối tượng nhất là cho thế hệ trẻ ngày hôm nay nhận được, tiếp thu được truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần yêu nước của các thế hệ đi trước, từ đó nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước hôm nay.
Gắn với những chiến công của các thế hệ đi trước, mỗi di tích lịch sử cách mạng đều góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ nhận thức được một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Những di tích lịch sử cách mạng không chỉ giúp thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức đúng đắn về lịch sử mà còn góp phần làm tăng thêm lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó tiếp tục phát huy truyền thống, đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đến với những di tích lịch sử cách mạng mỗi người đều mang lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ đi trước - những người đã anh dũng, kiên cường chiến đấu hi sinh để giữ gìn độc lập của đất nước. Chính điều đó tạo nên tính chất lâu bền cho mỗi di tích và lan truyền rộng rãi cho nhiều thế hệ sau.
Trong mỗi di tích lịch sử cách mạng đều chứa đựng giá trị lưu niệm. Những di tích này phản ánh rất cụ thể về từng sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra hay cuộc đời và hoạt động của các danh nhân mà đặc biệt ở đây các danh nhân đó là những danh nhân cách mạng lỗi lạc như Chủ tịch Hồ Minh, đồng chí Trần Phú, đồng chí Hoàng Văn Thụ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ... Ví dụ như di tích nhà số 90 Thợ Nhuộm là nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận cương Chính trị năm 1930. Đó là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp bị áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội dân chủ. Hay, di tích nhà số 5D Hàm Long là nơi thành lập chi bộ Cộng sản đầu tiên (3-1929). Chi bộ ra đời có ý nghĩa rất quan trọng: kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành nòng cốt của tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng…
Thông qua những di vật, hiện vật như các đồ dùng sinh hoạt, những kỉ vật riêng gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của các danh nhân trong từng di tích, các nhà nghiên cứu, khách tham quan có thể hiểu được đặc điểm, tính cách, thói quen, lối sống của các danh nhân, hiểu được tầm trí tuệ, kiến thức, tinh thần cách mạng của các danh nhân trong tiến trình lịch sử, đồng thời nắm được giá trị và ý nghĩa của từng sự kiện lịch sử đã diễn ra ở di tích.
Trong ngôi nhà sàn bằng gỗ trong khu di tích Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã ở từ ngày 18-5-1958 đến ngày 17-8-1969, có những hiện vật đã gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động của Người: chiếc máy điện thoại màu xanh để Bác làm việc với Cục Tác chiến và Binh chủng Phòng không - Không quân, chiếc máy chữ nhỏ là phương tiện để Bác tự tay đánh máy, một chiếc mũ Bác thường đội đi thăm đồng bào và chiến sĩ. Đồ dùng cá nhân thì quá giản dị: một chiếc radio, một chiếc đồng hồ, chiếc quạt lá cọ... Tất cả những hiện vật ấy đã toát lên một lối sống rất đỗi giản dị, giản dị như bao nhiêu người dân thường nhưng qua đó lại thể hiện là một con người vĩ đại, thanh cao, chí công vô tư. Tiếp xúc với những hiện vật ấy, ai ai trong chúng ta mà không thấy bồi hồi, xúc động, sự kính phục trước phong cách, lối sống của vị Cha già dân tộc.
Bên cạnh giá trị về lịch sử, giáo dục truyền thống, lưu niệm thì các di tích lịch sử cách mạng còn chứa đựng giá trị văn hóa. Như đã nói ở phần trước: đặc điểm của các di tích lịch sử cách mạng ở Hà Nội là những công trình có sẵn như nhà ở, trụ sở, căn phòng, những công trình kiến trúc, những công trình tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa… Do vậy bản thân các công trình kiến trúc ấy đã là các di sản văn hóa chứa đựng trong mình những giá trị văn hóa nhất định. Ví dụ: Tòa nhà Phủ Chủ tịch là ngôi nhà mang giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Công trình này được những công nhân Việt Nam xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp vào đầu thế kỷ 20 (1900-1906), ngôi nhà có 4 tầng gồm 36 căn phòng. Các phòng được trang trí theo kiểu nội thất cung điện của các vua Pháp rất sang trọng. Ngoài ra những kiến trúc nghệ thuật theo phong cách Châu Âu đầu thế kỷ XX còn hiện diện ở một số di tích như Nhà hát lớn thành phố, Bắc Bộ phủ, Nam Đồng thư xã - trụ sở của Việt Nam quốc dân đảng…Nhiều địa điểm di tích lịch sử cách mạng đồng thời là các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị như: chùa Nành (Pháp Vân tự), chùa Vua, chùa Hương Tuyết, đình Bái Ân, đền Hoàng, chùa Hà…
Cùng với các địa điểm các di tích mang ý nghĩa, giá trị văn hóa thì các tài liệu, hiện vật gắn với các nhân vật cách mạng, danh nhân cách mạng có trong mỗi một di tích cũng là những hiện vật chứa đựng giá trị văn hóa. Những cuốn sách, những bản thảo, tài liệu, công trình nghiên cứu.v.v.. là những sản phẩm tinh thần, tư tưởng của chính danh nhân đó. Những hiện vật này mang giá trị văn hóa cũng cần được bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
a. Thực trạng.
Cùng với việc phát huy giá trị của hệ thống di tích lịch sử văn hoá, trong những năm qua các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến đã được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và của nhân dân thủ đô trong việc phát huy giá trị của các di tích này, đưa những giá trị ấy đến với đông đảo quần chúng nhân dân, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của xã hội về hưởng thụ những giá trị văn hoá - lịch sử.
Một trong những hoạt động phát huy giá trị phổ biến nhất hiện nay tại các di tích lịch sử cách mạng đó là đón nhận các đoàn khách đến tham quan nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước như các ngày thành lập Đảng 3 - 2, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 - 5, ngày quốc khánh 2 - 9, ngày giải phóng Thủ đô 10 - 10, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12… Các đoàn thể, tổ chức và đặc biệt là các nhà trường tại địa phương phường, xã nơi có di tích đã tổ chức cho các hội viên, học sinh đến tham quan, nghiên cứu, học tập, tưởng niệm, tổ chức sinh hoạt truyền thống về các sự kiện cách mạng đã diễn ra tại các di tích. Trong các buổi lễ này, các thế hệ thanh niên, thiếu niên đã được các thế hệ cha anh ôn lại những truyền thống đấu tranh cách mạng của các chiến sĩ cách mạng của địa phương, những tấm gương cách mạng đã làm nên chiến thắng oanh liệt. Tiêu biểu cho hoạt động này là ở một số di tích như di tích 48 Hàng Ngang, di tích nhà tù Hoả Lò, di tích nhà bà Hai Vẽ, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc, di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên…
Việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ thông qua các di tích lịch sử cách mạng có nội dung gắn với môn học lịch sử trong sách giáo khoa của nhà trường phổ thông. Vì vậy việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di tích là một điều rất bổ ích. Trong những năm qua Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo cho các trường phổ thông đưa học sinh đến tham quan, học tập ngay tại các di tích. Từ đó các em hiểu được truyền thống đấu tranh cách mạng của cha anh và bài học lịch sử ở trường đã được nâng lên và củng cố kiến thức lịch sử.
Thời gian qua, cùng với các ngành, các cấp gấp rút chuẩn bị cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã tập hợp nhiều chuyên gia biên soạn những tài liệu tham khảo dành cho giáo viên các trường phổ thông và chuyên nghiệp có tựa đề “Trên hành trình 990 năm hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Tài liệu này dành nội dung viết về một số mô hình tổ chức hoạt động giáo dục về Thăng Long - Hà Nội, trong đó có truyền thống cách mạng, kháng chiến từ khi có đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Các mô hình này tập trung vào các vấn đề như: mô hình Thăng Long - Hà Nội; mô hình tổ chức cho học sinh nghiên cứu, khảo sát về Thăng Long - Hà Nội; diễn đàn “Chủ nhân trẻ tuổi của Thăng Long - Hà Nội”; hát về Hà Nội; ngân hàng câu hỏi thi tìm hiểu về tự nhiên, lịch sử, xã hội, văn hoá, danh nhân của Thăng Long - Hà Nội… Đây là các mô hình rất thực tế, vừa với khả năng, tầm hiểu biết của học sinh phổ thông, các em được thể hiện những hiểu biết của mình về Thăng Long - Hà Nội nơi mình đang sinh sống, gắn bó. Các em cũng được thể hiện quan điểm, được ước mơ, thể hiện tâm tư tình cảm, mong muốn làm cho thủ đô ngày giàu đẹp hơn, văn minh hơn nhưng vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Có thể nói, những năm qua các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Hà Nội đã phần nào được quan tâm hơn trước, đồng thời nhiều di tích đã phát huy được giá trị trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đối với tổ quốc, với xã hội …Tuy nhiên việc phát huy giá trị này mới chỉ được thực hiện tốt ở một số di tích trọng điểm, những di tích được tu bổ đầy đủ còn lại hầu như các di tích lịch sử cách mạng khác chưa thực hiện tốt việc phát huy giá trị, nhiều di tích bị xuống cấp nghiêm trọng, có di tích có thể nói đã bị “biến dạng”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu tập trung ở một số vấn đề sau:
- Di tích lịch sử cách mạng chưa được nhận thức sâu sắc, đầy đủ, thiết thực. Hiện nay thành phố Hà Nội chưa có một qui hoạch tổng thể, một kế hoạch cụ thể nào cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị trong hiện tại, tương lai, vẫn còn tình trạng thụ động và bị động cả về phương thức hoạt động lẫn kinh phí tu bổ, tôn tạo cho các di tích. Trên thực tế hiện nay các di tích lịch sử cách mạng còn khá “lép vế” trước các di tích lịch sử vă hoá như đình, đền chùa, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng…trong việc đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị.
- Công tác tuyên truyền, phát huy tác dụng di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế. Việc tham quan, học tập tại các di tích còn hạn chế, mang tính bắt buộc, chỉ đạo.
- Chưa có sự kết hợp chặt chẽ bằng những văn bản pháp qui cụ thể giữa ngành Văn hoá (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban quản lý di tích - danh thắng Hà Nội) với ngành Giáo dục (Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội) trong việc đưa học sinh đến tham quan, học tập tại các di tích lịch sử cách mạng - kháng chiến, gắn bài học trên lớp với phần thực tế lịch sử cách mạng tại di tích.
- Bản thân các di tích lịch sử cách mạng/kháng chiến còn chưa hấp dẫn khách tham quan do tình trạng xuống cấp, các hiện vật trong trưng bày bổ sung không được bảo quản, thiếu giải pháp kỹ thuật trưng bày hiện đại; đội ngũ thuyết minh cho di tích cũng chưa được quan tâm đầu tư, thiếu chuyên môn…
b. Một số giải pháp
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với các di tích lịch sử cách mạng. Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội cần có sự đánh giá nghiêm túc về vị thế và tình hình quản lý các di tích này từ trước tới nay. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý di tích - danh thắng Hà Nội cần có những đề xuất cụ thể về biện pháp quản lý phù hợp đối với các di tích lịch sử cách mạng đáp ứng được yêu cầu đặt ra của xã hội.
- Tiếp tục hoàn thiện việc lập hồ sơ khoa học cho các di tích lịch sử cách mạng. Cần rà soát, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ khoa học - pháp lý cho các di tích đã được lập từ trước tới nay. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, sưu tầm và bổ sung thông tin cho các hồ sơ này đồng thời trong quá trình này cũng cần thiết sưu tầm các hiện vật có liên quan trực tiếp đến di tích để làm cho di tích tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách trên cơ sở trưng bày các hiện vật ấy.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về ý nghĩa giá trị của các di tích lịch sử cách mạng.
Công tác tuyên truyền giáo dục đến mọi tầng lớp nhân dân về giá trị của các di tích lịch sử cách mạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mang ý nghĩa xã hội, chính trị rộng lớn. Hiện nay báo Hà Nội mới có chuyên mục danh cho các bài viết “Cả nước cùng Thủ đô hướng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội có chuyên mục giới thiệu về các di sản văn hoá của Hà Nội… Đây là những hoạt động tuyên truyền giúp cho người dân hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị của các di sản văn hoá trong đó có di tích lịch sử cách mạng là một điều cần được khuyến khích, nhân rộng hơn nữa.  Bên cạnh đó cần tăng cường những bài viết, giới thiệu về các di tích lịch sử cách mạng trên các trang Internet hiện có như: WWW.ANTUONGHANOI.VN, WWW.HANOIVANHIEN.COM,WWW.HANOI.GOV.VN... 
Xuất bản các cuốn sách giới thiệu về di tích lịch sử cách mạng phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay.
- Sử dụng các biện pháp và hình thức phù hợp nhằm tạo sự hấp dẫn cho các di tích:
+ Hoàn thiện việc đặt bia, thay các biển di tích cũ bằng các tấm biển mới với chất liệu bền vững ở các di tích lịch sử cách mạng để cho nhân dân biết và quan tâm hơn nữa đến di tích.
+ Cần chú ý hơn nữa tới cảnh quan môi trường của di tích. Sự thu hút của di tích một phần quan trọng là do cảnh quan, không gian và sau đó là giá trị đích thực của nó. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng một không gian, cảnh quan phù hợp vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật để tăng giá trị của di tích.
+ Quan tâm đến nội dung trưng bày của một số di tích. Việc trưng bày các tài liệu hiện vật trong di tích sẽ làm cho nội dung của di tích phong phú hơn. Có xây dựng được nội dung trưng bày sinh động thì một số di tích lịch sử cách mạng mới không bị rơi vào quên lãng từ đó có thể tái hiện được không khí hào hùng của cuộc  cách mạng kháng chiến của nhân dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu.
+ Nâng  cao chất lượng, tinh thần thái độ phục vụ khách tham quan của các cán bộ quản lý di tích, đặc biệt cần chú ý nâng cao hơn nữa công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại các điểm di tích. Đây chính là yếu tố, là cầu nối quan trọng giữa di tích với khách tham quan, làm cho di tích sống động, hấp dẫn hơn bằng những thông tin quan trọng, bổ ích.
- Phục vụ giáo dục truyền thống, trước hết là nhằm vào tuổi trẻ học đường. Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có khoảng 271 trường tiểu học, 222 trường trung học cơ sở, 43 trường trung học phổ thông công lập, 55 trường phổ thông trung học dân lập, chưa kể đến các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường trung học chuyên nghiệp[3]. Ngoài ra số lượng các trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn Hà Nội là 39 trường với số lượng học viên, sinh viên là khoảng 31 vạn[4]. Như vậy có thể thấy các trường với số lượng học sinh của Hà Nội là rất lớn, đây là nguồn khách tiềm năng để chúng ta có thể khai thác phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng trong việc giảng dạy, giáo dục truyền thống. Bộ Giáo dục – Đào tạo mới ban hành Chỉ thị “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 trong đó có nêu rõ: “Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè” và “…có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hóa và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch[5]. Đây điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể phối hợp trong bảo tồn và phát huy giá trị cũng như giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội thông qua hệ thống các di tích lịch sử cách mạng.
 Để làm được việc này ngành Văn hoá cần tiếp tục kết hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội trong chương trình giáo dục về lịch sử, văn hoá Thăng Long - Hà Nội. Ở các trường học phải phối hợp với Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong xây dựng kế hoạch trong từng năm học tổ chức cho học sinh tham quan di tích lịch sử cách mạng mang tính “về nguồn”, tham gia bảo vệ các di tích, tổ chức kết nạp Đoàn, Đội ngay tại một số điểm di tích…
- Đẩy mạnh việc kết hợp với ngành du lịch xây dựng các chương trình, các tour du lịch văn hoá và sinh thái ở Hà Nội và phụ cận. Gắn các di tích lịch sử cách mạng vào các tour du lịch này để cho du khách không chỉ biết tới một Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn là một Hà Nội hào hùng, kiên cường, bất khuất. Cũng có thể xây dựng thành một tour du lịch đến các di tích lịch sử cách mạng kết hợp với những điểm văn hóa khác để phục vụ nhu cầu của khách tham quan trong và ngoài nước.
Tóm lại, Hà Nội là một địa bàn đậm đặc di tích lịch sử - văn hoá, mà trong đó di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận vô cùng quan trọng đan xen cùng với các loại hình di tích khác. Nơi đây có những tên gọi rất gần gũi làm nên những đặc sắc của vùng đất văn hiến này: có khu phố cổ với 36 phố phường, có Hoàng thành, có hàng loạt các địa chỉ đỏ: 90 Thợ Nhuộm, 48 Hàng Ngang, 5D Hàm Long, Nhà tù Hoả Lò, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vạn Phúc… từng ghi dấu đánh bại chiến tranh leo thang của nhiều thế lực ngoại xâm đế quốc, những di tích ghi dấu sự kiên cường, bất khuất của người dân Thủ đô - những người yêu chuộng hoà bình, mong muốn được làm bạn với tất cả mọi người nhưng cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm đấu tranh với những kẻ thù có âm mưu cướp nước. Các di tích lịch sử cách mạng cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hoá khác là di sản văn hoá vô giá, góp phần tạo nên diện mạo của thủ đô Hà Nội. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm mà còn là một thái độ tri ân của người Hà Nội hôm nay được sống trong “thành phố vì hoà bình” đối với cha ông và các thế hệ đi trước./.

31 tháng 3 2017

Nếu tổng hợp câu trả lời của 2 em sẽ tạo nên một câu trả lời đúng...

Khi trả lời về âm lịch thì chúng ta hãy liên hệ với những gì thiết thực nhất trong đời sống của chúng ta nhé.

Chúc các em học tốt!

28 tháng 9 2016

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở để tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất và cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vậy nên, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

Ngày 19/5 là ngày sinh của Bác Hồ

13 tháng 3 2017

Thị tộc mẫu hệ: người nữ làm chủ gia đình, chủ động đi hỏi chồng, gánh vác và quyết định việc gia đình, luôn đảm nhiệm kế sinh nhai, người chồng chỉ giữ vai tro phụ trong gia đình.

7 tháng 10 2017

Nhận biết được thông tin:

- Còn nhiều nơi con người còn sống theo chế độ cũ, còn lạc hậu chưa tiếp nhận chế độ mới

11 tháng 3 2016

nhữ nhân vật này đă để lại dấu ấn vào cột mốc lịch sử cho dân tộc

28 tháng 3 2017

Những nhân vật này đã để lại dấu ấn vào cột mốc lịch sử cho dân tộc

Tham khảo nha em #loigiaihay.com

Bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta

 

 

Thời gian

Địa điểm

Công cụ

Người tối cổ

Cách ngày nay 40 - 30 vạn năm.

Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn

Cách ngày nay 3 - 2 vạn năm.

Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

Cách ngày nay 12.000 - 4.000 năm.

 

Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Công cụ đá, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc, rìu sắt, rìu ngắn, rìu có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, đồ gốm, lưỡi cuốc đá.

18 tháng 10 2016

Mình chỉ giúp được bạn câu 3 thôi.

Câu 3: Trả lời:

+ Hiện tượng lập đi lập lại: sáng, tối, mùa nóng, lạnh.. có quan hệ, giữa mặt trăng và trái đất -> cơ sở xác đinh thời gian ∆Cho học sinh xem “Những ngày lịch sử và kĩ niệm” trang 6 SGK Hãy xem trên bảng ghi “ những ngày lịch sử và kĩ niệm”, có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào? ( Chú ý: Ngày, tháng, năm, âm lịch, dương lịch (ngày 10-3 âm lịch) - Cách đây 3000 – 4000 năm người phương Đông đã sáng tạo ra lịch (Ai Cập, Lưỡng Hà,Ấn Độ, Trung Quốc)

24 tháng 8 2016

mi , phap

 

25 tháng 8 2016

mĩ và pháp

29 tháng 9 2016

Hai bà Trưng khởi nghĩa 

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

Ngô Quyền đắng thắng giặc

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

29 tháng 12 2016

sao

24 tháng 8 2016

chống Pháp ,chống Mỹ.Vậy thôi mình chỉ biết thế thôi

9 tháng 9 2016

đúng ko