K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2017

Bạn tham khảo :

Mỗi chúng ta đều có một quê hương .Dù cuộc sống có đưa đẩy ta đến nơi xứ lạ ,thì tâm hồn ta vấn không ngừng ngóng trông về quê hương mình.Đoạn văn trên đã cho ta thấy được điều đó .

Một đoạn văn ngắn ,mà đã đem đến cho chúng ta nhiều suy tâm trong cuộc sống.Tuy nhân vật trên đã đạt được nguyện vọng của mình , đạt được một suất du học .Nhưng khi cô đã sống ở đó ,dù cuộc sống văn minh ,hay cảnh vật có đẹp đến nhường nào .Thì lúc này đây ,cô lại mong muốn trở về quê nhà.Vâng !Mỗi con người đều có một quê hương của mình ,đó là nơi chúng ta sinh ra ,nơi chúng ta đã lớn lên từng năm tháng .Khi chúng ta đã đạt được thành công trong cuộc sống ,nhưng thành công đó khiến chúng ta không thể sống trên mảnh đất quê hương của mình .Điều đó giống như trái tim của ta bị những mũi kim châm đâm vậy,vô cùng đau đớn .Ta sẽ giống như cô ấy "Thèm một chút nắng ấm quê nhà ,muốn được đi giữa phố xá bụi bặm ,chợ bến xôn xao ,lầy lội ....".Bạn có biết những người con dâu lấy chồng xứ lạ ,trái tim họ dù ở phương xa nhưng vẫn luôn không ngừng thổn thức hướng về quê hương của mình .Thế mà, bên cạnh đó lại có nhưng con người phũ phàng ,đạt được thành công của mình và họ bắt đầu lãng quên tất cả ,ngay cả quê hương ,nơi gắn kết tuổi thơ của họ.Họ thật là đáng phê phán phải không?Đoạn văn trên đã cho ta thấy được ,vị trí của quê hương tồn tại như một hương vị đặc biệt trong con tim mỗi người.

Quê hương mỗi người chỉ có một ,giống như mẹ là duy nhất.Dù tương lai bạn có ra sao thì hãy luôn nhớ để quê gương trong một góc nào đó của trái tim mình.Với tôi,dù ở nơi đâu thì tôi vẫn luôn "thèm một chút nắng ấm quê nhà' thật đấy !

Bài mình còn nhiều sai xót

15 tháng 8 2021

tự sự

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình…”Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”Muà đông năm sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu...
Đọc tiếp

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học. Thư đầu gửi về em viết: “Ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình…”Cuối năm viết: “Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”Muà đông năm sau viết: “Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt không…”

câu 1 nêu nội dung của đoạn trích trên 

câu 2 xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong câu sau :'' em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội,...''

Câu 3 bài học mà e rút ra từ câu chuyện trên là gì? vì sao?

mọi người giúp mình với ạ mình đang cần gấp 

mình cám ơn rất nhiều ạ 

1
14 tháng 8 2021

Câu 1: Nội dung của đoạn trích: Nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ 

Phép tu từ: Liệt kê: muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội…

Tác dụng:

- Giúp hình ảnh trở nên sinh động, hấp dẫn hơn

- Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi quê hương

- Thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, đậm sâu của người con xa xứ

Câu 3: Bài học của câu truyện: mỗi người đều có ước mơ bay cao bay xa đến những chân trời rộng lớn. Thế nhưng, dù đi đến đâu, ta hãy luôn hướng về quê hương, giữ gìn bản sắc nguồn cội. 

12 tháng 3 2022

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn học quý giá trong đó không thể không nhắc đến tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Bài thơ đã thể hiện hình ảnh thiên nhiên của đất nước khi vào xuân. Điều này được thể hiện rõ qua khổ thơ thứ hai và ba của bài. Mở đầu khổ thơ hai là hình ảnh của đất nước vào mùa xuân "Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy quanh lưng/ Mùa xuân người ra đồng/Lộc trải dài nương mạ/Tất cả như hối hả/Tất cả như xôn xao..". Nhà thơ đã thật tài tình khi đặt hai hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng" ngay trong cùng một khổ thơ. Đây chắc hẳn (TP tình thái) đều là những người làm nên màu xuân của đất nước. Nếu những người cầm súng là những người bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống yên bình, ấm no cho nhân dân thì những người ra đồng lại là những người làm ra trái ngọt, hạt gạo để nuôi những "người cầm súng". Hơn thế nữa, các hình ảnh này còn được kết hợp với "lộc giắt đầy quanh lưng" và "lộc trải dài nương mạ". Điều này vừa làm nên cái hay, cái đẹp cho câu thơ vừa nhấn mạnh những gì mà hai con người này tạo ra chính là "lộc" của đất nước. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc "tất cả như" kết hợp với hai từ láy "hối hả" và "xôn xao" vừa tạp nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện tâm trạng, cảm xúc của thi nhân. Đến khổ thơ thứ ba, tác giả đã bày tỏ niềm tự hào và niềm tin của mình vào một tương lai ngày mai tươi sáng, tốt đẹp "Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước"(Câu ghép). Cụm từ "bốn ngàn năm" đã thể hiện truyền thống lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Chưa dừng lại ở đó, với biện pháp so sánh cùng hệ thống tính từ "vất vả, gian lao" không chỉ khiến câu thơ thêm tính gợi hình, gợi cảm mà còn thể hiện những khó khăn, gian khổ mà đất nước đã và đang phải trải qua. Nhưng dù con đường ấy có chông gai như thế nào, thì đất nước ta vẫn tiến lên phía trước.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
9 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)

Trong Lá thư cuối cùng của mẹ tôi, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau: "Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh...
Đọc tiếp

Trong Lá thư cuối cùng của mẹ tôi, nhà văn Ét-môn-đô đơ A-mi-xi đã viết những dòng sau:

"Trường học là một bà mẹ hiền En-ri-cô ạ. Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không bao giờ được quên nhà trường. Sau này khi con đã thành người lớn, con sẽ đi vòng quanh thế giới, sẽ thấy những đô thị mênh mông và những lâu đài tráng lệ nhưng con sẽ nhớ mãi mãi ngôi nhà quét vôi trắng bình thường ấy với những cửa chớp đóng kín, khu vườn rợp bóng cây, đó là nơi đã nảy nở đóa hoa đầu tiên của trí tuệ con. Con sẽ nhìn thấy ngôi trường ấy cho mãi đến ngày cuối cùng của đời con."

(Những tấm lòng cao cả - NXB Văn học)

Từ những dòng thư trên, em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) để bày tỏ suy nghĩ về mái trường nơi em đã gắn bó một phần cuộc đời mình.

3
16 tháng 6 2021

Con người ta sẽ có những lúc tìm thấy cho mình một điều gì đó mà tác động và ảnh hưởng đến bản thân một cách tích cực, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ta, và với tôi, đó chính là hai chữ “Mái trường”. “Mái trường” trong bạn là gì? Còn mái trường trong tôi đó là nơi đã đem lại cho tôi biết bao kiến thức, giá trị sâu sắc về đời sống, dạy tôi những bài học làm người, đó cũng là nơi lưu giữ biết bao những kỷ niệm thân thương và đáng nhớ nhất của tuổi học trò, cái lứa tuổi đẹp nhất của đời người mà không thể phai mờ. Phải chăng, với ai cũng vậy, ai cũng sẽ bỡ ngỡ, lạ lẫm khi lần đầu bước vào cái thế giới mộng mơ và đầy tri thức ấy phải không? Tôi cũng vậy, tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên, được mẹ nắm lấy bàn tay, đi qua cánh cổng trường, nhìn thấy biết bao gương mặt xa lạ , ngại ngùng trước nụ cười thắm thiết của cô giáo thân yêu và một áp lực nhỏ khi bước vào lớp học trang nghiêm. Ngày đầu tiên đi học của tôi cứ thế mà trôi qua trong cái cảm giác hồi hộp mà lo lắng vậy, để rồi sau này, từng ngày trôi qua cũng giống như những trang giấy vẽ mà đầy màu sắc , đầy hình ảnh. Cuốn sách học trò ấy của tôi vào cái ngày mà bước đến trang cuối cùng, đó cũng là lúc mà một đứa trẻ ngây thơ đã trưởng thành biết bao nhiêu thoe dòng chạy của bánh xe thời gian. Tôi nhận ra, một phần cuộc đời này của mình thì ra đã gắn với hai từ “mái trường” lâu đến vậy. Dường như, đó là cái thế giới mà đôi khi con người ta chưa hẳn đã muốn bước vào bởi sự gò bó hay kỷ luật nhưng lại không nỡ bước ra khi phải rời xa thầy cô, bạn bè, rời xa cái môi trường đã cho ta biết bao kiến thức. N.Mandela đã từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”, và trường học, theo một khía cạnh nào đó, chính là nơi sản sinh ra thứ vũ khí uy lực ấy. Sau này, khi con người ta trưởng thành, đạt được những thành công nhất định, hãy đừng bao giờ quên đi cội nguồn đã cho ta những hành trang để ta đi đến được cái đích ấy. Mái trường có thể không bao la tình yêu thương của gia đình, người thân, nhưng nó lại cho ta những niềm vui, kỷ niệm, dạy ta cách sống và hơn hết là tri thức. Mái trường trong cuộc đời của mỗi người sẽ được định nghĩa khác nhau nhưng đều giống nhau ở cách ta tiếp thu được bao kinh nhiệm, bài học đáng quý. Ngôi trường thân yêu của tôi, đã sắp đến lúc tôi phải xa nơi đây rồi, cũng sắp đến lúc tôi phải cởi lớp áo chắn mà gia đình và nhà trường đã khoác cho mình, để tiếp tục vững bước trên con đường tương lai của chính tôi sau này, không còn là một sự bảo bọc nữa mà phải cất cao đôi cánh của chính bạn để bay xa hơn về những chân trời kia, để trở thành một con người mà mái trường của bạn có thể tự hào. Trường học, một ký ức đẹp mà không bao giờ có thể phai nhòa.

28 tháng 12 2021

1. Mở bài:

Bức thư mẹ En-ri-cô gửi cho con đã khẳng định vai trò to lớn của trường học đối với mỗi con người. Đó là, cái nôi nuôi dưỡng cho mỗi chúng ta khôn lớn trưởng thành.

2. Thân bài:

a. Vai trò của trường học đối với con người:

+ Đem lại sự khỏe mạnh, rèn luyện thân thể cho mỗi chúng ta.

+ Giáo dục đạo đức cho mỗi con người, để chúng ta trở thành người tốt.

+ Đem lại tri thức, để chúng ta trở thành con người có ích.

+ Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm êm đềm, đẹp đẽ của tuổi thơ mỗi người.

b. Là một học sinh cần phải làm gì ở nhà trường:

+ Cần xác định mục tiêu học tập đúng đắn, nỗ lực phấn đấu vì mục tiêu đã đề ra.

+ Kết hợp hài hòa giữa học và chơi.

+ Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khỏe.

+ Thân thiện, hòa đồng với bạn bè.

c. Liên hệ bản thân: Em đã nhận được những gì từ nhà trường trong suốt những năm học vừa qua.

3. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa nghị luận.

31 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Tình yêu quê hương là một tình yêu thường trực trong tâm hồn mỗi con người. Bởi quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm về một tuổi thơ êm đềm. Quê hương gắn với những chiều ngả mình trên lưng trâu, lim dim đôi mắt nhìn bầu trời xanh và lắng nghe tiếng sáo diều. Quê hương gắn với những cánh cò, những rặng tre rì rào, những cánh đồng lúa chín thơm vàng ửng. Quê hương gắn với giọt mồ hôi của mẹ, của cha, gắn với tiếng đưa võng kẽo kẹt cùng lời ru của bà,... Nhắc đến quê hương thôi là mở ra cả một bầu trời thương nhớ. Những kỉ niệm thơ bên những người thân thương sao mà êm đềm đến thế! Tình yêu quê hương còn là tình cảm gắn bó với giang sơn, đất nước, với lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc. Nhà văn Nga, I-li-a Ê-ren-bua đã từng nói : “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên lòng yêu Tổ quốc.” Quê hương nào không là một phần máu thịt của tổ quốc, giang sơn. Yêu quê hương là một biểu hiện của lòng yêu Tổ quốc.Dựng xây quê hương cũng là một cách xây dựng đất nước mình, cho đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương , đất nước là cội nguồn của những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn mỗi con người. Phải biết yêu mình, yêu lấy mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên thì mới có thể yêu thương người khác, yêu thương những mảnh đất mà trong cuộc đời ta sẽ đi qua. Yêu quê hương đất nước không chỉ là yêu vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của những danh lam thắng cảnh mà còn là tình yêu, niềm tự hào với nền văn hoá, văn hiến, với lịch sử hào hùng của dân tộc. Chúng ta có quyền tự hào về những chiến công vang dội trong quá khứ, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bản sắc dân tộc suốt mấy nghìn năm lịch sử. Là một người con Việt Nam, ghi nhớ lời Bác Hồ dạy “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.” Dải đất hình chữ S thân thương đánh đổi bằng biết bao xương máu của thế hệ cha anh, vì vậy mỗi chúng ta phải biết trân trọng những hy sinh lớn lao ấy, trân trọng và bảo vệ tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp sánh vai với các cường quốc trên trường quốc tế.