Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi thơ của tôi được lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, từ lời ru tha thiết của bà và từ những câu chuyện cổ tích li kì của ông… Thời thơ ấu ấy còn được đong đầy bằng những kỉ niệm khó phai mờ. Trong đó, kỉ niệm về một lần mắc lỗi với mẹ khiến tôi nhớ mãi và đọng lại nhiều bài học sâu sắc.
Hồi ấy, tôi là một đứa bé lớp năm và cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác tôi rất thích đọc truyện tranh. Đó không chỉ là sở thích mà đã trở thành lạc thú của bản thân, tôi có thể ngồi “ghiền” truyện từ sáng đến chiếu thậm chí là quên ăn, quên ngủ. Những bộ truyện kinh điển của tuổi thiếu nhi như “Doremon”, “Shin- cậu bé bút chì”, “Tí quậy”, … luôn hấp dẫn tôi một cách lạ kì. Bởi lẽ quá say mê với thế giới nhân vật kì ảo và thú vị mà việc học tập của tôi sa sút trông thấy, lười làm và ôn bài. Mặc dù bố mẹ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tôi vẫn cứng đầu không nghe, đâu lại đóng đấy.
Buổi sáng thứ hai đẹp trời, tôi cùng đứa bạn thân tung tăng đến trường. Những tia nắng sáng sớm vàng như rót mật lên cành lá, như những đứa trẻ tinh nghịch nhảy nhót khắp nơi. Hít thở khí trời thanh khiết, tôi cảm thấy thoải mái và sảng khoái. Bỗng nhiên Lan quay sang hỏi tôi:
Vy ơi, ở siêu thị đang mở hội sách đấy. tớ thấy họ quảng cáo rất nhiều, đặc biệt là truyện tranh.
Tôi quay sang, mắt bừng sáng và đầy ngạc nhiên:
Thật á cậu. vậy thì chắc chắn tớ phải mua hết bộ Tí Quậy. Tớ ước mơ có nó từ lâu rồi.
Thế nhưng tôi lại không đủ tiền mua. Sau một hồi vò đầu bứt tai suy nghĩ, tôi quyết định sẽ xin tiền mẹ. Trưa hôm ấy tôi về nhà từ rất sớm để giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Trong bữa cơm, mẹ rất vui vẻ và hài lòng về tôi, khuôn mặt đã có vài nếp nhăn vì cuộc sống bươn trải nở nụ cười tươi như hoa. Tôi ngập ngừng nói:
Mẹ… mẹ ơi… mẹ cho con hai trăm nghìn để mua truyện Tí Quậy với ạ. ở hội sách đang có khuyến mại nên phải tranh thủ cơ hội có một không hai này mẹ ạ.
Mặt mẹ nhăn lại, mẹ nhẹ nhàng nói:
Bây giờ con nên hạn chế đọc truyện để tập trung học tập đi, dạo này con sa sút lắm đấy. Hơn nữa con cũng có nhiều truyện rồi mà, cuối cấp nên chăm chỉ học tập Vy ạ.
Năn nỉ mãi mẹ cũng không đồng ý cho, tôi phũng phịu bỏ cơm, vào phòng đóng rầm cửa lại. Tôi thầm nghĩ “Nhất định mình phải sở hữu bộ truyện này. Và đây là cơ hội ngàn năm có một nên phải tranh thủ chứ”. Nghĩ vậy nhưng một câu hỏi khác lại choáng ngợp suy nghĩ: “Nhưng bây giờ lấy tiền đâu để mua nhỉ. Mình thì không có còn mẹ thì không cho”. Sau một hồi dằn vặt tôi quyết định lấy tiền của mẹ và tự an ủi: “Thôi mình lấy tiền rồi tết trả có sao đâu”. Buổi chiều hôm ấy chờ mẹ đi làm, tôi rón rén xuống nhà mở tủ, nhẹ nhàng rút lấy tờ hai trăm nghìn và đi khuôn một đống truyện về trong niềm thèm khát bấy lâu được thỏa mãn.
Buổi tối, đang say sưa đọc truyện với những tình huống hài hước thì mẹ cất tiếng gọi vọng lên phòng tôi:
Vy ơi, xuống đây mẹ hỏi một tẹo nào.
Tôi cảm thấy hơi chột dạ và lo lắng nhưng lại tự an ủi: “chắc không phải việc đấy đâu. Mẹ làm gì có nhìn thấy mẹ lấy tiền”. Tôi chạy xuống thấy phòng mẹ bừa bộn, đồ đạc lật tung, vứt lộn xộn. Nhìn mẹ có vẻ đang tức giận, mẹ quay sang hỏi:
Con có lấy tiền của mẹ để trong tủ không. Hôm nọ mẹ bỏ vào đủ mà giờ lại bị mất hai trăm nghìn. Tiền này bây giờ mẹ đang cần gấp.
Chân tay tôi bắt đầu run run, tim đập nhanh hơn nhưng cố lấy lại bình tĩnh, tôi đáp:
Con làm gì có biết tiền nào của mẹ. Chiều qua con sang nhà cái Lan chơi cơ mà.
Mẹ quay đi thở dài, nét mặt tỏ rõ sự buồn bã. Thấy mẹ không nói gì, tôi cũng nhanh chóng đi lên phòng. Cầm quyển truyện yêu thích trên tay nhưng tôi không thể nào đọc được. Hiển hiện trước mắt là ánh mắt ngập tràn thất vọng và buồn rầu của mẹ. Tôi lên giường, đắp chăn, trằn trọc không sao ngủ được. Tâm trí tôi diễn ra một cuộc dằn vặt lương tâm. Thiết nghĩ việc lấy tiền của mẹ mà không xin phép đã là sai rồi. Hơn nữa, cô giáo và bố mẹ cũng đã nhắc nhở về việc học mà tôi vẫn cứ cố tình đọc truyện. Ánh mắt mẹ cứ trở đi trở lại, sự im lặng của mẹ làm tôi thấy ăn năn, hối hận về việc làm của mình. Giờ đây, tôi muốn chạy xuống ôm trầm lấy mẹ và nói lời xin lỗi. Nhưng tôi lại sợ, sợ mẹ mắng, mẹ đánh rồi mẹ mách với cả cô giáo thì tôi rất xấu hổ. Bỗng dưng có tiếng bước chân, mẹ lên phòng đưa sữa cho tôi. Không ngần ngại, tôi chạy đến ôm trầm lấy mẹ, ngập ngừng nói:
Con… con chính là người đã lấy tiền của mẹ để đi mua truyện. Con xin lỗi mẹ ạ
Xoa đầu và vỗ về tôi, mẹ cất giọng:
Ban đầu mẹ cũng đoán là con vì bác Thái hàng xóm nói gặp con mua cả một tập truyện ở siêu thị. Nhưng hồi nãy mẹ buồn vì con làm mà không dám nhận, lại nói dối mẹ nữa. Song trong cuộc đời ai cũng từng ít nhất một lần sai lầm nhưng điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa sai. Và con của mẹ đã làm được, con lớn rồi và mẹ không có cớ gì trách con.
Lòng tôi nhẹ nhõm hẳn lên như vừa cởi bỏ được một gánh nặng. Tôi chiêm nghiệm được rằng: truyện dù có hay đến mấy cũng chỉ là giá trị tầm thường, hãy luôn trân trọng, yêu quý những người thân quanh ta, những điều nhỏ bé, thân thuộc.
Mẹ là thế đấy, luôn luôn bao dung và vị tha, luôn luôn chở che và bao bọc, luôn luôn dạy tôi làm người tử tế. Kỉ niệm hồi lớp năm ấy đã để lại cho tôi nhiều bài học quý giá mà đi hết đời sẽ chẳng thể nào quên.
Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...
Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng
a) Cảnh khuya
-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ
-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc
_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)
b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)
_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya
Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố
Cảm nghĩ : về đôi bàn chân
_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc
c) Mục đích
_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc
_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh
Chúc bạn học tập vui vẻ!
a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.c)Không biết
a) Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b) Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
c) Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể, tả lại sự việc, phong cảnh.