Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lý trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khao khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.
Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hy sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta khôn lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vứt bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗn láo, đánh đập và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm lòng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.
Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?
"Trên bước đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" .
Lười biếng là gì ? Tại sao chúng ta có lười biếng .Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi. Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng.
Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân. Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó. Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.
Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.
Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.
Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.
Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.
Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.
Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề réo lên hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động tiêu cực đến tự nhiên và cuộc sống con người. Ô nhiễm môi trường xảy ra ở cả môi trường đất, nước, và không khí.
Môi trường hình thành một khía cạnh rất quan trọng trong cuộc sống của con người bởi vì đó là nơi chúng ta tìm thấy những điều thiết yếu của cuộc sống, ví dụ, không khí, nước và thực phẩm. Do công nghiệp hóa và hiện đại hóa toàn cầu, đã có ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của động vật, thực vật và con người. Các tác động nguy hiểm bao gồm các bệnh đã xuất hiện do ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường về cơ bản là sự ô nhiễm của thiên nhiên môi trường trong cả hệ thống vật lý và sinh học, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của môi trường.
Thực trạng của hiện tượng ô nhiễm môi trường được báo đài đưa tin hàng ngày với hình ảnh rác thải tràn ngập cùng những số liệu thống kê về tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động. Ngay gần đây, không khí của thành phố Hà Nội đã vượt mức ô nhiễm nặng nề. Với tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như vậy, không chỉ cuộc sống người dân bị đe dọa mà hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là hậu quả của hiệu ứng nhà kính và hiện tượng băng tan do Trái đất nóng lên.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém và giải pháp bảo vệ môi trường, xử lí rác thải vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Ô nhiễm môi trường đã trở thành một mối quan tâm lớn để cứu hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần điều chỉnh các biện pháp khác nhau để giảm ô nhiễm môi trường. Một số trong số đó bao gồm trồng cây, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, xử lý chất thải đúng cách… Trách nhiệm của mỗi cá nhân là bảo vệ môi trường của chúng ta khỏi bị ô nhiễm.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, mỗi người cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn tác hại của ô nhiễm môi trường, chúng ta cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải. Có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ được Trái đất, bảo vệ được chính cuộc sống cũng như sự phát triển của con người và tự nhiên.
Trong cuộc sống, việc cho đi và nhận lại không chỉ đơn thuần là sự giúp đỡ giữa con người với nhau, hay là vì một mục đích nào đó. Hơn tất cả, việc cho đi và nhận lại là một lẽ tất yếu trong xã hội, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp, mang nhiều màu sắc nhân văn nhân bản hơn cả, từ đó con người tìm thấy được những vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống nhờ những giá trị tốt đẹp xuất phát từ tấm lòng chân thành giữa một xã hội hỗn độn, đầy mệt mỏi. Đúc rút được ý nghĩa của việc cho đi nhận lại đầy tốt đẹp ấy, một nhà diễn giả nổi tiếng người Mỹ gốc Canada Brian Tracy đã có một phát ngôn rất ấn tượng tạo động lực cho nhiều người đó là: "Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên".
Toàn bộ câu nói đều mang bóng dáng của một lời khuyên bổ ích, câu nói ấy khuyên mọi người hãy làm điều tốt hướng đến những giá trị khác ngoài giá trị vật chất, đó là lời khuyên về thái độ của con người đối với việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Trước hết, ta cần hiểu "hãy cho đi mà không ghi nhớ", ở đây "cho" có rất nhiều khía cạnh, từ việc trao tặng ai đó một món quà nhỏ, một bông hồng đẹp, một cuốn sách hữu ích, chia đôi phần ăn sáng cho cô bạn cùng bàn, hay cũng có thể là sự giúp đỡ người khác khi họ cơ nhỡ gặp khó khăn trong cuộc sống,... Ngoài ra, việc cho đi không chỉ thể hiện ở những giá trị vật chất chúng ta đã trao tặng, mà đôi lúc cho đi còn là cho những giá trị tinh thần, có thể đó là những lời động viên, an ủi, là những lời khuyên, lời chia sẻ tâm tình xuất phát từ tận trái tim. Quan trọng hơn cả, việc cho đi bất cứ một thứ gì thì cũng phải xuất phát từ lòng tự nguyện, từ trái tim yêu thương, ước mong được cống hiến, được giúp đỡ người khác. Có thế thì việc cho đi mới thực sự có ý nghĩa nhân văn, tốt đẹp. Còn nếu như khi chìa tay ra và trao cho người khác một thứ gì đó, mà trong tâm hồn vẫn luôn tơ tưởng về việc sẽ được nhận lại cái gì đó xứng đáng thì chúng ta đã vô tình đánh mất đi cái ý nghĩa tốt đẹp của việc cho đi, đó đơn thuần chỉ là trao đổi, vì mục đích vụ lợi mà thôi còn đâu cái ý nghĩa của việc cho mà không cần hồi đáp.
Việc nhận lại hay không thuộc về những cảm nhận trong tâm hồn của chúng ta, chẳng phải khi bạn cho đi với một tâm hồn trong sáng lương thiện, thì chính bản thân bạn cũng đã nhận lại được niềm vui sướng hạnh phúc vì vừa làm được một việc hết sức có ý nghĩa hay sao. Theo tôi đó là sự đền đáp quá xứng đáng cho mỗi hành động tốt đẹp ấy rồi, cũng giống như việc ta trao tay người khác một bông hồng đẹp, cái còn lại nơi bàn tay ta chính là mùi hương vấn vương mãi không rời. Việc sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại là minh chứng cho tấm lòng cao thượng, một tâm hồn đẹp đẽ, nhân hậu của chính chúng ta. Không phải ai cũng có thể dễ dàng cho đi, nhưng một khi đã cho đi, chúng ta bỗng sống có ý nghĩa hơn trong cuộc đời, thoát khỏi cái gông cùm của sự ích kỷ, của cái tôi có nhân yếu đuối, để thả hồn vào cái vui sống, an nhiên, hạnh phúc bằng những hành động tốt đẹp, nhân văn. Có câu, bạn càng tính toán chi ly bạn càng cảm thấy cuộc sống bế tắc, nhưng một khi bạn thong thả, chịu hi sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác thì bỗng nhiên cuộc sống của bạn như được mở ra vậy. Giờ đây, cuộc sống không còn chỉ quẩn quanh ở những giá trị vật chất tầm thường, mà còn là những giá trị tinh thần cao quý, mà cho dù có bao nhiêu tài sản cũng chẳng thể mua nổi, chính những giá trị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn bạn thành một vườn hồng thơm ngát. Bàn tay xinh đẹp của bạn ngày ngày thu hoạch rồi trao tặng cho người cần, thật sự ý nghĩa và hạnh phúc vì cuộc đời ta bỗng trở nên thơm mát lạ kỳ.
Với vai trò của người nhận, cho dù khi bạn nhận được một thứ gì đó nhỏ nhắn thôi, ví như cây kẹo mút, tờ khăn giấy, hay một món quà, một bông hoa,... Thì cái cốt yếu nhất mà chúng ta phải làm được đó là sự ghi nhớ không quên, là lòng biết ơn với những gì chúng ta được nhận, với người đã trao tặng cho chúng ta những thứ đó một cách chân thành. Hãy luôn tâm niệm rằng trong cuộc đời dài ngót nghét 60, 70 năm ấy chắc chắn ít nhiều cũng sẽ có đôi lần chúng ta vấp ngã, gặp khó khăn trong cuộc sống, những khi ấy người chịu chìa đôi tay ra kéo bạn đứng lên, chịu ngồi nghe bạn tâm tình thủ thỉ, cho bạn chiếc khăn tay lau nước mắt, thậm chí giúp bạn bước qua khó khăn bằng năng lực của họ thì chẳng còn gì sung sướng hạnh phúc hơn cả. Sao chúng ta có thể quên người đã từng giúp đỡ, từng có ơn nghĩa với mình được chứ, làm thế chẳng khác nào kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván chăng? Chúng ta cần tự ý thức được rằng, người giúp đỡ ta lúc khó khăn dù họ có ý nghĩ gì thì chí ít rằng, lúc ấy cũng chỉ có họ chịu chìa tay ra kéo chúng ta dậy, họ thực sự muốn giúp chúng ta trong khoảnh khắc ấy. Những con người như vậy thứ nhất là chúng ta đã nợ họ một ân tình, thứ hai là họ xứng đáng được chúng ta trân trọng và dành những tình cảm chân thành nhất để đối đãi. Làm được như vậy, chứng tỏ chúng ta có một tâm hồn và nhân cách đẹp đẽ, sẽ khiến chúng ta được sống hạnh phúc, vui vẻ, không phải vướng mắc hay cắn rứt lương tâm về hành động của mình. Người ta đã cho bạn một, thì bạn hãy cố gắng đền đáp họ lại 10, bằng lòng chân thành, yêu thương và biết ơn sâu sắc nhé, tuyệt đối đừng lãng quên lòng tốt của người khác mà chỉ thản nhiên nhận, đó gọi là vô sỉ, không có thể diện, đạo đức.
Câu nói của Brian Tracy đã đem đến cho chúng ta nhiều nhận thức mới mẻ về hành động cho đi và nhận lại trong cuộc sống. Cuộc đời chúng ta là một vườn hồng thơm ngát, chúng ta hãy hãy những bông hoa đẹp nhất đem trao tặng cho người đời mà đừng tiếc chi những ngày dài chăm sóc, bởi khi được cho đi thì sâu trong tâm hồn chúng ta đã cảm thấy thật hạnh phúc và ý nghĩa đang đong đầy trái tim. Và vườn hồng ấy của chúng ta cũng sẽ được nhận lại những tấm lòng đẹp đẽ, tựa nguồn phân bón tốt, nguồn nước sạch từ những người khác, khi ấy bạn tuyệt đối đừng quên đi những nhân tố đã vun đắp cho vườn hồng của mình nhé. Cuộc sống vốn là sự cho đi và nhận lại không cưỡng cầu, mà chúng diễn ra một cách tự nhiên tất yếu, nên đừng băn khoăn mà hãy sống thật thoải mái, bỏ đi cái tính ích kỷ hẹp hòi trong lòng, đó mới là chìa khóa của hạnh phúc.
Refer
Tinh thần trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển. Vậy thế nào là sống có trách nhiệm? Con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xói mòn niềm tin của con người với nhau. Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa. Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.
TK
Tinh thần trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển. Vậy thế nào là sống có trách nhiệm? Con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xói mòn niềm tin của con người với nhau. Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa. Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.
ra sao nếu không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ.