Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây
Sau năm năm học tại trường Đại Học Y Dược Việt Nam. Em đã ra trường và giờ đang làm bác sĩ ở một bệnh viện lớn. Tranh thủ dịp được nghỉ phép một tuần, em về thăm lại ngôi trường cũ. Bao kỷ niệm thời thơ ấu giờ đây vẫn con nhớ mãi trong tâm trí em.
Ngày em về thăm trường Nam Việt cũng là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Về đến nơi, trường không còn như trước mà nay đã như một cái đĩa bay trên không khiến em vô cùng bất ngờ. Em được cô Trang dẫn đi tham quan trường. Lúc này, em tò mò là làm sao để lên được trên đó. Trong khi đó, Cô Trang làm gì và từ chiếc đĩa bay, thả xuống một thang máy và em với cô lên tới các lớp học. Mỗi người lên phải đeo một cái kính 3D. Em và cô đi xung quanh các lớp học, các lớp học của trường này làm em thêm ngạc nhiên vì bảng đen không cần phải nhiều như trước nữa. Chỉ cần nó nhận ra tiếng nói của giáo viên thì sẽ mở khóa và hoạt động. Giáo viên giảng bài không cần phải nói nhiều vì bảng sẽ mô phỏng lại ý nghĩa lời nói của giáo viên. Đi tham quan một lúc thì đói quá phải xuống căn-tin ăn mới được. Tưởng như lúc mình còn học khi ăn phải trả bằng tiền, thì giờ đây dùng bằng thẻ thanh toán để lấy thức ăn. Mà điều kì lạ là trong căn- tin không có một người nào trông coi quán, các em học sinh dùng các chiếc máy điều khiển để chọn thức ăn. Đang ăn thì thấy có một thầy già lắm rồi, em lại hỏi và biết đó chính là thầy Phương. Nhìn trán thầy đã nhiều nếp nhăn hơn, lưng đã hơi còng, bộ tóc đã bạc phơ. Em lại thấy cô Trang, cô Hân, thầy Hóa. Cô Trang lúc trước khác xa so với bây giờ, cô đã có chồng vì sinh ra hai cu tí, cô Hân tuy đã già hơn trước một chút nhưng cô vẫn giữ nguyên được tính giản dị. Còn thầy Hóa có lẽ bệnh nhiều lắm, nhìn mặt thầy mệt mỏi, em đã nói chuyện với bao người trong suốt thời gian giải lao. Nhìn cô Trang với vẻ u sầu vì vừa phải chăm sóc con cái, lo việc gia đình, vừa còn phải đến trường dạy các em học sinh. Vào giờ học, tiếng chuông từ đĩa bay làm các em vào lớp. Hình như, các em học sinh thời này ngoan hơn thời trước. Khi vào lớp, các bạn bật Ipad và vào tiết học, mỗi người đều đeo một tai nghe vào, tiết học như một thế giới của internet. Em nhớ lại lúc xưa học chỉ có chiếc tivi là tốt, các em phải viết vào vở, so sánh với lúc này thì học sinh thời nay tốt hơn gấp mười lần. Đến nội trú, cửa tự động mở ra, mỗi giường có một cái quạt, máy vi tính có màn hình bằng ti vi. Vào phòng tắm thì có những chiếc dĩa bay nhỏ để tắm và vệ sinh. Mỗi giường cố một chế độ khác nhau về mặt thời tiết. Các chiếc giường rộng hơn lúc trước nên ngủ cũng thấy thoải mái hơn. Thức dậy thì không mang giày của buổi sáng nữa mà mang giày có ba chế độ là: bay, lăn bánh và đi bộ. Em chơi và trò chuyện với các em học sinh. Đến tối, em lại về trường Đại học Y Dược Việt Nam.
Qua một ngày quay về trường cũ, em có cảm giác như được quay lại thời thơ ấu của tuổi học trò. Em hứa sẽ học Y Dược nhiều hơn nữa để trở thành một bác sĩ giỏi, biết thêm nhiều phương thuốc mới để cứu mọi người. Những điều đó chỉ vì muốn đền đáp công lao nuôi dưỡng của ba, mẹ và công ơn dạy dỗ của các thầy cô .
:D
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Truyện cổ tích là bình chứa ước mơ của người xưa. Thông qua truyện cổ tích, người nông dân gửi gắm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng trong xã hội. Truyện cổ tích đã gắn liền với mỗi chúng ta từ thuở còn nằm trong nôi. Những câu chuyện cổ tích qua lời kể dịu dàng của bà của mẹ ăn sâu vào trong tiềm thức của ta, theo ta lớn khôn tới tận bây giờ. Trong thế giới cổ tích đầy diệu kì và màu nhiệm ấy, tôi ấn tượng nhất với nhân vật anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”
Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Thân hình anh to cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền thể hiện vẻ hiền lành, phúc hậu. Mái tóc đen nhánh được búi lên đỉnh đầu. Đôi mắt anh đen láy ánh lên sự lanh lợi, thật thà. Làn da bánh mật chứng tỏ đã trải qua nhiều sương gió. Từ con người anh toát lên vẻ chân chất, đôn hậu của những người nông dân Việt Nam từ bao đời.
Mồ côi từ nhỏ, anh sớm phải đi ở cho phú ông. Là một chàng trai hiền lành, thật thà, cho nên, anh lúc nào cũng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những công việc khó khăn, vất vả anh đều sẵn sàng đảm đương một cách vui vẻ, chẳng bao giờ oán thán một lời. Anh dậy từ lúc chú gà trống cất tiếng gáy đầu tiên chào mừng buổi sáng, ra đồng khi sương vẫn còn phủ đẫm trên từng cành cây kẽ lá, lung linh như những hạt ngọc. Và khi trời đã tối không còn nhìn rõ mặt người, anh mới cùng chú trâu lững thững ra về. Nhờ sự lao động cần cù, chăm chỉ của anh, nhà phú ông chẳng mấy chốc có của ăn của để, trâu bò đầy chuồng, thóc gạo để đầy trong kho. Thế nhưng, phú ông gian manh, xảo quyệt lại lợi dụng sự thật thà, chân chất của anh. Ông ta hứa nếu anh chăm chỉ làm lụng cho ông, ông ta sẽ gả con gái cho.
Ngày thực hiện lời hứa cũng đến. Phú ông sai anh vào rừng, dặn anh tìm cho được cây tre trăm đốt rồi sẽ cho lấy con gái mình. Anh vào rừng với niềm hi vọng và tin tưởng. Nhưng, anh tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy cây tre trăm đốt nào. Cuối cùng, lúc anh bật khóc, Bụt đã hiện ra giúp đỡ. Nhờ có câu thần chú: “Khắc nhập, khắc xuất” của Bụt, anh đã có được cây tre trăm đốt và trừng trị cho lão phú ông một bài học. Anh Khoai hiền lành, tốt bụng rốt cục cũng có được hạnh phúc xứng đáng. Điều ấy cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành ta thường thấy trong truyện cổ tích:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”
Những câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa nhưng dường như lúc nào cũng có sức hút mới mẻ đối với tuổi ấu thơ của mỗi người. Truyện cổ tích sẽ mãi là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ta, dạy ta biết tin vào những điều thiện, điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Cô Tấm vừa đẹp người lại đẹp nết. Lòng bao dung, độ lượng của cô khiến mọi người đều mến phục. Bị mẹ con dì ghẻ lập mưu hãm hại hết lần này đến lượt khác, phải chịu biết bao buồn tủi, đau khổ, thậm chí phải chết và hóa kiếp thành mọi thứ từ đồ vật cho đến cây cối, loài vật: Tấm vẫn rộng lòng tha thứ, không lấy đó làm oán để trả thù. Cuối cùng, cô Tấm cũng được sống cuộc đời sung sướng và hạnh phúc.
Mẹ mất sớm, bố đi thêm bước nữa và ít khi có ở nhà nên Tấm phải sống cùng người dì ghẻ cay nghiệt và đứa em cùng cha khác mẹ chua ngoa tên là Cám.
Cô Tấm có dáng người thướt tha mảnh khánh. Khuôn mặt đầy dặn và trắng trẻo làm nổi bật đôi mắt đen láy. Chiếc mũi thẳng cùng đôi môi mọng đỏ khiến cô xinh xắn hơn khi đội chiếc khăn mỏ quạ trên mái tóc được chải bới gọn gàng.
Suốt ngày, cô lam lũ với đủ thứ việc nhà do mẹ kế hiểm độc đày đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy. Tấm rất siêng năng, không một lời than phiền. Với chiếc áo tứ thân màu nâu cù đà sờn bạc, lặnglẽ nhưcái bóng, cô thoăn thoắt sắp xếp mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp. Trong nhà ngoài cửa luôn sạch sẽ, tinh tươm.
Cô Tấm vừa đẹp người lại đẹp nết. Lòng bao dung, độ lượng của cô khiến mọi người đều mến phục. Bị mẹ con dì ghẻ lập mưu hãm hại hết lần này đến lượt khác, phải chịu biết bao buồn tủi, đau khổ, thậm chí phải chết và hóa kiếp thành mọi thứ từ đồ vật cho đến cây cối, loài vật: Tấm vẫn rộng lòng tha thứ, không lấy đó làm oán để trả thù. Cuối cùng, cô Tấm cũng được sống cuộc đời sung sướng và hạnh phúc
Cô Tấm ở hiền gặp lành , xứng đáng ở bên cạnh nhà vua trẻ tuổi
k cho mk nha
Trong truyện cổ dân gian, sự xuất hiện của Thần Tiên, Bụt Phật,… đã tạo nên yếu tô" hoang đường, yếu tô" kì diệu. Những nhân vật siêu nhiên ấy nhằm giúp đỡ, độ trì người nghèo, bênh vực kẻ yếu, ban phép lạ cho người tốt, trừng phạt bọn xấu xa, gian ác trong cuộc đời. Truyện cổ "Sự tích bánh chưng, bánh giầy" cũng có nhân vật Thần. Thần xuất hiện trong giấc mộng, mách bảo cho Lang Liêu làm bánh để lễ Tiên Vương. Nói rằng: "Nhờ có Thần mách bảo mà Lang Liêu mới được nối ngôi vua" tuy đứng, nhưng chưa thật đầy đủ.Truyện cổ tích này đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy. Truyện đã biểu lộ niềm tự hào về một nét tuyệt đẹp: hương vị của đất nước ta rất phong phú, hương vị Tết cổ truyền dân tộc rất đậm đà. Và đó chính là bản sắc tốt đẹp của nền văn hóa, nền văn hiến Việt Nam.
THAM KHẢO
Tết đến bạn ngóng đợi điều gì? Những màn pháo hoa rực rỡ đêm Giao thừa, một bữa tất niên cuối năm gia đình quây quần bên nhau, hay những phong bao lì xì đỏ tươi từ bố mẹ, người thân? Tết vốn thật tuyệt vời phải không? Riêng tôi, Tết sẽ thật thiếu nếu quên mà chẳng nhắc tới sắc thắm tươi của những cây đào ngày Tết. Hình ảnh cây hoa đào ngày Tết chẳng biết tự bao giờ đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên.
Như thường lệ hằng năm, độ 27-28 Tết, tôi lại lon ton theo bố ra vườn ngắm chọn một cây đào đẹp tươi để về chơi Tết. Chẳng mất bao lâu, hai bố con tôi đã "rinh về một em đào" rất vừa mắt lại hợp với không gian phòng khách của nhà. Cây đào không to lắm, chỉ chừng ngang người tôi thôi. Cây được bố đặt trong một chậu men sứ với hoa văn là đôi rồng quấn quýt bên nhau. Nhìn từ xa cây như một tháp nến đang rừng rực cháy. Lại gần, bao bông hoa nhỏ xinh là bấy nhiêu ngọn nến đang lung linh tỏa sắc. Thân cây được bố uốn thế long mềm mại, khoác trên mình bộ áo nâu bóng khỏe đầy sức sống. Từ thân cây đâm ra không biết bao nhiêu là những cành cây xanh nhỏ như những cánh tay đang vẫy gọi thiên nhiên, mọi người. Cây không to nhưng nhiều hoa, nhiều nụ và lắm lộc lắm. Những búp lá xanh nõn nà hòa cùng sắc đỏ thắm của những cánh hoa mỏng tang thật dễ gây cho người ta một sự mê luyến ngất ngây. Cánh hoa đỏ thắm, mềm mại. Cùng với đó là những nụ chúm chím như vẫn đang e ấp, chỉ chờ nắng gió thiên nhiên mời gọi sẽ khoe mình tỏa hương. Cả cây đào mang tới một sắc xanh hi vọng của lộc non, chồi biếc, một sắc đỏ tươi, vẹn tròn của cánh thắm, nụ hồng. Cả cây đào đang phô mình ra như muốn khoe hết tận độ vẻ đẹp dịu dàng mà đắm say lòng người ấy.
Tôi thường thích lắm đứng cạnh cây đào nhặt những cánh hoa rơi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng mà tôi thích thú gọi là "mưa hoa". Tôi cùng bố treo những phong bao lì xì, những dải kim tuyến óng ánh, những đèn lồng, câu đối tí hon để cây thêm lung linh với bộ áo mới. Tôi cũng không quên tỉ mỉ ngồi cắt những sợi giấy nhiều màu sắc để rắc lên gốc cây. Cả cây đào lúc ấy dường như trông kiêu sa hơn hết thảy. Còn gì thích thú bằng cảm giác đứng trước cây đào mà chỉ muốn dang rộng vòng tay ôm trọn "người bạn tuyệt vời" ấy? Đào gọi về trong tôi cái hồi hộp, rộn ràng mỗi độ Tết đến Xuân về. Đào khơi dậy trong tôi cái ấm áp trong những ngày đông tháng giá. Đào gợi trong tôi và gợi cả trong tâm trí những người con xa quê một tình yêu hướng về đất Mẹ, cội nguồn.
Đêm 30 Tết, gia đình quây quần đón Giao thừa bên cạnh cây đào vẫn tỏa hương thơm ngát - giây phút ấy tôi trân trọng và hiểu rằng đào đã gọi Tết về thế đấy. Hình ảnh cây đào ngày Tết mãi vẹn nguyên trong tiềm thức tôi, nhắc nhở tôi về một truyền thống văn hóa đẹp của Việt Nam mình.
Cứ mỗi lần tết đến, xuân về là trên khắp miền quê đều rực rỡ các loại hoa, từ hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa cúc…Nhưng hoa đào luôn là loài hoa được mọi người yêu thích nhất bởi nó chính là biểu tượng của mùa xuân ở miền Bắc nước ta. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào làm cho không khí mùa xuân càng thêm ấm áp, sinh động hơn bao giờ hết.
Cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán gia đình em lại mua về một cây đào. Cây đào được trồng trong bình gốm, được cắt tỉa gọn gàng theo hình chóp nón trông vô cùng thích thú. Cây đào có đủ cả lá nụ, hoa và lộc non, mang biểu tượng may mắn cho gia đình nên hoa đào luôn được tôn thờ trong mỗi gia đình trong dịp Tết.
Cây đào cao gần bằng cái đầu của em, khi em đứng cạnh nó thì nhìn hai chúng em như một cặp song sinh. Những cánh hoa đào màu hồng tươi, rực rỡ khoe sắc trong nắng mai, thân đào màu nâu sẫm.
Từ chiếc thân mọc ra rất nhiều những cành nhánh nhỏ, tí hon. Những cành nhỏ này vươn cao, vươn cao và có rất nhiều nụ đào còn đang chúm chím chờ ngày nở tung khoe mình trong nắng gió. Những lá non xanh mơn mởn như những cô gái thiếu nữ tới tuổi dậy thì đang e ấp, núp mình bên bên dưới.
Những bông hoa đào khi đã nở rộ thì bên trong có những nhụy vàng, những cánh hoa mong manh yếu đuối nhưng lại có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ làm say đắm lòng người. Hoa đào cũng có sức mạnh riêng của nó bởi nó luôn được trân trọng yêu mến. Màu đỏ, hồng tươi của hoa đào là biểu tượng của sự may mắn. Nên khi Tết đến xuân về nhà nào cũng phải mua một cành đào như thể đem may mắn về nhà.
Xung quanh cây hoa đào bố em thường treo những giàn đèn nháy lấp lánh buổi tối khi bật đèn lên thì những ánh đèn xanh đỏ làm cho cây hoa đào càng thêm phần kiêu sa quyến rũ.
Cây đào là biểu tượng của sự phú quý, sự đầm ấm trong gia đình nên năm nào bố mẹ em cũng chọn một cây vô cùng độc đáo, có đủ cánh lá, lộc non, nụ và quả. Những quả đào lú nhú bé tí ti, như những ngón tay út của em, có màu xanh nhạt trong đáng yêu vô cùng. Em thường ước gì quả đào to hơn để em có thể hái chúng xuống thưởng thức.
Hoa đào đã trở thành biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán ở miền Bắc nước ta, nếu không nhìn thấy hoa đào trong nhà cứ như không nhìn thấy Tết vậy. Tết cũng là dịp để cho những người con đi xa trở về đoàn tụ với gia đình mình, nó biểu tượng của sự sum vầy tình thân. Vì vậy, khi nhìn thấy hoa đào rực rỡ khoe sắc là trong lòng em lại cho tâm trạng bồi hồi náo nức vô cùng
------------------------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------------------------------------------------
Những thế hệ lớn lên
Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”
Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.
Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.
Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.
Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.
Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, là người cha của lực lượng vũ trang Việt Nam. Một đêm ko ngủ của Bác đã trở thành cảm hứng chân thật và mãnh liệt. Dường như Bác đã hóa thân thành bức tượng đồng vững chắc. Trong bài Bác ko chỉ đốt lửa cho anh đội viên nằm mà Bác còn đi dém chăn cho từng người một. Trông Bác còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Bác như đang đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mk để truyền hơi ấm cho con cháu. Dù Bác đã đi xa nhưng hình ảnh Bác vẫn sẽ mãi ở trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.
b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.
c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.
+ Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.
+ Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.
+ Ca dao cũng được coi là một văn bản.
d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc
e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.
Hang Én là hang động lớn thứ 3 trên thế giới xếp sau Hang Sơn Đoòng (Việt Nam) và hang Deer (Malaysia). Hang nằm trong khu vực trung tâm của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Được phát hiện và công bố vào năm 1994, những hình ảnh ấn tượng về hang động này đã nhanh chóng được biết đến và trở thành một điểm đến ấn tượng trên toàn thế giới. Đường vào hang Én xuyên qua tán rừng rậm, men theo dòng sông Rào Thượng uốn lượn với cảnh tượng bươm bướm trắng bay ngợp tràn suốt đường đi. Bên tronng hang, có hàng triệu con én sinh sống và làm tổ. Bạn sẽ có một chuyến du hành đi ngược thời gian về thời kỳ tiền sử, vô cùng nguyên thủy, hoang sơ.
Hang Én nằm trong quần thể vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của tỉnh Quảng Bình. Hành trình đến với Hang Én phải xuyên qua cánh rừng nguyên sinh, vượt qua nhiều đoạn dốc cao hay lội qua những con sông, suối. Nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây không phụ lòng những ai đã đặt chân đến mảnh đất này. Vượt qua con dốc Ba Giàn đến với thung lũng Rào Thương được bao quanh bởi con suốt cùng tên, Hang Én hiện ra trước mắt. Loài chim én đã sống trong hang hang từ rất lâu, chưa hề biết sợ con người. Những dải đá san hô uốn lượn cùng với nhũ đá, măng đá, ngọc động giăng đầy bên những vách núi…Vẻ đẹp của Hang Én gợi ra những nét đẹp hoang sơ thật hấp dẫn con người.
#Tham khảo
HT
Trong cuộc sống thường hay xảy ra những điều không như ý ta muốn. Trước những thử thách của cuộc đời, không ít người đã gục ngã hay phó mặc số mệnh, tuy nhiên, cũng có người biết vượt lên hoàn cảnh, sống lạc quan và giàu niềm tin, ý chí. Robinson- nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe là một ví dụ điển hình cho tinh thần lạc quan và ý chí, nghị lực của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Bằng giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu, mở đầu đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”, nhân vật Robinson tự đưa ra lời cảm nhận chung về chân dung của chính mình. Anh hình dung đang đi dạo trên quê hương, đất nước mình. Hình dáng, bộ dạng kì lạ và tức cười của anh chắc chắn sẽ làm cho người đối diện phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi: “Giá có người nào trông thấy tôi, nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười!” Lời tự thuật ấy đã phần nào hé lộ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã trải qua 10 năm qua.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng hình dung về trang phục và trang bị của một vị chúa đảo. Cái mũ to, cao lêu nghêu để che nắng, che không cho mưa hắt vào cổ. Cái áo làm bằng da dê, vạt áo dài đến bắp đùi. Quần được làm bằng da của một con dê đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân. Tất và giày đều không có nên anh tự tạo cho mình một đồ dùng giống như ủng. Những trang phục kì lạ, tiện dụng được tác giả miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới. Còn về trang bị? Đó là một cái thắt lưng rộng bản bằng da dê dùng để đeo cưa, rìu. Hai cái túi làm bằng da dê đựng thuốc súng, đạn ghém. Gùi được đeo sau lưng, khoác súng bên vai, dù trên đầu. Bằng việc kể đan xen với miêu tả, những vật dụng linh tinh hiện lên thật kì dị. Chúng chính là kết quả của quá trình lao động và sáng tao, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh sống.
Một mình sống trên đảo hoang hơn chục năm, diện mạo của Robinson ít nhiều cũng sẽ có sự thay đổi và càng ngày càng ít giống người văn minh hơn. Vẫn là cái giọng điệu pha chút hài hước: “Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến nỗi như cột nhà cháy; râu tuy thỉnh thoảng có cạo, nhưng vẫn đâm ra như chổi xể. Trên mép, theo ý thích riêng, tôi lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ-nhĩ-kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi”. Dáng vẻ của Robinson hẳn rất kì quái, gần như người rừng. Cuộc sống tuy vô cùng khó khăn, vất vả và nguy hiểm nhưng ta không hề thấy sự bi quan, tuyệt vọng hay chán nản ở Robinson. Bằng trí thông minh, sự khéo léo, đầu óc thực tế, tính cách kiên cường, anh đã dần vượt qua hoàn cảnh bất hạnh và làm chủ được cuộc sống. Tâm hồn anh ngời sáng lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, vui vẻ, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thiên nhiên cũng không thể khuất phục.
Bằng việc sáng tạo trong lựa chọn ngôi kể thứ nhất và nhân vật kể chuyện, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước, hấp dẫn, đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang” chính là bức chân dung về nhân vật Robinson khi anh gặp biến cố và phải sống cô đơn một mình trên đảo hoang hơn 10 năm. Từ đó, tác giả ca ngợi sức mạnh, đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Ông cha ta đã từng nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Có ở trong những hoàn cảnh gian nan, khó khăn, đặc biệt, chúng ta mới biết ý chí, nghị lực của mình mạnh mẽ tới đâu. Chỉ cần có ý chí, nghị lực, ta sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống, tôi luyện bản thân trở nên mạnh mẽ, kiên cường như nhân vật Robinson đã làm.
Trong cuộc sống thường hay xảy ra những điều không như ý ta muốn. Trước những thử thách của cuộc đời, không ít người đã gục ngã hay phó mặc số mệnh, tuy nhiên, cũng có người biết vượt lên hoàn cảnh, sống lạc quan và giàu niềm tin, ý chí. Robinson- nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết Robinson Crusoe là một ví dụ điển hình cho tinh thần lạc quan và ý chí, nghị lực của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Bằng giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu, mở đầu đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang”, nhân vật Robinson tự đưa ra lời cảm nhận chung về chân dung của chính mình. Anh hình dung đang đi dạo trên quê hương, đất nước mình. Hình dáng, bộ dạng kì lạ và tức cười của anh chắc chắn sẽ làm cho người đối diện phải ngạc nhiên đến mức sợ hãi: “Giá có người nào trông thấy tôi, nếu không kinh sợ thì cũng bò ra mà cười!” Lời tự thuật ấy đã phần nào hé lộ cuộc sống thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang mà anh đã trải qua 10 năm qua.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng hình dung về trang phục và trang bị của một vị chúa đảo. Cái mũ to, cao lêu nghêu để che nắng, che không cho mưa hắt vào cổ. Cái áo làm bằng da dê, vạt áo dài đến bắp đùi. Quần được làm bằng da của một con dê đực già, lông dê thõng xuống mỗi bên đến giữa bắp chân. Tất và giày đều không có nên anh tự tạo cho mình một đồ dùng giống như ủng. Những trang phục kì lạ, tiện dụng được tác giả miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới. Còn về trang bị? Đó là một cái thắt lưng rộng bản bằng da dê dùng để đeo cưa, rìu. Hai cái túi làm bằng da dê đựng thuốc súng, đạn ghém. Gùi được đeo sau lưng, khoác súng bên vai, dù trên đầu. Bằng việc kể đan xen với miêu tả, những vật dụng linh tinh hiện lên thật kì dị. Chúng chính là kết quả của quá trình lao động và sáng tao, của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh sống.
Một mình sống trên đảo hoang hơn chục năm, diện mạo của Robinson ít nhiều cũng sẽ có sự thay đổi và càng ngày càng ít giống người văn minh hơn. Vẫn là cái giọng điệu pha chút hài hước: “Mặt tôi rám nắng, đen sạm lại, tuy chưa đến nỗi như cột nhà cháy; râu tuy thỉnh thoảng có cạo, nhưng vẫn đâm ra như chổi xể. Trên mép, theo ý thích riêng, tôi lại để một cặp ria theo kiểu người Thổ-nhĩ-kỳ vừa dài vừa rậm khác thường, tô đậm thêm nét cổ quái vào diện mạo của tôi”. Dáng vẻ của Robinson hẳn rất kì quái, gần như người rừng. Cuộc sống tuy vô cùng khó khăn, vất vả và nguy hiểm nhưng ta không hề thấy sự bi quan, tuyệt vọng hay chán nản ở Robinson. Bằng trí thông minh, sự khéo léo, đầu óc thực tế, tính cách kiên cường, anh đã dần vượt qua hoàn cảnh bất hạnh và làm chủ được cuộc sống. Tâm hồn anh ngời sáng lên vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, vui vẻ, ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, thiên nhiên cũng không thể khuất phục.
Bằng việc sáng tạo trong lựa chọn ngôi kể thứ nhất và nhân vật kể chuyện, cách kể chuyện tự nhiên, hài hước, hấp dẫn, đoạn trích “Robinson ngoài đảo hoang” chính là bức chân dung về nhân vật Robinson khi anh gặp biến cố và phải sống cô đơn một mình trên đảo hoang hơn 10 năm. Từ đó, tác giả ca ngợi sức mạnh, đặc biệt là tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
Ông cha ta đã từng nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Có ở trong những hoàn cảnh gian nan, khó khăn, đặc biệt, chúng ta mới biết ý chí, nghị lực của mình mạnh mẽ tới đâu. Chỉ cần có ý chí, nghị lực, ta sẽ vượt qua được mọi thử thách của cuộc sống, tôi luyện bản thân trở nên mạnh mẽ, kiên cường như nhân vật Robinson đã làm.