Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý cho bạn:
1. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu về vấn đề nghiện game online hiện nay.
2. Thân bài:
Giải thích:
- Game online đánh vào tâm lý ham mê những điều mới lạ của giới trẻ và luôn tạo một sức hấp dẫn khó cưỡng lại đối với mọi người chơi.
- Nghiện game được định nghĩa là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi liên tục đến mức lệ thuộc vào game và ngày càng cô lập bản thân với gia đình, bạn bè và xã hội.
Biểu hiện:
- Không quan tâm đến những công việc khác ngoài game, người nghiện game bỏ bê những mối quan hệ xung quanh như gia đình và bạn bè. Việc học tập, làm việc trì trệ, không được tiến hành.
- Cảm xúc bất ổn: khi chơi game, người nghiện game sẽ có trạng thái kích thích, hưng phấn khi chơi và thất vọng nếu thua một ván game. Cảm xúc tiêu cực quá nhiều dễ sinh ra tâm lý bất mãn, bạo lực với mọi thứ xung quanh.
- Rối loạn tâm thần vận động: hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi tiếp xúc với thực tế.
- Sức khỏe kiệt quệ vì ngồi chơi game trong thời gian dài.
Tác hại:
- Dù có tác dụng giúp chúng ta giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng nó cũng gián tiếp gây ra một vài vấn đề :
+ Thành tích học tập của những học sinh nghiện game sụt giảm nghiêm trọng.
+ Nhiều em vì nghiện game mà đi vào con đường tội lỗi như ăn cắp vặt, trộm tiền của bố mẹ và bạn bè để nạp vào game
+ Khi ngồi trước màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và cả tinh thần của các em.
+ Nhiều học sinh quá đắm chìm vào game mà quên mất cuộc sống ở thực tại, buông thả bản thân hoặc nhầm lẫn giữa thực và ảo => tinh thần không được minh mẫn.
Nguyên nhân:
- Cảm giác thỏa mãn sau khi đánh thắng một ván game do não bộ tiết ra chất gây hưng phấn.
- Nhu cầu giải tỏa stress trong cuộc sống nhưng không biết kiểm soát điều độ.
- Thiếu sự quan tâm từ gia đình khiến trẻ em nghiện game ngày càng tăng lên.
Giải pháp và hướng khắc phục:
+ Mỗi người cần tự đặt cho mình giới hạn thời gian chơi trò chơi điện tử.
+ Ta có thể chọn các cách giải trí khác như chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động xã hội....
=> Rút ra bài học bản thân
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề và nêu ra suy nghĩ cá nhân.
Tham khảo
Hiện nay, mỗi năm tại Việt Nam có không biết bao ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, có không biết bao nhiêu người chết, bao nhiêu người để lại thương tật cả đời khiến cho vấn đề an toàn giao thông trở nên cần thiết và bức bách hơn bao giờ hết, không chỉ là vấn đề của một cá nhân nữa mà là vấn đề của mọi gia đình, mọi quốc gia.
Chúng ta vẫn thường hay nghe “An toàn giao thông” trên tất cả các kênh thông tin. Vậy cụm từ này nghĩa là gì? Đây là từ để chỉ những hành vi văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông. An toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt và cư xử phù hợp đối với các luật lệ về giao thông khi lưu thông.
Hiện nay, những tai nạn giao thông xảy ra ngày một nhiều và mức độ nghiêm trọng cũng rõ rệt hơn trước. Nguyên nhân là do người dân chủ quan thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Tình trạng vì vội vàng mà phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ vẫn xảy ra liên tục với tần suất lớn. Chiếc mũ bảo hiểm là một đồ bảo hộ quan trọng nhưng người sử dụng chỉ dùng nó như một vật tránh cảnh sát mà không thực sự coi đó là đồ bảo vệ có ích.
Nhất là đối với thanh niên, việc tham gia giao thông lại càng thiếu ý thức khi đi lạng lách đánh võng, thậm chí còn đua xe trên đường. Có những người tham gia giao thông sử dụng rượu bia trái quy định dẫn đến không tỉnh táo khi đi xe và còn làm liên lụy đến người đi khác. Những vụ tai nạn xảy ra càng nhiều do rủi ro trên đường thì ít mà do sự thiếu ý thức của chủ xe thì nhiều và luôn để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc. Những thiệt hại trên chính là những minh chứng vô cùng rõ ràng về việc an toàn giao thông rất có ích lợi cho cá nhân và cộng đồng. Điều này giảm thiểu những tai nạn do vô ý thức, giảm đáng kể số người không may phải chịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần sau vụ việc đau lòng không đáng có xảy ra, giảm thiệt hại về của cải tiền bạc cho cá nhân và gia đình. An toàn giao thông cũng giúp giữ vững trật tự xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn, đất nước ngày càng phát triển và đi lên.
Đáng tiếc là cho đến tận ngày hôm nay, khi ta đi đường vẫn có những lúc trông thấy những người lưu thông trái pháp luật. Họ có thể là do vô tình hay cố ý mà đã vi phạm luật giao thông, thậm chí có cả những người cố tình không chấp hành luật giao thông, đi trên đường không hề để ý đến sự an toàn của bản thân và cả của những người khác. Những người như vậy nhất định phải bị xử phạt thật nặng và có sự tuyên truyền hợp lí để mọi người đều hiểu về tầm quan trọng của an toàn giao thông.
Để làm được điều này tuy không phải là việc đơn giản nhưng không hề khó. Trước hết cần ý thức được rằng “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, an toàn là trên hết, cho dù là trong bất cứ lí do và hoàn cảnh nào cũng cần chấp hành luật giao thông tuyệt đối. Không thể coi đường phố là nơi vui chơi mà cần biết chỉ một phút sơ sẩy cũng nguy hiểm đến tính mạng nên cần cẩn trọng khi tham gia giao thông, không gây tai nạn cho chính mình và cho người khác.
Mỗi người dân cần có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giao thông thì an toàn giao thông nhất định sẽ được giữ vững một cách nghiêm chỉnh và đạt kết quả cao tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn
Một số ý chính:
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Ngày nay công nghệ thông tin đang trên đà phát triển vượt bậc nhưng đi cùng với nó là nhiều tác hại cần hạn chế. Một trong số đó là việc chơi game.
Thân bài:
- Chỉ ra nguyên nhân chơi/ nghiện game của các bạn:
+ Do lười học, chán học tìm đến thú vui trên mạng là game.
+ Do được giới thiệu, chơi game nhiều và từ đó nghiện.
+ Do không được cha mẹ quan tâm nên có chơi game nhiều cũng không ai nói gì, từ ấy cũng dẫn đến việc các bạn nghiện game.
- Hậu quả của việc chơi/ nghiện game:
+ Người nghiện game sẽ có tật về mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe do thức khuya chơi game.
+ Người nghiện game sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi thậm chí bỏ ăn bỏ uống bỏ ngủ.
--> Đó là một cách sống tự bào mòn sức khỏe bản thân.
+ Ảnh hưởng đến tương lai sau này, nghiện game làm cho các bạn không học hành, từ đó không có kiến thức và sau này lớn lên không thể tự nuôi sống bản thân; các bạn không biết làm gì hoặc chỉ làm những việc cơ bản lặt vặt.
+ Đánh mất tương lai vốn tốt đẹp của bản thân.
=> Từ đây, phản bác lại ý kiến chơi game không có hại.
- Mở rộng vấn đề:
+ Có một số bạn đưa ra dẫn chứng rằng những người chơi game vẫn có giải thưởng là tiền. Nhưng liệu số tiền đó không đủ nuôi được ta, nuôi được cha mẹ khi ốm đau và tương lai hay ước mơ của chính mình.
- Dẫn chứng:
+ Nói về thực trạng hiện nghiện game hiện nay của các bạn ngay trong lớp mình: ở nhà chơi không đủ còn phải mang điện thoại đến lớp để ra chơi chơi, ở cấp hai là vậy còn khi lên cấp 3 thì các anh chị chơi trực tiếp trong giờ học.
- Luận:
+ Bản thân chính em không hiểu làm vậy để làm gì, nếu lên lớp học vẫn chơi vậy còn phải đi học để làm gì?.
+ Cá nhân em, học ra học và chơi ra chơi; chúng ta không nên chìm đắm trong thế giới ảo để rồi ở thế giới thực: ta đánh mất chính giá trị bản thân mình, đánh mất sức khỏe của mình.
- Giải pháp cho vấn đề nghiện game:
+ Tìm đến thú vui mới, sở thích mới lành mạnh như hoạt động ngoài trời với bạn bè, đọc sách, học hành online, tự học,....
+ Tự đưa ra thời gian chơi game và sử dụng điện thoại trong ngày của mình.
Ví dụ: mỗi ngày chỉ chơi 1 tiếng hoặc không chơi.
Kết bài:
- Tổng kết, khẳng định lại hậu quả của việc chơi/ nghiện game.
+ Khép lại, chơi game ít để giải trí thì nên còn chơi nhiều sẽ có vô vạn tác hại với chính ta và người thân, người xung quanh ta.
+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời nhắn nhủ đến mọi người (không riêng gì các bạn học sinh) rằng không nên nghiện game vì nó có hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được (đặc biệt là giới trẻ, học sinh hiện nay).
tham khảo
nguồn :https://vndoc.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-van-de-o-nhiem-moi-truong-110976
Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề cần quan tâm, thậm chí là ở mức báo động như hiện tượng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường,... Một đất nước muốn tồn tại và phát triển lâu bền thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là rất quan trọng, nhưng thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống. Thực trạng hiện nay, nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống, không có biện pháp xử lý. Nước thải, nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước ở các hồ, sông đen ngòm, bẩn thỉu vì chất thải, vì rác, thậm chí các bãi biển, nơi tập trung nhiều khách du lịch đến tham quan cũng xảy ra hiện tượng rác vứt bừa bãi, gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan. Khói bụi, xe cộ tấp nập, nhiều vô kể trong thành phố, đặc biệt từ các nhà máy thải ra khiến bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề, kéo theo đó là các hiện tượng nóng lên của trái đất, hiệu ứng nhà kính,.... Đi khắp các đường làng, ngõ xóm hay các ngóc ngách ở những đô thị lớn, nơi đâu ta cũng thấy rác, dù ngày ngày các công nhân đô thị vẫn chăm chỉ làm việc, thu dọn nhưng vẫn không thể giảm đi lượng rác thải dùng trong ngày của người dân. Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng, các công viên, khu vui chơi,... đâu đâu cũng thấy rác. Đó thực sự là một thực trạng đáng buồn hiện nay, khi mà xã hội càng hiện đại thì môi trường lại càng bị ô nhiễm.
Điều gì gây nên hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng như vậy? Phải chăng đó là do chính con người. Những hành vi tiêu cực, hành động khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy chặt phá cây xanh gây hậu quả đến vấn đề điều hoà môi trường sống. Khai thác các nhiên vật liệu quá mức ở các mỏ quặng cũng gây áp lực rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt, ý thức của người dân còn kém, tiện đâu vứt đó như một thói quen khó bỏ. Nhiều khu công nghiệp, nhà máy vì mục đích thu lợi nhuận, tiết kiệm tiền đầu tư mà bỏ qua các khâu xử lý nguồn nước thải, lợi dụng những kẽ hở, các sông suối biển gần nhà máy thải ra môi trường bao nhiêu nguồn nước bẩn, nhiễm chất độc gây nguy hại môi trường. Việc phân loại, xử lý rác thải chưa được thắt chặt, khó kiểm soát. Ngoài ra, việc người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi cũng gây áp lực đến môi trường không nhỏ.
Vì những nguyên nhân trên, môi trường ô nhiễm để lại những hậu quả vô cùng lớn. Vấn đề sức khoẻ con người bị đe doạ, số người chết sớm tăng lên, xuất hiện nhiều làng ung thư, vùng ung thư trên cả nước. Môi trường tù đọng là nơi trú ngụ của các loại muỗi gây nguy hiểm cho con người, nhiều người bị lao phổi, viêm xoang, dị ứng,... cũng do tác động không nhỉ của ô nhiễm mà ra. Môi trường sống thiếu an toàn khiến cho đời sống sinh vật cũng gặp khó khăn, nhiều loài sinh vật mất đi môi trường sống của mình. Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết bởi môi trường đang bị tàn phá quá nặng nề.
Để hạn chế những hậu quả mà ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn ai hết, mỗi người dân phải tự ý thức được việc làm của mình. Nhà nước, cơ quan quản lý phải không ngừng tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân. Kiểm tra, xử lý nghiêm minh những nhà máy, xí nghiệp vi phạm quy định về môi trường, thắt chặt công tác cấm xả rác thải bừa bãi ở bất cứ nơi đâu. Cần có các phương pháp, phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng, chồng chất từng đống gây ô nhiễm. Sử dụng các phương tiện công cộng hoặc đi xe đạp, xe điện thay thế cho các loại phương tiện gây ô nhiễm đường phố. Phát động trồng nhiều cây xanh tạo sự trong lành, điều hoà môi trường sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khoa học hay mỗi người cần nghiên cứu phát minh ra những thiết bị, công cụ xử lý, tái chế hay phân loại rác thải nhằm giảm công sức và chi phí, đồng thời giảm thiểu lượng rác thải mỗi ngày.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch - đẹp và an toàn. Sứ mệnh của chúng ta là xây dựng môi trường sống lành mạnh và an toàn.
Tham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng nàyTham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này
Bài này là trên mạng . Còn mình thì cũng bị cận mà đọc cái bài này thì phản ánh nhiều về cận thị nhiều . Nó phản ánh thế nhưng mình nghĩ cận cũng thường thôi
Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh bị cận thị ngày càng tăng đã trở thành nỗi lo không chỉ của gia đình mà còn của nhà trường và xã hội.
Điều đáng nói là, do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ. Tuy nhiên, về lâu dài, cận thị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, thậm chí hạn chế cơ hội lựa chọn nghề nghiệp của con em chúng ta trong tương lai.
Mặc dù chưa có một cuộc khảo sát nào thật quy mô và đầy đủ về tình trạng cận thị của học sinh nhưng theo nhận định của nhiều giáo viên đang đứng lớp thì tình trạng cận thị học đường xuất hiện ở hầu hết các cấp học phổ thông, từ Tiểu học đến THPT.
Cận thị là tật khúc xạ về mắt chỉ thấy rõ vật ở gần trước mắt chứ không thấy rõ vật ở xa. Theo các nhà chuyên môn nhãn khoa thì 80% lượng thông tin mà não thu nhận được là qua mắt. Do đó, học sinh mắc cận thị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, gây ra các hiệu ứng tiêu cực về sinh hoạt và kết quả học tập của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của các em.
Cũng theo các bác sỹ chuyên ngành nhãn khoa thì lứa tuổi mắc cận thị nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Nếu không phát hiện ra sớm để có những điều chỉnh kịp thời, tật cận thị sẽ diễn biến nặng hơn.
Do cận thị không phải là bệnh gây tác hại tức thì nên nhiều người còn xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức. Có một thực trạng đáng lo ngại là trong số học sinh bị cận thị, nhiều em không biết hoặc có biết thì vì xấu hổ với bạn bè và mặc cảm với bản thân nên không dám nói với người lớn biết khi mắc các triệu chứng của cận thị khiến cho việc kiểm soát tình trạng cận thị trong học đường càng gặp nhiều khó khăn.
Nguyên nhân của tình trạng cận thị học đường có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua trước hết là do việc học tập căng thẳng đã ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. So với trước đây, học sinh hiện nay phải học nhiều môn hơn đồng nghĩa với việc phải làm nhiều bài tập hơn, tiếp xúc với sách vở nhiều hơn.
Sự kỳ vọng quá lớn của các bậc phụ huynh đã khiến các em phải học tập với cường độ cao, học ở lớp, học ở nhà, học chính khóa, học thêm… Lịch học dày đặc, mắt không được nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc các tật về mắt trong đó có cận thị.
Trong bản quy định về tiêu chuẩn vệ sinh học đường được Bộ Y tế ban hành từ năm 2000 có quy định khá cụ thể về cơ sở vật chất đảm bảo việc học tập của học sinh như: bình quân diện tích phòng học cho mỗi học sinh phải đạt từ 1m đến 1,25 m2; phòng học phải có đủ ánh sáng tự nhiên; tổng diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học; kích thước bàn ghề phải tương ứng với nhau và phải phù hợp với tầm vóc của học sinh; bảng học màu xanh lá cây hoặc đen và phải được chống lóa, có chiều dài 1,8 m đến 2 m, chiều rộng từ 1,2 m đến 1,5 m, chữ viết trên bảng phải có chiều cao không dưới 4 cm; các trường học phải có phòng y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh… Đây là những tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo việc học tập của học sinh cũng như để các em không bị cận thị và những bệnh lý học đường khác.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trường học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được. Đặc biệt, không phải trường nào cũng có được một phòng y tế học đường với đầy đủ các trang thiết bị và nhân viên y tế có chuyên môn đạt chuẩn để chăm sóc sức khỏe, nhất là chăm sóc mắt cho học sinh.
Việc hướng dẫn cho học sinh cách tự bảo vệ mắt và phát hiện sớm các bệnh về mắt để kịp thời điều trị ở nhiều nhà trường hiện nay có phần bị buông lỏng. Phần lớn giáo viên lên lớp chỉ chuyên tâm vào bài giảng mà ít quan tâm, chú ý đến việc điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh. Sai lệch trong tư thế ngồi đã làm cho khoảng cách từ mắt học sinh đến sách vở quá ngắn. Tình trạng trên kéo dài khiến cho ngày càng có nhiều học sinh mắc cận thị.
Cũng theo quyết định 1221/2000 của Bộ Y tế thì: mỗi phòng học có 6-8 bóng đèn đúng quy chuẩn để đảm bảo độ chiếu sáng cho học sinh. Tuy nhiên, phổ biến ở nhiều phòng học hiện nay mới chỉ có 4 bóng đèn. Vào mùa đông, thời tiết mưa rét nhiều, bầu trời thường u ám, thiếu ánh sáng. Trong khi theo các chuyên gia nhãn khoa thì học sinh học trong điều kiện thiếu ánh sáng có nguy cơ bị cận thị cao hơn 2,27 lần so với việc học trong môi trường đủ ánh sáng.
Xã hội phát triển, học sinh ngày càng có nhiều điều kiện hơn trong việc tiếp cận với các phương tiện giải trí hiện đại như: ti vi, internet, trò chơi điện tử, truyện tranh…, nhiều em quá sa đà vào khiến cho mắt không được nghỉ ngơi cũng là tác nhân liên quan đến tình trạng cận thị gia tăng.
Để hạn chế, giảm thiểu tỷ lệ học sinh bị cận thị học đường cần tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức cho phụ huynh, học sinh về nguyên nhân, tác hại và các biện pháp phòng chống cận thị học đường.
Cụ thể, về phía nhà trường, cần cải thiện điều kiện vệ sinh chiếu sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học. Giáo viên lên lớp càn chú ý quan sát, điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh.
Về phía các bậc phụ huynh, cần lưu ý mỗi khi con em minh có triệu chứng hoặc đã mắc cận thị. Khi đó, các em thường không mấy hào hứng khi thực hiện các hoạt động liên quan đến thị giác như: đọc sách, vẽ tranh, tô màu. Hoặc có những biểu hiện như: nheo mắt hay nghiêng đầu khi nhìn một vật ở xa; xem ti vi, dụi mắt nhiều lần dù không buồn ngủ.
Có một thực tế là nhiều học sinh không tự phát hiện được mình bị cận thị mà chỉ cảm thấy dấu hiệu của việc nhìn xa thấy mờ. Tuy nhiên, nếu các em được kiểm tra thị lực, đo mắt thường xuyên thì việc phát hiện cũng không phải là quá khó. Khi đã phát hiện, cách tốt nhất là phải kịp thời can thiệp, điều chỉnh để tránh những ảnh hưởng lớn đến chức năng thị giác của các em.
Để điều chỉnh tật khúc xạ, người ta thường đeo kính tùy thuộc vào loại khúc xạ mắc phải. Đối với cận thị, người ta dùng thấu kính phân kỳ, là thấu kính có rìa dày hơn phần tâm. Hiện trên thi trường xuất hiện nhiều cửa hàng kinh doanh kính thuốc, cần tìm hiểu kỹ và tìm đến những nơi có uy tín bởi không phải cửa hàng kinh doanh kính nào cũng có được đội ngũ nhân viên kiểm tra thị lực đã được đào tạo, có chuyên môn.
Đối với mỗi học sinh thì việc thường xuyên rèn luyện thể thao, học tập điều độ, sử dụng các phương tiện giải trí như: ti vi, trò chơi điện tử… một cách hợp lý là cách hiệu quả để phòng ngừa và tránh bị mắc cận thị.