Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo :
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...
Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".
Qua văn bản "Vượt thác", tác giả đã thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với quê hương Đất nước và con người lao động. Trước hết, tác giả đã thể hiện thái độ của mình đối với quê hương đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là những con thác dữ dội như con thủy quái nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ như người mẹ hiền. Hơn thế nữa, tác giả qua khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, tác giả còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Một đất nước đẹp tuyệt vời, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh đẹp với một vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện tình cảm của mình đối với những con người lao động. Có thể nhận thấy, xuyên suốt bài văn, cạnh bên việc miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tác giả cũng lột tả hết những đặc điểm của người dân lao động. Họ sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên. Hơn hết, trước thiên nhiên kĩ vĩ, rộng lớn ấy, tưởng chừng con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhưng không. Họ hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc một tác phẩm tuyệt mĩ đến như thế này!
Qua văn bản "Vượt thác", tác giả đã thể hiện thái độ tình cảm của mình đối với quê hương Đất nước và con người lao động. Trước hết, tác giả đã thể hiện thái độ của mình đối với quê hương đất nước. Chúng ta có thể thấy rằng, xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ để làm nổi bật nên vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là những con thác dữ dội như con thủy quái nhưng cũng không kém phần lãng mạn, nên thơ như người mẹ hiền. Hơn thế nữa, tác giả qua khung cảnh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, tác giả còn bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình. Một đất nước đẹp tuyệt vời, một đất nước có biết bao danh lam thắng cảnh đẹp với một vẻ đẹp thiên nhiên trù phú. Chưa dừng lại ở đó, tác giả còn thể hiện tình cảm của mình đối với những con người lao động. Có thể nhận thấy, xuyên suốt bài văn, cạnh bên việc miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên tác giả cũng lột tả hết những đặc điểm của người dân lao động. Họ sống với thiên nhiên, hòa mình với thiên nhiên và làm chủ thiên nhiên. Hơn hết, trước thiên nhiên kĩ vĩ, rộng lớn ấy, tưởng chừng con người trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhưng không. Họ hoàn toàn làm chủ thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc một tác phẩm tuyệt mĩ đến như thế này!
Tình cảm của tác giả trong văn bản :
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
Tham khảo!
Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như
(“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”),
Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân
(“Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, “Mặt người vất vả in sâu”).
Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp.
Mộng mơ đêm qua tôi nghĩ mình không có quê hương và lớn lên nhận ra rằng không phải quê hương của mình và đương nhiên đó cũng không phải là nơi tôi sinh ra rồi trưởng thành??! Không!Tôi đã sai thật rồi! Khó mà có thể quên được cái nơi chôn rau cắt rốn của mình nơi đây! Phải, thực sự là vậy? Quê hương là nơi mình sinh thành, là nơi ta cùng đám bạn hò reo trên những bãi hoang, là nơi những cánh diều mang bao điều khát vọng tuổi thơ ngây dại theo trời mây, sóng gió, là nơi tiếp lỗi cho chúng ta đến bước đường tương lai, đặc biệt cũng là khoảng trời mênh mang theo ta suốt chặng đời người. Chính vì vậy mà tôi yêu quê mình lắm, như với ngòi bút điêu luyện, tinh tế mà nhà thơ Vũ Trung Quân đã viết nên:
'' Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay''.
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.