Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện từ trên xuống thông qua ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng:
- Năm 1864, Bi-xmac gây chiến tranh với Đan Mạch, chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvich thuộc Hắc Hải và Bantich
- Năm 1866, Bi-xmac gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập Liên bang Bắc Đức
- Năm 1870 – 1871, Bi-xmac gây chiến tranh với Pháp thu phục các bang miền Nam thống nhất nước Đức.
Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:
- 4/1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp – Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả 3/1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
- 4/1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” cả Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm QUốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.
- 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a
- 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, quân Pháp bị thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.
* Diễn biến chính:
- Giữa thế kỉ XIX, I-ta-li-a vẫn bị chia thành 7 vương quốc nhỏ. Phần lớn các vương quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế và chịu sự khống chế của đế quốc Áo; duy chỉ có Vương quốc Pi-ê-môn-tê là giữ được độc lập với chế độ chính trị và kinh tế tiến bộ hơn cả.
- Giai cấp tư sản ở các vương quốc trên bán đảo I-ta-li-a đều muốn dựa vào Pi-ê-môn-tê để loại bỏ thế lực của Áo, thực hiện việc thống nhất I-ta-li-a. Bá tước Ca-vua – Thủ tướng Pi-ê-môn-tê, chủ trương dùng chiến tranh để thành lập nước I-ta-li-a thống nhất dưới sự lãnh đạo của Vương triều Xa-voa.
- Tháng 4-1859, Ca-vua liên minh với Pháp tiến hành chiến tranh với Áo. Trong khi chiến sự đang diễn ra, quần chúng ở các vương quốc thuộc miền trung I-ta-li-a đã nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phong kiến thống trị ở đây phải chạy sang Áo. Liên quân Pi-ê-môn-tê – Pháp, được sự hỗ trợ của đoàn quân tình nguyện Ga-ri-ban-đi, đã đẩy quân Áo vào tình thế vô cùng khó khăn. Tháng 3-1860, các vương quốc trên sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
- Tháng 4-1860, phong trào khởi nghĩa của nhân dân ở đảo Xi-xi-li-a (miền Nam I-ta-li-a) bùng nổ đòi lật đổ chính quyên tay sai đế quốc Áo thống nhất đất nước. Ga-ri-ban-đi đem quân xuống giúp nhân dân Nam I-ta-li-a. Đội quân "Áo đỏ" hơn 1000 người do Ga-ri-ban-đi chỉ huy đã rời Giê-nô-va, vượt biển đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a.
- Sau đó, miền Nam I-ta-li-a được sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê (10-1860), thành lập Vương quốc I-ta-li-a. Vua Pi-ê-môn-tê là Em-ma-nu-en II được tôn làm Quốc vương, Bá tước Ca-vua làm thủ tướng.
- Năm 1866. I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo, giải phóng được Vê-nê-xi-a. Năm 1870, với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, Rô-ma đã thuộc về I-ta-li-a.
- Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản, lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến bảo thủ I-ta-li-a, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Nhận xét:
- Quá trình thống nhất I-ta-li-a đi từ dưới lên, dựa vào vai trò của quần chúng nhân dân.
- Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Những nét lớn:
- Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng; từ một nước nông nghiệp, Đức trở thành nước công nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp làm cho đội ngũ công nhân tăng nhanh.
- Công nghiệp và thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
* Diễn biến:
- Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức là đất nước vẫn trong tình trạng bị chia rẽ thành nhiều vương quốc lớn nhỏ, trong đó là Áo và Phổ là hai vương quốc lớn nhất. Vấn đề thống nhất đất nước ngày càng trờ thành yêu cầu cấp thiết.
- Bộ phận quý tộc quân phiệt Phổ đại diện là Bi-xmác, được sự ủng hộ của giai cấp tư sản đã dùng vũ lực để thống nhất đất nước bằng ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.
- Với sự thất bại của Pháp trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870-1871), Bi-xmác đã gạt được ảnh hưởng của Pháp, thu phục các bang miền Nam, hoàn thành việc thống nhất đất nước.
- Ngày 18-1-1871, lễ thành lập Đế chế Đức được tổ chức tại Cung điện Véc-xai (Pháp), Vua Phổ Vin-hem I chính thức lên ngôi Hoàng đế. Bi-xmác trở thành Thủ tướng nước Đức. Tháng 4-1871, Hiến pháp mới được ban hành, quy định nước Đức là một liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, củng cố vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ.
- Như vậy, việc thống nhất nước Đức mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Đức.
- Tình hình kinh tế
+ Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp Đức trở thành nước công nghiệp.
+ Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lỗi tư bản chủ nghĩa.
- Tình hình chính trị
+ Phân tán về chính trị, chia cắt lãnh thổ, thị trường không thống nhất. Điều này cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Yêu cầu lớn là thống nhất đất nước.
- Tình hình xã hội
+ Giai cấp công nhân ra đời nhưng còn non yếu
+ Nhiều quý tộc, địa chủ chuyển hướng kinh doanh tư bản chủ nghĩa trở thành quý tộc tư sản hóa.
Kinh tế | Chính trị |
Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp. Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). |
Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp. Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế. Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức. Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức. |
Sau khi đất nước thống nhất (1871), nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ năm 1870 đến năm 1900, sản xuất than tăng 4,4 lần, gang tăng 6 lần độ dài đường sắt tăng hơn gấp đôi. Đức đã vượt Pháp và gần đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như điện, hoá chất.... Đức cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hoá chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới. Ngành dệt các nước ưa chuộng thuốc nhuộm có anilin của Đức vừa đẹp vừa rẻ thay cho thuốc nhuộm từ thực vật của Anh, Pháp.
Nền công nghiệp Đức sở dĩ có được bước nhảy vọt như thế là do có một số thuận lợi. Một là thống nhất được thị trường dân tộc ; hai là nhờ có nguồn tài nguyên dồi dào, nhất là than đá ; Đức lại giàu về sắt do chiếm được hai vùng An-dát và Lo-ren của Pháp ; ba là nhận được số tiền bồi thường chiến tranh 5 tỉ phrăng của Pháp ; bốn là do công nghiệp hóa muộn nên Đức có thể sử dụng thành tựu kĩ thuật của những nước đi trước ; năm là nguồn nhân lực dồi dào do số dân tăng nhanh và sự bóc lột nhân dân lao động trong nước.
Trong những năm 1890 - 1900, sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh - 49%, Pháp - 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.
Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Công nghiệp phát triển đã làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 đến năm 1901, số dân thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm công thương nghiệp và bến cảng đã xuất hiện.
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bấy giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra sớm hơn nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là cácten và xanhđica.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 75% tổng số điện lực trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận được có 7% thôi, số cácten tăng lên nhanh chóng : năm 1905 có 385, đến năm 1911 có khoảng 550-600.
Những tổ chức độc quyền này gắn với các ngân hàng thành tư bản tài chính. Ngành ngân hàng cũng tập trung cao độ.
Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ. Bên cạnh việc canh tác theo phương thức tư bản chủ nghĩa (dùng máy móc, phân hoá học, áp dụng kĩ thuật mới...), những tàn dư phong kiến vẫn được duy trì.
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hoá sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho quý tộc, địa chủ hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.
b) Tình hình chính trị
Hiến pháp 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội...). Quyền lập pháp trong tay hai viện : Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, chính phủ và quốc hội riêng), nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Phổ là bang lớn nhất và mạnh nhất trong Liên bang Đức (chiếm 61% dân số và 64% lãnh thổ). Vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn : Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức thường là Thủ tướng Phổ, Chủ tịch Hội đồng Liên bang là Thủ tướng của Liên bang và trong 58 ghế của Hội đồng, Phổ chiếm 17 ghế.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vin-hem I và Thủ tướng Bi-xmác. Đây là lực lượng đã lãnh đạo công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực, có thế lực về chính trị và tiềm lực mạnh về kinh tế. Khi nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tầng lớp quý tộc tư sản hoá vẫn giữ vai trò quan trọng.
Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, nhưng chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ nửa chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Nước Đức tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh. Pháp. Do vậy, đường lối đối ngoại của Đức vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thoả mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Diễn biến:
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427). Trong giai đoạn đầu, nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường phải hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh.Quân khởi nghĩa bắt đầu giành thế thắng khi Lê Lợi tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Họ đạt được nhiều thắng lợi to lớn, đỉnh điểm là đại thắng ở Tân Bình, Thuận Hóa. Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. Bước sang năm 1427, nghĩa quân đập tan tác 10 vạn viện binh của đối phương trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết viên chỉ huy quân Minh là Liễu Thăng. Cuối cùng, người Minh phải giảng hòa và thoái binh về nước, khiến cho nước Đại Việt không còn một mống quân xâm lăng.
Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập, công cuộc cải cách của nhà Hồ chưa đem lại kết quả thì quân Minh ồ ạt tấn công xâm lược nước ta. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ khắp nơi trong cả nước.
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (Thanh Hóa) năm 1418 được dấy lên, do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Nghĩa quân đã nhiều lần bị quân Minh tiến đánh, với tinh thần "quyết không đội trời chung cùng quân giặc", giữ vững tinh thần chiến đấu, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến đấu ngoan cường, bất khuất, sẵn sàng chịu sự hy sinh gian khổ, vượt qua khó khăn. Năm 1424, nghĩa quân chủ động tiến vào Nghệ An, xây dựng lực lượng, mở rộng vùng hoạt động, xây dựng căn cứ địa, thực hiện chiến tranh nhân dân, giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Tân Bình, Thuận Hóa... làm chủ cả vùng đất từ Thanh Hóa vào Nam.
- Năm 1426, nghĩa quân tiến công ra Bắc, giải phóng đất đai, cuộc khởi nghĩa đã được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân, nghĩa quân quyết chiến với quân Minh, đẩy chúng vào thế bị động.
- Cuối năm 1427, 10 vạn quân cứu việc của giặc ồ ạt tiến vào nước ta, nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh tan ở Chi Lăng - Xương Giang, giặc lâm vào thế khốn cùng, xin hàng, rút quân về nước; nghĩa quân ta lại cấp ngựa, thuyền cho chúng rút về nước. Mùa xuân năm 1428, đất nước sạch bóng quân thù.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
- 10/1773: Nhân dân cảng Bô-xton tấn công 3 tàu chở chè của Anh
- 5/9 đến 16/10/1774: Đại hội lục địa lần 1 tổ chức tại Phi-la-đen-phi-a
- 4/1775: Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc nổ ra
- Đầu năm 1776, quân khởi nghĩa chiếm Bô-xton
- 10/5/1776, Đại hội lục địa lần 2 tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh.
- 4/7/1776 Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập
- 17/10/1777: Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga
- 1781: Chiến thắng I-ooc-tao, chiến tranh chấm dứt.
- 1783: Anh kí hiệp ước Vec-sai công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.
Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần.
Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".
Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.
Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.
Sự kiện “chè Bô-xtơn’ đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ.Cuối năm 1773, ba chiếc tàu chở chè của Anh cập bến cảng Bô-xtơn. Để bảo vệ quyền lợi của mình, những người dân địa phương đã cải trang thành thổ dân da đỏ, nhảy lên tàu, ném các thùng chè xuống biển. Chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong toả cảng Bô-xtơn và điều quân đến chiếm đóng vùng này. Việc buôn bán bị ngừng trệ, công nhân thất nghiệp. Không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ một cuộc chiến tranh đang đến gần. Trước tình hình đó, đầu tháng 9 - 1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a - Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ ra lệnh trừng trị, nếu các thuộc địa "nổi loạn".Tháng 4 - 1775, chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ Nghĩa quân đã chiến đấu rất dũng cảm, song do lực lượng yếu và tổ chức kém nên không thắng nổi đội quân chính quy của vua Anh.Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập vào tháng 5 - 1775 quyết định thành lập "Quân đội thuộc địa” và bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn - một điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức - làm tổng chỉ huy ; đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội. Cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển. Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.Ngày 4-1 - 1776, Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng quốc Mĩ.
1,
Tình hình nước Đức giữa thế kỉ XIX:
* Tình hình kinh tế:
- Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp Đức trở thành nước công nghiệp.
- Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.
* Tình hình chính trị:
- Phân tán về chính trị, chia cắt lãnh thổ, thị trường không thống nhất. Điều này cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Yêu cầu lớn là thống nhất đất nước.
* Tình hình xã hội:
- Giai cấp công nhân ra đời nhưng còn non yếu.
- Nhiều quý tộc, địa chủ chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa trở thành quý tộc tư sản hóa gọi là Gioongke.
2,
Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:
- Tháng 4-1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp - Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả, tháng 3-1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.
- Tháng 4-1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” của Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm Quốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.
- Năm 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.
- Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ, quân Pháp thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.