Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đói cho sạch rách cho thơm
áo rách khéo vá hơn lành vụng may
giấy rách phải giữ lấy lề
ăn có mời, làm có khiến
áo rách cốt cách người thương
ngôn tất tiên tín
Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
nếu mk làm có j sai xót thì mong bạn thông cảm nha
Chắc hẳn mỗi người đều có một người bạn thân để cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Tôi cũng không ngoại lệ, người bạn thân thiết nhất của tôi là Vy, một thành viên tinh nghịch của lớp 6/8.
Tôi thấy Vy rất xinh với khuôn mặt tròn, nước da trắng mịn như em bé và thân hình cân đối. Mái tóc đen, dài luôn được cậu ấy cột cao lên. Đôi mắt tròn xoe màu nâu luôn là điểm thu hút người nhìn. Đôi môi chúm chím cứ đỏ hồng lên dù Vy không thoa son. Mỗi khi cậu ấy cười lại để lộ hai lúm đồng tiền trông rất có duyên. Hàng răng trắng đều như hai hàng bắp.
Vy là một thành viên trong ban cán sự lớp. Cậu ấy học rất giỏi. Thành tích học tập của Vy luôn đứng đầu lớp. Không chỉ vậy, Vy còn rất năng động. Khi nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cậu ấy đã tham gia rất nhiệt tình. Ngoài ra, cậu ấy rất quan tâm đến bạn bè. Vy luôn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của cậu ấy với mọi người và cũng luôn cho mọi người những lời khuyên trong học tập và cuộc sống. Ai đã từng tiếp xúc với Vy rồi chắc hẳn sẽ không thể quên được nụ cười và những cử chỉ thân thiện của cậu ấy đâu!
_vì người tp A luôn nói thật và người tp B luôn nói dối
nên nếu là du khách thì minh sẽ hỏi một người bất kỳ khi găp đầu tiên như sau :
+ '''' có phải tôi đang ở thành phố A và người thành phố A luôn luôn nói thật đúng không ? '''' bạn sẽ có thể nhận đươc các câu trả lời như sau :
---- '''' đúng bạn đang ơ thành phố A và người thành phố A luôn luôn nói thật ''''.=======> suy ra : đây là thành phố A và người bạn hỏi là người nói thật.( vì nếu là người nói dối thì người đó sẽ bảo người tp A luôn luôn nói dối )
tương tự như vạy :vẫn câu hỏi đó sẽ có các câu trả lời là :
----'''' bạn đang ở tp B và người tp A luôn luôn nói dối '''''''' ====> suy ra : đây là thành phố A và người bạn đang hỏi là người nói dối .
----'''' bạn đang ở tp B và người tp A luôn luôn nói thật '''' ===> suy ra : bạn đang ở tp B và người bạn hỏi là người nói thật
----'''' bạn đang ở tp A và người tp A luôn luôn nói dối '''' ===> suy ra : bạn đang ở tp B và người bạn hỏi là người nói dối.
ở đây mình dựa vào câu trả lời đúng hay sai của người trả lời về câu hỏi '''''''' người thành phố A luôn luôn nói thật '''''''' để sác định người mình hỏi là người nói thật hay nói dối .( vì người tp A nói thật mình đã biết từ trước)
không biết cách trả lời như vậy có đúng không hả bạn GRASS84
HÌ HÌ hi vọng là đúng ...
Nguoi khach co the hoi nguoi dau tien anh ta gap : " Ngai co phai la nguoi cua thanh pho nay khong ? "
Neu o thanh pho A, thi luon nhan duoc cau tra loi la : " Vang " va neu dang o thanh pho B, thi cung nhan duoc cau tra loi la : " Khong "
That vay , khi o thanh pho A, nguoi ta se tra loi du khach la : " Vang " con nguoi tra loi o thanh pho B, thi se noi doi va cung noi la vang. Tu day du khach co the biet dau la thanh pho A va dau la thanh pho B !
Bai toan da duoc chung minh !
Bạn tham khảo
Ngôi trường Tiểu học của em tên là Võ Thị Sáu. Trường có diện tích rất rộng. Từ cổng trưởng đi vào phía bên trái là nhà để xe. Sân trường được lát gạch rất đẹp. Những bồn cây xanh tốt. Các dãy phòng học được xây dựng theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà có ba tầng. Trong các phòng học có bàn ghế, bảng đen, điều hòa… Em rất yêu ngôi trường của mình.
TL
Bạn tham khảo nha
Thời gian trôi qua, ngôi trường tiểu học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây đã chứng kiến thật nhiều kỉ niệm đáng quý của một cô học trò nhút nhát, đó chính là tôi.
Còn nhớ ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Từ nhà đến trường mất khoảng mười lăm phút đi xe máy là đến nơi. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.
Bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng.
Vào những giờ ra chơi, sân trường luôn là nơi nhộn nhịp nhất. Tiếng cười nói của chúng tôi vang vọng khắp ngôi trường. Vào những giờ học, ngôi trường lại im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp năm, sắp phải chia tay ngôi trường tiểu học này. Thời gian học tập tại nơi đây đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.
Tôi vô cùng yêu mến mái trường, cũng như yêu mến những người bạn và thầy cô giáo của mình.
Hok tốt
#Kirito
doi mk ty nha
Trong một gia đình là những người có quan hệ huyết thống với nhau thì họ cũng sẽ có được những sự ảnh hưởng nhất định đến nhau. Chính vì thế mà cha ông ta ngày trước cũng đã có những nhận xét cũng hết sức thú vị khi nói về mối quan hệ giữa cha và con qua câu tục ngữ “cha nào con nấy”.
Thông qua câu tục ngữ như thật ngắn gọn “Cha nào con nấy” dường như chúng ta có thể nhìn, đồng thời cũng có thể nghĩ về nhiều khía cạnh của một con người. Thông thường cha con thì có rất nhiều điểm giống nhau có thể thấy ở đây chính là về hình dạng. Nói về hình ạng thì lại có các đặc điểm dễ nhận biết được họ chính là cha con như nét mày giống nhau, mắt giống nhau,… Thậm chí có những đứa trẻ mà khi nhìn vào người ta phải trầm trồ và nói cha con giống nhau như hai giọt nước vậy. Không chỉ về việc giống nhau ở hình dạng mà còn về vóc dáng cũng khá giống nhau có thể chỉ ra như là nét mặt, dáng người. Chưa hết ngoài giống nhau ở những hình thức bề ngoài thì do môt trường dạy dỗ của người cha- người thân cận với chunh cũng đã ảnh hưởng đến đứa con rất nhiều. Cha thông minh thì con cũng thông minh, cha có những thói quen như thế nào thì con cũng như bắt chước song sau đó lại là thói quen giống nhau. Tính nết của người cha cũng ảnh hưởng đến con thơ rất nhiều. Khi cha nói gì con cái cũng sẽ học tập theo. Tất cả những điều này như đúng là nghĩa đen mà câu tục ngữ ngắn gọn “cha nào con nấy” cũng đã nói được. Nhưng nếu như chỉ dừng lại ở đây thôi thì câu tục ngữ lại trở lên quá đơn giản cũng như không được sâu sắc cho lắm.
Ta cũng nên phải biết được rằng những câu tục ngữ của cha ông ta để lại cái sâu sắc nhất bao giờ cũng nằm trong nghĩa bóng. Câu tục ngữ “cha nào con nấy” thực sự còm hàm chứ như một lời trách móc hay cũng như một lời khen tùy vào hoàn cảnh. Nếu như mà trong một gia đình có người cha tài giỏi, hoạt bát thì khi nhìn vào đứa con người ta cũng nói được đúng là “cha nào con nấy”. Câu tục ngữ lúc này lại như là một lời khen: Nhà đó bố nó giỏi như thế cơ mà, giỏi thế thì con cũng giỏi. Còn nếu như đạt trong hoàn cảnh nếu như cha mẹ mà có sống không chuẩn mực, hay có những điều gì đó tai tiếng thì người ta cũng mặc định rằng rồi đứa con nhà họ rồi cũng sẽ giống như bố mẹ nó mà thôi.
Khi đánh giá cũng như nhìn nhận câu tục ngữ “cha nào con nấy” chúng ta cũng nên tùy thuộc vào hoàn cảnh để có thể hiểu cho thật đúng ý nghĩ của câu nói này. Nếu như dựa vào dời trước tức cha mẹ như thế nào mà đánh giá con cái như thế đó thì nó cũng còn mang tính chất phiến diện rất lớn.
Có một câu chuyện rất hay như thế này: Trong một gia đình nọ có hai anh em sinh đôi và người cha của hai anh này lại nghiện ngập rượu chè. Và trong hai người con lớn lên thì một người lại đi theo con đường nghiện ngập của người cha. Trường hợp này mà sử dụng câu nói “cha nào con nấy” thì cũng có thể đây chính là lời chê bai. Xong ta lại biết được người con trai còn lại thì lại rất thành công trong sự nghiệp. Biết chuyện thì cũng đã có nhà báo đến và hỏi cả hai người con này đó là “Lý do mà anh trở thành như này là gì?” thì người phóng viên đều nhận được câu trả lời như nhau, đó chính là “ Có một người cha như thế nên tôi phải như vậy”. Chính điều này cũng như đã cho ta thấy được nếu như sử dụng câu tục ngữ “cha nào con nấy” mà nói về tính cách cũng như dùng để đánh giá con người có phần sai trái. Cho nên hãy sử dụng câu tục ngữ “cha nào con nấy” đúng với hoàn cảnh của nó bạn nhé. Và chúng ta không thể quy chụp được rằng cứ cha mà tốt thì con không thể xấu và ngược lại bạn nhé! Hãy nhìn nhận bằng việc họ làm được đến đâu chứ đừng cứ nhìn vào người có quan hệ thân cận nhất để có thể đánh giá được phẩm chất của một con người vì điều đó còn hơi phiến diện.
Câu tục ngữ “cha nào con nấy” thực sự là một trong những câu tục ngữ đặc sắc. Đồng thời ta cũng như thấy được rằng dù sao đi chăng nữa người làm cha làm mẹ cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến con trẻ.
Nguồn: https://vietvanhoctro.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-cha-nao-con-nay.html#ixzz785qkd8VX