Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…
→ Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.
- Giải thích sơ đồ vòng đời giun kim ở hình 14.4:
Giun kim đẻ trứng ở hậu môn trẻ em vì ở đây thoáng khí → gây ngứa → trẻ em gãi → theo thói quen trẻ em đưa tay lên miệng → khép kín vòng đời của giun.
- Để đề phòng bệnh giun đối với người:
+ Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn
+ Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm
+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay
+ Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…
- Đối với thực vật:
+ Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt
+ Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng
+ Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.
Tham khảo
Các bệnh ký sinh trùng có thể gây ra các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá ở người; gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng, thể lực, phát triển cơ thể, gây ảnh hưởng cấp tính và lâu dài đến sức khoẻ của người dân, tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và gây ra những gánh nặng bệnh tật.
Bệnh giun truyền qua đất phân bố rộng rãi trong cả nước với tỉ lệ nhiễm khác nhau theo các vùng miền. Tỉ lệ nhiễm chung giun truyền qua đất của cả nước khoảng 30%, trong đó khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên có tỉ lệ nhiễm cao nhất với trên 50%, tiếp đến là các tỉnh khu vực miền Trung khoảng 30-50%, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 10-30% và nhiễm thấp nhất là các tỉnh khu vực miền Nam khoảng 10-20%. Các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao là trẻ em mầm non, học sinh và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Một số ngành nghề thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với đất có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn như nghề trồng lúa, trồng rau, hoa mầu, làm rừng.
Việt Nam có khí hậu nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển mạnh. Chính vì thế ai cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng. Bệnh ký sinh trùng ở người có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác khi:
- Sinh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, những nơi đông đúc.
- Trẻ em được gửi ở những nhà trẻ có thể lây các loại chấy do nằm chung gần các bé đã lây nhiễm.
- Có thú cưng trong nhà nhưng không đảm bảo vệ sinh và có thói quen thả rông như chó mèo.
- Có thói quen ăn uống không đảm bảo như ăn các loại tiết canh, thịt tái sống, sushi...
- Có lối sống tình dục không lành mạnh.
- Thường xuyên di chuyển giữa nhiều nơi như đi công tác, du lịch...
- Nguồn nước, thực phẩm hằng ngày không an toàn.
Bệnh ký sinh trùng thường có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm, yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như.
- Bệnh giun truyền qua đất: giun đũa, giun tóc, giun móc.
- Bệnh giun đường ruột khác: giun lươn, giun kim.
- Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như: sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột.
- Bệnh lây truyền từ động vật sang người: bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn, bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo, bệnh ấu trùng giun đầu gai, bệnh giun lươn não, giun xoắn.
- Bệnh do nấm, do đơn bào như lỵ amíp và do đơn bào khác.
Để đảm bảo sức khoẻ và hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh ký sinh trùng, người dân cần:
►Có thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
► Đối với vật nuôi cần vệ sinh sạch sẽ. Sau khi ôm vật nuôi cần vệ sinh cá nhân bằng xà phòng diệt khuẩn.
►Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, an toàn để tiêu diệt các nguồn lây bệnh.
►Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng nhiễm bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị dứt điểm.
►Các gia đình không nên tự mua hóa chất xử lý, nên liên hệ với những cơ quan chuyên môn tại Khoa Kiểm soát bệnh tật Trung tâm Y tế huyện, thành phố hoặc Khoa Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để được hướng dẫn, xử lý triệt để và đảm bảo an toàn.
+ Các loài giun tròn thường kí sinh ở các nơi giàu chất
dinh dưỡng trong cơ thể người và động, thực vật như:
Ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật
rễ lúa..
+ Chính vì thế chúng gây ra cho vật chủ các tác hại sau:
Lấy tranh thức ăn, gây viêm nhiễm nơi kí sinh và còn
tiết ra các độc tố có hại nên vật chủ không phát triển được
+ Ăn chín uống chín vệ sinh nahf ở vệ sinh môi trường ,....
+Giun tròn thường kí sinh ở ruột non, ruột già, tá tràng, rễ thực vật
-Gây ra tác hại: đau bụng, buồn nôn, thiếu dinh dưỡng, cơ thể ốm yếu.
+ Giun gây cho trẻ em: đau bụng, buồn nôn, ngứa ngáy, mất ngủ
+Do thói quen chơi bẩn hay ngậm tay vào miệng
+Biện pháp : để phòng bệnh phải giữ vệ sinhvà tẩy giun định kỳ
-Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
-Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
- Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
+ Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
+ Các biện pháp phòng bệnh giun sán- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Vì trâu, bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. Ngoài ra, trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán.
Tham khảo
- Trùng kiết lị sống kí sinh ở thành ruột người.
- Gây thiếu hồng cầu và gây ra những vết loét ở niêm mạc ruột
- Con đg lây nhiễm: qua đg tiêu hóa
- Biện pháp:
+ Ăn chín uống sôi
+ Giữ gìn vệ sinh môi trường
+ Khi bị bệnh cần uống thuốc ngay để điều trị.