Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kính mời quý thầy cô giáo và các bạn lắng nghe chương trình phát thanh của Liên đội chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Mới ngày nào, chúng em bước vào mùa thu trong niềm vui của buổi tựu trường. Thấm thoắt thoi đưa, mùa đông vội vàng gõ cửa. Chúng em lại rạo rực, náo nức chờ đón ngày hội của các thầy cô.
Từ hơn một tháng nay, toàn Liên đội đã phát động, hưởng ứng và thi đua lập nhiều thnh tích cao nhất chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Những giờ học tốt, những việc làm hay. Đó chính là tấm lòng của chúng em kính dâng lên các thầy cô - những người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em bay cao, bay xa.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, chúng em xin hứa sẽ ra sức thi đua học tập tốt- rèn luyện chăm, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu. Rồi mai sau khôn lớn, hành trang chúng em mang theo vẫn không quên công ơn dạy dỗ của thầy cô - Đó là những bài học đầu tiên cho chúng em vững bước vào đời.
Các bạn thân mến!
Sắp đến ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta cần nêu cao đạo lý: “Tôn sư trọng đạo”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Hy vọng với truyền thống của nhà trường, truyền thống chăm ngoan học tốt của học sinh trường TH Hải Đình, các bạn sẽ là những người mang đến những thành tích, những tình cảm tốt đẹp nhất dâng tặng thầy cô nhân ngày 20/11.
Các bạn ạ! Dẫu biết rằng những cố gắng của chúng ta không thể đền đáp hết công ơn giáo dục mà thầy cô đã dành cho. Song, tin tưởng rằng với những nỗ lực, những thành quả mà mỗi cá nhân, mỗi chi đội đã và đang ra sức phấn đấu, phần nào làm đẹp thêm, tô thắm thêm ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
Và ngày hôm nay, chúng em xin thay mặt cho hơn 600 bạn Đội viên và Sao nhi đồng, kính chúc quý thầy cô giáo lời chúc sức khỏe – hạnh phúc, mãi mãi là con đò đưa chúng em đến với những ước mơ, là niềm tin yêu của chúng em.
Chương trình phát thanh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của Liên đội đến đây xin được kết thúc bằng bài hát Người Thầy. Chúc Các Thầy Cô Giáo và các bạn một ngày học tập vui vẻ. Xin chào và hẹn gặp lại.
Hok toots
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương.
Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:
I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.
Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.
10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.
11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.
14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.
16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.
20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Hiện nay, đã và đang có rất nhiều trường học phát động khẩu hiệu: "Học sinh với an toàn giao thông”. Bởi lẽ trong cuộc sống ngày nay, khi đi trên đường, chúng ta thể dễ dàng bắt gặp những bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm, đi lạng lách, đãnh võng, dàn hàng hai, ba khi tham gia giao thông. Các bạn chưa ý thức được rằng chính những hành động đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn có hậu quả hết sức nghiêm trọng. Thật vậy đó. Do vậy mà rất nhiều nhà trường đã nâng cao ý thức tham gia giao thông của các em bằng cách siết chặt quản lí, hướng dẫn các em những luật cơ bản khi tham gia giao thông. Hơn thế nữa, có trường còn đề ra những hình thức xử phạt nghiêm minh cho những em không thực hiện đúng luật an toàn giao thông. Các bạn ạ, hãy thực hiện nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông. Bởi lẽ khi chúng ta chấp hành đúng thì đó cũng là việc bảo vệ mạng sống của mình của như của người đó, các bạn ạ!
=> Câu rút gọn: Thật vậy đó
Xin chào tất cả các bạn! Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non hôm nay.
Thực hiện công văn số 192 công văn Đoàn thanh niên của BCH Đoàn thị xã Phổ Yên ngày 16/11/2016 về việc tăng cường phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em và các trào lưu không phù hợp với trẻ em. Hôm nay mình và các bạn cùng đến với chương trình phát thanh “Hãy nói không với bạo lực học đường”.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thi trường, giáo dục - đào tạo ngày càng được đổi mới và nâng cao chất lượng. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục thì tình trạng Bạo lực học đường (BLHĐ) vẫn đang trở thành vấn đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục nước ta. Hiện tượng BLHĐ không chỉ ở học sinh nam và còn có cả học sinh nữ.
Các vụ BLHĐ được học sinh quay thành clip và tung lên mạng công khai gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. BLHĐ đã trở thành mối quan tâm lo lắng của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
1. Tình hình bạo lực học đường ở nước ta hiện nay.
BLHĐ là bất kỳ hình thức hoạt động bạo lực bên trong các cơ sở trường học. Nó bao gồm các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, đâm, chém, bắn,… Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. BLHĐ là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.(1)
Trước tình hình BLHĐ gây quan ngại trong đời sống xã hội, các bậc pphuj huynh có những cách bày tỏ thái độ khác nhau. Phần lớn phụ huynh hành động bằng cách “quát mắng và xử lý nóng như đánh, tát, quát mắng nhằm răn đe và có không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con. trường hợp cha mẹ khuyên bảo nhẹ nhàng như yêu cầu phải “xin lỗi bạn” còn ở mức hạn chế.
2. Luận bàn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLHĐ
Nguyên nhân từ bản thân học sinh
Nguyên nhân đầu tiên co thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân,đây là giai đoạn hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách ) ở lứa tuổi ăn chưa đủ no lo chưa tới này khiến các em thấy bức bối và muốn giải thoát. Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo. Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng ứng xử của bản thân và sự non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống dẫn đến thái độ sai trong nhận thức và hành động. Các em chưa định hình được lý tưởng sống cho bản thân nên rất dễ sa đọa.
Nguyên nhân từ môi trường gia đình
Con người được sinh ra, nhưng tính cách, phẩm chất, đạo đước do giáo dục mà hình thành. Môi trường đầu tiên mà mỗi đứa trẻ tiếp xúc là gia đình. Ông bà, bố mẹ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của con cái. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao. Do vậy, những thiếu sót trong môi trường gia đình được cho là một phần ảnh hưởng đến BLHĐ. Việc học sinh chứng kiến tình trạng người bố nghiện rượu hay say xỉn và quát mắng người khác trong gia đình "bạo lực gia đình", lạm dụng thể chất trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em dạy cho trẻ rằng các hành động bạo lực là có thể chấp nhận, ở đây bạo lực gia đình gần như là cầu nối cho BLHĐ.
Việc đối mặt với trừng phạt thân thể làm gia tăng nguy cơ hành động hung hãn ở trẻ vị thành niên. Sự áp đặt của bố mẹ và phản ứng ngược của trẻ em với những cách cư xử cưỡng bức cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của hành vi hung hãn ở trẻ nhỏ ví dụ như: La hét, đánh đấm, bỏ đói, nhốt trong phòng kín... gia đình có những hạn chế thiếu các kỹ năng nhận thức xã hội ảnh hưởng tới cách dạy bảo con cái.
Nguyên nhân từ môi trường nhà trường
Môi trường xã hội hay môi trường lân cận và cộng đồng khu dân cư nơi gia đình những thanh thiếu niên sinh sống cũng nhiều nguyên nhân gay ra BLHĐ. Đa số những vụ BLHĐ thường xảy ra đối với những thanh thiếu niên sống trong khu cộng đồng dân cư có môi trường sống thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, nghèo khổ, nhà cửa tồi tàn...; nhiều đối tượng nghỉ học sớm lang thang, chơi bời; nơi có nhiều tệ nạn xã hội, tỷ lệ tội phạm cao, có nhiều đối tượng nghiện hút ma tuý, cá độ bóng đá, cờ bạc, trò chơi bạo lực trên mạng"... Khi tiếp xúc với các đối tượng xấu đó nhiều lần đã tác động xấu tới các em, dần dần đưa vào môi trường học đường và tác động qua lại ảnh hưởng đến những học sinh khác trong nhà trường...
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình BLHĐ.
Một là, đối với bản thân các em học sinh, sinh viên, cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập . Tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của mọi người trước những hành động bạo lực.
Hai là, cần nhìn nhận lại cách giáo dục con trẻ của một số gia đình. Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc các em nghĩ gì cần gì xử sự như thế nào với bạn bè. Thay vì để con cái có cuộc sống vật chất đầy đủ cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành trong cả chặng đường làm người của con cái, không nên tạo cho con cái một cái vỏ bọc quá cứng nhắc sẽ gây lên tâm lý, ỷ lại, dựa dẫm, chơi bời và hưởng thụ. Cần có thái độ phê phán lên án những hành vi thô bạo và phải có những biện pháp xử lí có tính chất răn đe, để làm gương cho người khác.
Ba là, Nhà trường cần chủ động trao đổi thông tin với gia đình các em học sinh và chính quyền địa phương để nắm tình hình, kịp thời có biện pháp quản lý và giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng của học sinh, không để các hành vi tiêu cực, bạo lực xảy ra. Với phương châm hành động “phòng” là chính, cùng với dạy học, nhà trường cần chú trọng coi trọng việc dạy các môn học giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh để các em có hành động đẹp và biết yêu thương nhau.
Bốn là, Nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an địa phương, các tổ Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Đội thanh niên xung kích, Đội cờ đỏ…cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy hết vai trò của mình trong phòng ngừa tình hình BLHĐ. Cần chủ động sử dụng tốt biện pháp vận động quần chúng, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động khu dân cư, khi phát hiện các mâu thuẫn cần kịp thời ngăn chặn, tránh gây hậu quả xấu.
Chúc các bạn có sức khỏe tốt để chúng ta học tốt hơn bạn nhé! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non lần sau!
Xin chào tất cả các bạn! Rất vui được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non ngày hôm nay với chủ đề:
Phòng chống bạo lực học đường trong trường học
Nữ:
Ở Việt Nam, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và toàn xã hội. Nó không chỉ diễn ra ở thành thị mà còn ở nông thôn, không chỉ có học sinh nam, mà cả học sinh nữ. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Nam:
Các bạn thân mến theo các bạn thì thế nào là bạo lực học đường?
Bạo lực học đường là hiện tượng tranh cãi, đánh nhau, xô sát của các mối quan hệ trong nhà trường.
Các bạn thân mến Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nữ:
Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng,
bạn đã bao giờ chứng kiến một vụ bạo lực học đường chưa ?
A: chưa bao giờ
B: có một vài lần
C: Thỉnh thoảng
D: thường xuyên
Nam:
Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp, đây là lứa tuổi mà cơ thể các bạn đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thường rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu
nhau qua điện thoại như Faebook, zalo,…
Theo Tìm hiểu có 1 số các vụ việc đánh nhau trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất hoặc gây hậu quả.
Nữ:
Video với cảnh đấm đá, túm tóc của các nữ sinh khiến người xem không khỏi bàng hoàng về cuộc sống ngoài cổng trường của học sinh hiện nay. Vụ đánh nhau cũng thêm một lần nữa cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường đang ngày một nhiều.
Khi chứng kiến cảnh đó, bạn làm gì ?
A: đứng xem và không làm gì cả.
B: quay phim
C: can ngăn
Tính chất và mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc xảy ra cho thấy sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử của một bộ phận học sinh hiện nay.
Nữ:
Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ các khía cạnh sau:
Từ phía gia đình: Như chúng ta đã biết, gia đình là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Nếu cha mẹ, anh, chị, em… trong gia đình cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay với nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, tình cảm của đứa trẻ và từ đó dần hình thành trong trẻ những biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ và hành động giống như gia đình chúng.
Nam:
Từ xã hội: Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn,
thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo
hành trong gia đình và ngoài xã hội .
Nữ:
Phía học sinh:Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và
bạn bè.
Bản thân bạn đã bao giờ là nạn nhân của nạn bạo lực học đường chưa?
A: rồi - B:chưa
Để phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các trò chơi trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực.
Nam:
Nâng cao vai trò, vị trí và trách nhiệm của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tiếp tục thúc đẩy phong trào Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa. Loại bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Nâng cao kiến thức bảo vệ chăm sóc trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình.
Nữ:
Các bạn thân mến qua câu chuyện hôm nay mình tin rằng các bạn học sinh trong trường đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau và tình trạng bạo lực học đường xẽ không bao giờ sảy ra trong ngôi trường yêu quý của chúng ta các bạn nhé.
Chương trình phát thanh măng non tuần này đến đây là hết rồi! Thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tuần sau nhé.
Bài phát thanh với chủ đề: GIỮ GÌN VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp.
Đáng buồn thay ở nước ta hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường không khí đất và nước.
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh môi trường có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Trong lớp học, sân trường, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang.
Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Đặc biệt là ở khu vực xung quanh trường ta con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ, ao, sông rạch và ra đường. Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? Nguyên nhân đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu, ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn thì ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiển cận và nguy hại làm sao.
Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước này hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm.
Hàng ngày chúng ta đến trường, các bạn có nhìn có rất nhiều rác trước cổng trường không? Toàn là túi bóng, vỏ bánh kẹo,…. Các bạn có thấy mất vệ sinh không? Vậy các bạn có biết rác từ đâu ra không? Đó là do ý thức của các bạn học sinh chúng ta không vứt rác đúng nơi quy định. Qua buổi tuyên truyền này mình muốn các bạn về tuyên truyền và nhắc nhở tới gia đình mình và những người xung quanh về việc nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tuyệt đối không được tự ý vứt rác bừa bãi.
Không những thế mình muốn các bạn hãy để ý xem ai là người vứt rác bừa bãi ra khu vực trước cổng trường. Nếu biết các bạn hãy báo lại với các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo chủ nhiệm ghi lại và lập thành danh sách báo cho nhà trường để có biện pháp xử lý thật nghiêm khắc với những người có thói quen xả xác bừa bãi. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người, vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp, văn minh.
Em tham khảo nhé !
An toàn giao thông đang là 1 vấn đề hết sức nóng hiện nay. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chắc các bạn cũng đã được nhìn thấy những hình ảnh về tình trạng ách tắc, lấn chiếm làn đường 1 cách ngang nhiên trên các tuyến đường,các con phố.Không chỉ xảy ra ở thành thị mà ở nông thôn cũng không thể thoát khỏi bởi đang trong giai đoạn cao điểm của phong trào: "Đô thị hóa".Những cậu thanh niên choai choai cứ thản nhiên phóng đi mặc kệ cho người xung quanh muốn làm gì thì làm, gây nên nhiều mối nguy cho người dân.Chưa hết, vào giờ cao điểm,những con đường còn trở thành" Dòng sông khói" bởi lượng xe cộ tắc nghẽn không tài nào lưu thông nổi, các chú,các bác,các cô cứ việc để xe ở đó,xả khói 1 cách vô tội vạ ra ngoài môi trường, chả thế mà lũ trẻ ở đây thường mắc bệnh lao phổi?Vì những ý thức tồi tệ như vậy của người Việt nên đã để lại các hậu quả khó lường cho nước nhà.Tình trạng tai nan ngày 1 tăng cao,cứ thế, tương lai của Việt Nam sẽ chỉ là 1 màu đen.....Vì vậy, hãy cố gắng có ý thức 1 chút để cùng nhau đẩy lùi những tệ nạn trên bạn nhé
kb vs mk nha
AN TOÀN GIAO THÔNG
Muốn có an toàn giao thông
Hơi thở người lái phải không có cồn.
Chỉ có một chút hơi men
Thao tác không chuẩn đi liền rủi ro.
Chân phanh đạp nhầm chân ga
Xe yêu bỗng chốc hóa ra tử thần.
Nhiều người tự nhận đàn anh
Cậy tay lái lụa tung hoành đường xa
Đường tốt cứ phóng hết ga
Chỉ trong tích tắc thế là tai ương.
Tất cả tai nạn trên đường
Đa phần tốc độ là thường rất cao.
Trời đêm sáng được nhờ sao
An toàn có được nhờ vào lương tâm.
BIỂN BÁO GIAO THÔNG
Lái xe trên đường giao thông
Không thuộc biển báo là không an toàn.
Biển tam giác sơn màu vàng
Biển báo nguy hiểm lại càng khắc ghi.
Biển tròn vành đỏ nói gì?
Đó là biển cấm không đi ngược chiều.
Mũi tên dù chỉ hướng nào
Có một gạch chéo đi vào phạt nhanh.
Biển chữ nhật sơn màu xanh
Là biển chỉ dẫn rành rành đường đi.
Trên đường quốc lộ phẳng lì
Sơn vàng hai vạch không đi chèn vào.
Đi vào thì sẽ làm sao?
Lấn làn chèn vạch lẽ nào được tha.
Đi gần hay đi đường xa
Tôn trọng pháp luật mới là văn minh.
Nhớ lời vợ dặn
Nhớ lời em dặn đinh ninh
Rượu bia uống ít rồi mình ăn cơm
Khi còn chếnh choáng hơi men
Lên giường nằm tạm chớ nên ra đường.
Lên xe nhớ kiểm tra gương
Quai mũ cài chặt không vương vấn gì
Một hai đã quyết là đi
Giấy tờ đầy đủ không gì lăn tăn.
Khi đến ngã tư ngã năm
Nhớ giảm tốc độ để căn đúng đường.
Gặp khi trời tối đường trơn,
Tai nạn bất chợt dễ thường xảy ra
Muốn an toàn phải giảm ga
Cố lách cố vượt ấy là không nên.
Muốn rẽ, trước hết si-nhan
Khi vượt xe khác nhớ quan sát đường.
Dù ai chín nhớ mười thương
Gọi điện khi lái trên đường rất nguy
Tạm đỗ xem có việc gì
Xi-nhan chầm chậm cho xe sát đường.
Qua cổng viện, qua cổng trường
Học sinh đi lại sang đường rất đông
Luôn luôn ghi nhớ trong lòng
Còi nhiều inh ỏi cũng không ích gì
Trẻ em nghịch ngợm hiếu kỳ
Hàng năm, hàng bảy có khi ngược chiều
Những lời căn dặn đáng yêu
Đi xa càng nhớ nhớ nhiều nhớ em
Trong anh sáng một niềm tin
Đã đi về đích bình yên cả nhà.
HI , MK THU THẬP HẾT ĐÓ , NHỚ KB VÀ !
Tham khảo nha
https://olm.vn/hoi-dap/detail/198432046696.html
THAM KHẢO:
Trong số các vấn đề của xã hội thì an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn rung lên hồi chuông cảnh báo bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. An toàn giao thông là khái niệm chỉ sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên đường bộ, đường thủy, đường hàng không, là ý thức chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên đường. Theo đó, thực trạng về vấn đề đảm bảo an toàn giao thông được đánh giá ở ba phương diện chính, đó là tai nạn giao thông, vi phạm luật giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông. Hiện nay, dù số vụ tai nạn giao thông đã giảm nhưng vẫn đang ở mức báo động khi trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước xảy ra 18.697 vụ, làm chết 6.758 người, làm bị thương 17.835 người. Đi kèm đó, số lượng người vi phạm luật giao thông ngày càng tăng với các lỗi phổ biến như: không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường,… nghiêm trọng hơn khi người tham gia giao thông còn có thái độ không tôn trọng cảnh sát giao thông, cố tình trốn chạy và không chịu hợp tác. Nguyên nhân của tình trạng trên đều xuất phát chủ yếu từ ý thức tham gia giao thông của người dân, bên cạnh đó còn là những tiêu cực trong ngành giao thông khi cán bộ, cảnh sát giao thông có biểu hiện tham nhũng, vụ lợi. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn giao thông, chúng ta cần cải thiện ý thức của người dân, nâng cao trách nhiệm và tinh thần làm việc nghiêm túc của cán bộ, không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho người dân tham gia giao thông an toàn.
Tham khảo
********************
Xin chào các bạn ! Rất vui vì lại được gặp lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non của trường TH Hồng Tiến I ngày hôm nay !
Chương trình phát thanh măng non tháng 9 hôm nay có chủ đề:
“ An toàn giao thông vì chính bạn”
Như chúng ta đã biết, hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người. Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay, thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay.
Các bạn thân mến!
Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình.
Nhưng hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên.
Là học sinh, những công dân tương lai của đất nước chúng ta phải có những suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đó là
+ Thực hiện nghiêm chỉnh “Cổng trường An toàn giao thông”; xếp hàng trật tự khi ra về.
+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, không đi hàng hai, hàng ba, lạng lách, đánh võng trên đường đi, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, không dừng xe tụ tập trên cầu, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình thực hiện nghiêm chỉnh “Cổng trường An toàn giao thông”; tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
Chúc các bạn luôn an toàn trên mọi tuyến đường và là những tuyên truyền viên tích cực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui, mọi người hạnh phúc, nhà nhà hạnh phúc. Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn, tai nạn là thù''..
Chương trình phát thanh măng non của chúng ta đến đây là hết rồi xin kính chào và hẹn lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non lần sau!