Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
Lúc này mới thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay” hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời
Có những vật tưởng như vô tri vô giác nhưng lại có một tâm hồn, biết suy nghĩ, biết đau khổ, biết buồn vui, giận hờn. Những vật đó luôn luôn ở bên ta, luôn giúp đỡ ta. Thật đáng tiếc khi ta không quan tâm đến những vật như vậy.
Sách chẳng phải là một trong những thứ đó hay sao? Sách không hề biết đứng, biết ngồi, mình đặt đâu thì nó vẫn nằm đấy, thế là chúng ta bảo nó vô tri vô giác. Nhưng chẳng phải sách đã dạy cho ta bao nhiêu điều hay sao? Sách giúp ta biết bao nhiêu điều, ân cần dạy bảo ta như một người thầy.
Nhưng có nhiều người không bao giờ nhớ đến nó. Có lần, tôi đã chứng kiến một người bạn của tôi đối xử vội một quyển sách như thế nào? Cậu ta đã dẫm đạp lên nó một cách vô tình nhưng cậu ta cũng không hé biết rằng cậu ta đã vô tình dẫm đạp lên chính học thức của mình.
Sách đã truyền dạy cho cậu ta kiến thức thì sách cũng như là kiến thức của cậu ta vậy. Thật đáng thương cho ai chà đạp lên quyển sách, rồi học thức của người đó sẽ mất dần đi cũng như quyển sách cũ dần theo năm tháng.
Con người thật kỳ lạ. Họ chỉ công nhận một thứ có linh hồn khi họ thương yêu nó. Vậy tại sao họ không thử yêu mến sách đi. Chính vào lúc ta vò nát, dẫm đạp lên nó để rồi ta có một cảm giác kỳ lạ thì đúng lúc đó, bạn đã cảm nhận được linh hồn của sách rồi đó.
“Hãy trân trọng mọi cuốn sách mà bạn có”. Đó là lời nhắn nhủ của tôi với các bạn để khi ban trở thành người lớn, mỗi lần giở sách ra, nhìn một vết mực giây, nhìn thấy một nét chữ thì bạn sẽ nhớ tới tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ của chính mình.
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Xác định đề tài và cảm xúc.
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
- Tập gieo vần.
a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng
sâu đậm trong em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
a.6. Viết văn bản tường trình:
b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Mỗi chúng ta ai ai cũng đều có những sở thích của riêng mình và bản thân tôi cũng vậy, tôi luôn đam mê đọc sách, tôi thích rất nhiều thể loại sách, những cuốn sách để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất có lẽ là cuốn Đắc Nhân Tâm của tác giả Dale Carnegie.
Cuốn sách này mang lại cho tôi rất nhiều nhiều kiến thức hay trong cuộc sống, nó dạy tôi cách làm người, cách đối nhân xử thế và dạy tôi biết cách cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Con người có lẽ ai cũng có những cái yêu thích của riêng mình và tôi nghĩ rằng việc đọc sách mang lại cho tôi rất nhiều những kiến thức bổ ích. Nó giúp tôi phát triển thêm tư duy, học hỏi được nhiều bài học quý báu từ cuộc sống.
Sách vở đó là tài sản tinh thần của con người, chính vì vậy, mỗi tác giả đều cố gắng chắt lọc những cái cần thiết và quan trọng nhất mà mình tích lũy được để viết lên những cuốn sách để đời. Tài sản của mỗi con người là khác nhau và bản thân tôi nghĩ rằng tài sản mà tôi có được đó là việc tích lũy vốn tri thức mà ngày ngày tôi đang dần học hỏi và rèn luyện, đó là thứ tài sản quý báu, không phải dùng bằng tiền có thể mua được, tôi phải bỏ thời gian, công sức, tài sản của mình ra để học hỏi và có được nó, chính vì vậy tôi luôn trân trọng và phát huy nó mỗi ngày.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và thi hiểu đọc sách của người đọc cũng càng ngày càng giảm dần, chính vì thế sách vở ngày càng mất đi giá trị của nó. Công nghệ ngày càng hiện đại con người dường như quên đi nhiều thứ có giá trị của cuộc sống, họ luôn tích lũy cho mình vốn tri thức từ cuộc sống, nhưng dường như quên đi nhiều thứ, đang ra cần trân trọng và giữ gìn nó mỗi ngày. Chúng ta cần phải biết sống một cách có ý nghĩa, có như vậy khi ngoảnh lại, chúng ta mới không cảm thấy luyến tiếc vì những gì đã xảy ra với chính mình.
Đắc Nhân Tâm có lẽ là cuốn sách mà tôi thấy nó hữu ích nhất, trong những cuốn sách mà tôi đã từng đọc, nó không chỉ làm cho tôi hiểu được nghệ thuật thuyết phục con người, biết cách sống đúng đắn hơn cho cuộc sống này, mà còn cung cấp cho ta vốn tri thức lớn. Tác giả là người hiểu rộng, tài cao, chính vì thế, những câu từ mà ông viết lên cũng luôn giàu giá trị biểu tượng, con người cần phải học hỏi, trân trọng và giữ gìn những tài sản vô giá này, đó là tài sản quý báu mà chúng ta nên học hỏi, giữ gìn và phát huy được giá trị tuyệt vời của nó.
Tôi thường có thói quen đọc sách mỗi ngày, và điều đó làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc, khi tôi tiếp thu và học hỏi được nhiều bài học có giá trị cho cuộc sống, nó không chỉ giúp tôi phát triển được nhiều hơn nữa những kĩ năng, cũng như tư duy đang bị khiếm khuyết của chính mình. Một cách tư duy đúng đắn có thể giúp tôi rất nhiều điều trong cuộc sống này, chính vì thế, tôi luôn phải cố gắng rèn luyện bản thân mỗi ngày để ngày càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn nữa.
Sở thích và niềm mơ ước sẽ luôn đi cạnh chúng ta, nó thúc dục ý chí và bản lĩnh của chúng ta mỗi ngày, chính vì vậy, luôn luôn học hỏi, cố gắng rèn luyện bản thân là điều rất cần thiết và nên thực hiện. Chỉ có việc học, đọc và tư duy mới giúp chúng ta hiểu được nhiều điều từ cuộc sống này, mỗi chúng ta phải ý thức được trách nhiệm cũng như giá trị của bản thân, để từ đó làm được những điều có giá trị và ý nghĩa nhất mà cuộc sống của chúng ta đang cần.
Mỗi ngày chúng ta đều sống, rèn luyện và đang cố gắng để rèn luyện bản thân mình, điều đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Một cuốn sách hay giúp chúng ta rất nhiều điều trong cuộc sống. Nó dạy chúng ta cách làm người, dạy chúng ta lớn lên trong xã hội có nhiều điều khó khăn, cũng như mọi điều vất vả mà cuộc sống này đang đặt ra cho mỗi người.
Luôn luôn rèn luyện bản thân mỗi ngày, để từ đó chúng ta hiểu được nhiều điều có giá trị từ cuộc sống này. Luôn học tập, rèn luyện và phát triển bản thân, để chúng ta có thể học hỏi và trở thành một công dân có ích cho xã hội này. Mỗi ngày phải năng học hỏi, phát triển mọi kĩ năng sống, để từ đó nâng cao được mọi kĩ năng cũng như kinh nghiệm của mình.
Ai ai cũng đều có ước mơ và những thú vui của riêng mình, nhưng đối tôi niềm vui của tôi là được đọc những cuốn sách mà mình thích mỗi ngày
MIK NHA
Đây là gợi ý của mình nhé!
1.Đặt vấn đề
- Đề cập đến sách, giá trị và tầm quan trọng của sách.
- Giới thiệu các loại sách mà em thích đọc. Loại sách thích nhất là loại gì?
- Nêu ra những ý cơ bản và ngắn gọn nhất vì sao em thích
Ví dụ: sách văn học, truyện ngắn giúp em nâng cao cả năng lập luận, sử dụng từ ngữ v..v..
2. Giải quyết vấn đề
Chia ra các luận điểm rõ ràng, giải thích vì sao em thích loại sách đó.
Em có thể thích 2-3 loại sách khác nhau
Mỗi luận điểm của phần này, em tập trung nêu lên lý do vì sao em thích loại sách đó.
Phần giải quyết vấn đề như vậy có 2-3 đoạn văn
Ví dụ: em thích truyện cổ tích, sách khoa học vui, truyện tranh
- Truyện cổ tích: những câu chuyện nhẹ nhàng, luôn có có những kết thúc có hậu, hình tượng nhân vật trong truyện luôn giúp em nhận ra được bài học cho bản thân mình...
- Sách khoa học : giúp em có thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực, nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ thú...
- Truyện tranh: giúp em giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng...
3.Kết thúc vấn đề
- Nhấn mạnh và khẳng định 1 lần nữa giá trị của sách đối với con người, và đặc biệt là các loại sách đối với em.
- Tình cảm mà em dành cho những cuốn sách ra sao? Em sẽ làm gì để có thêm nhiều cuốn sách hay nữa cho bộ sưu tập sách truyện của mình?
- Em sẽ cố gắng học tập, chăm chỉ, đạt nhiều điểm cao để bố mẹ sẽ thưởng cho em những cuốn sách, cuốn truyện hay.
- Rút ra kinh nghiệm từ việc đọc sách, khuyên các bạn cùng lứa rèn luyện thói quen đọc sách.