Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tính mật độ dân số
b) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng, năm 2012
c) Nhận xét
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng
- Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên (dẫn chứng). Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần.
- Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
+ Xử lý số liệu:
Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 (%)
Diện tích | Dân số | GDP | |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam | 39,3 | 39,3 | 65,0 |
Ba vùng kinh tế trọng điểm | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
Biểu đồ: Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002.
- Nhận xét:
+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.
Tham khao:
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 4,78 lần trung bình cả nước. gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ và 14,6 lần Tây Nguyên.
Dân cư:
+ Vùng tập trung dân cư đông đúc với mật độ dân số cao nhất cả nước (1179 người/km2).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước (1,1% <1,4%) nhờ thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình.
- Xã hội:
+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, trên mức trung bình cả nước (9,3 > 7,4%).
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn cả nước (26%<26,5%).
+ Thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp (280,3 nghìn đồng < 295 nghìn đồng), cho thấy sự chênh lệch lớn về mức sống của các bộ phận dân cư.
+ Tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước (94,5% >90,3%), trình độ người dân thành thị cao.
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (73,7 năm > 70,9 năm).
+ Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp hơn mức trung bình cả nước (19,9% > 23,6%).
- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).
- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:
+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...
+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...
+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.
- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:
+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.
- Đặc điểm:
+ Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Dao, Mông,... ở Tây Bắc; Tày, Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc. Người Việt (Kinh) cư trú ở hầu hết các địa phương.
+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Đông Bắc có mật độ dân số cao gấp đôi Tây Bắc, nhưng tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số chỉ bằng khoảng một nửa Tây Bắc.
Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu đã được cải thiện nhờ thành lựu của công cuộc Đổi mới.
- Thuận lợi:
+ Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
+ Đa dạng về văn hoá.
- Khó khăn:
+ Trình độ văn hoá, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế.
+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
a)- Những cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng là: cà phê, chè.
- Những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu.
b)- Cây chè:
+ Trồng chủ yếu ở trung du và miền núi Bắc Bộ, diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè, búp khô cả nước.
+ Tây Nguyên: diện tích 24,2 nghìn ha, chiếm 24,6 %v diện tích chè cả nước; sản lượng 20,5 nghìn tấn, chiếm 27,1 sản lượng chè và búp khô cả nước.
- Cà phê:
+ Trồng chủ yếu ở Tây Nguyên, diện tích 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cà phê cả nước; sản lượng 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê nhân cả nước.
+ Ở trung du và miền núi Bắc Bộ cà phê chỉ mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ.
a) - Xử lí số liệu
Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (%)
Loại cây | 1990 | 2002 |
---|---|---|
Tổng số | 100,0 | 100,0 |
Cây lượng thực | 71,6 | 64,9 |
Cây công nghiệp | 13,3 | 18,2 |
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác | 15,1 | 16,9 |
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây sinh năm 1990 và 2002
b) Nhận xét:
- Cây lương thực: diện tích giao trồng tăng 1845,7 nghìn ha , nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6 % (năm 1990) xuống còn 64,9 % (năm 2002).
- Cây công nghiệp : diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% (Năm 1990) lên 18,2% (Năm 2002).
- Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, và tỉ trọng tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 16,9% (Năm 2002)
- Vẽ biếu đồ: + Tính toán, lập bảng số liệu %: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GDP CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI BA VÙNG KINH TỂ TRỌNG ĐIỂM CỦA CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)
+ Vẽ biếu đồ: cột hoặc tròn. Nếu vẽ biểu đồ cột, có 3 cột ứng với diện tích, dân số, GDP. Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh cột ghi 100%). Trục hoành thể hiện các đại lượng diện tích, dân số, GDP. Nếu vẽ biểu đồ tròn, có 3 hình tròn thể hiện diện tích, dân số, GDP. Trong mỗi hình tròn có nan quạt thế hiện giá trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Nhận xét:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích lớn hơn 1/3, dân số chưa đầy 50%, nhưng chiếm đến 65% giá trị GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.
l
- Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:
+ Vùng có mật độ dân số cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là Đông Nam Bộ, sau đó là Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ và thấp nhất là Tây Nguyên. Chênh lệch giữa vùng có mật độ dân số cao nhất và thấp nhất lên đến 9,8 lần (năm 2012).
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng còn lại đều có mật độ dân số thấp hơn mức trung bình cả nước.
Giải thích: Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
• Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
• Lịch sử khai thác lãnh thổ.
• Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến năm 2012, mật độ dân số của các vùng nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
+ Tây Nguyên có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đốn là vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,... ; Trung du và miền núi Bắc Bộ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vùng.
+ Các vùng có tốc độ tăng cao hơn mức trung hình cả nước: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Các vùng còn lại thấp hơn.
Giải thích: Do sự tác động của nhiều yếu lố:
• Quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.
• Chuyển cư.
• Sự phát triển của nền kinh tế