K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2021

''Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

25 tháng 9 2021

  “Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Tham khảo nhé!!!

16 tháng 9 2021

Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc. Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá. Khi đất nước có giặc, Long Quân cho Lê Lợi - thủ lĩnh nghĩa quân, đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần. Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc. Khi đất nước thanh bình, Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi: khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước, nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân. Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí. Hơn nữa, vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần

21 tháng 9 2021

Bạn tham khảo nhé

Sau khi đọc xong các văn bản "Thánh Gióng", " Sự tích Hồ Gươm", em đã cảm nhận được những sự gian lao,khổ nhọc, lòng dũng cảm,gan dạ,hi sinh vì Tổ quốc , đồng bào của dân tộc Việt Nam ta.Lịch sử của nước ta đã phải trải qua rất nhiều những ngày tháng khổ nhục,cực nhọc,thậm chí là cả 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Trong những thời gian vất vả ấy,nhân dân chúng ta không ngừng tạo ra những cuộc tạo phản, hi sinh những người con của Tổ quốc để chiến đấu dành lại độc lập,tự do và hạnh phúc. Ngoài ra, nhân dân ta đã dùng trí thông minh, ý chí và sực mạnh lớn lao,vĩ đại để chống lại giặc. Họ luôn muốn một cuộc sống bình yên và hạnh phúc,không hề thích chiến tranh. Đó là thể hiện cho sự không bao giờ khuất phục của nhân dân ta. Ví dụ như trong văn bản "Thánh Gióng" và "Sự tích Hồ Gươm" , Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, Lê lợi lãnh đọa nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cũng nhờ đó,thể hiện được tinh thần đoàn kết,đùm bọc lẫn nhau của dân tốc Việt Nam ta.Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ông cha ta vẫn ngày ngày khởi nghĩa giành lại độc lập, tự do cho đất nước.Giờ đây,để có được sự hào bình và hạnh phúc như nagyf hôm nay,chúng ta cần phải biết ơn đến tổ tiên,đến những vị anh hùng đã che chắn,bảo vệ và dũng cảm hi sinh để dành lại cuộc sống tươi đẹp cho chúng ta. Qua đó,chúng ta cần phải biết ơn họ,thầm cảm ơn họ, tự nhru ngày ngày sẽ cố gắng chăm ngoan,học giởi để mai này sẽ góp phần vào việc xây dựng Tổ quốc ngày một phồn thịnh hơn.

Ht ạ

Tham khảo : 

Sau khi đọc xong các văn bản "Thánh Gióng", " Sự tích Hồ Gươm", em đã cảm nhận được những sự gian lao,khổ nhọc, lòng dũng cảm,gan dạ,hi sinh vì Tổ quốc , đồng bào của dân tộc Việt Nam ta.Lịch sử của nước ta đã phải trải qua rất nhiều những ngày tháng khổ nhục,cực nhọc,thậm chí là cả 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. Trong những thời gian vất vả ấy,nhân dân chúng ta không ngừng tạo ra những cuộc tạo phản, hi sinh những người con của Tổ quốc để chiến đấu dành lại độc lập,tự do và hạnh phúc. Ngoài ra, nhân dân ta đã dùng trí thông minh, ý chí và sực mạnh lớn lao,vĩ đại để chống lại giặc. Họ luôn muốn một cuộc sống bình yên và hạnh phúc,không hề thích chiến tranh. Đó là thể hiện cho sự không bao giờ khuất phục của nhân dân ta. Ví dụ như trong văn bản "Thánh Gióng" và "Sự tích Hồ Gươm" , Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, Lê lợi lãnh đọa nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cũng nhờ đó,thể hiện được tinh thần đoàn kết,đùm bọc lẫn nhau của dân tốc Việt Nam ta.Dù trong hoàn cảnh khó khăn, ông cha ta vẫn ngày ngày khởi nghĩa giành lại độc lập, tự do cho đất nước.Giờ đây,để có được sự hào bình và hạnh phúc như nagyf hôm nay,chúng ta cần phải biết ơn đến tổ tiên,đến những vị anh hùng đã che chắn,bảo vệ và dũng cảm hi sinh để dành lại cuộc sống tươi đẹp cho chúng ta. Qua đó,chúng ta cần phải biết ơn họ,thầm cảm ơn họ, tự nhru ngày ngày sẽ cố gắng chăm ngoan,học giởi để mai này sẽ góp phần vào việc xây dựng Tổ quốc ngày một phồn thịnh hơn.

21 tháng 9 2018

Vì:

Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.

kb nha

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

21 tháng 9 2018

Vì sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.

~hok tốt~

30 tháng 9 2021

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy,  cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy,  cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.

28 tháng 7 2017

TÓM TẮT :

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

* Ý nghĩa

Kết thúc có hậu theo mô tuýp quen thuộc : Thạch Sanh cưới được công chúa còn Lý Thông biến thành bọ hung. Nếu đọc nhiều chuyện cổ tích ta luôn thấy kết thúc câu chuyện luôn là “ Người ở hiền thì gặp lành còn kẻ ác bị trừng phạt”. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức ,công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo ,yêu hòa bình của nhân dân ta. Đó cũng là mong ước của con người về xã hội công bằng, phát triển và văn minh.

~ Chúc bn học tốt!~

28 tháng 7 2017

OWR một làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân già, tuy nghèo khó nhưng sống rất nhân hậu mà mãi vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn phái Thái tử xuống đầu thai làm con của ho. Và họ đặt tên con là Thạch Sanh. Hai vợ chồng già sớm qua đời, Thạch Sanh sống một mình ở gốc đa và kiếm sống bằng nghề hái củi.

Lí Thông người hàng rượu thấy Thạch Sanh khỏe mạnh nên dỗ dành giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng Thạch Sanh. Vì là người tốt bụng nên Thạch Sanh không mảy may nghi ngờ mà đồng ý làm em Lý Thông . Hắn đã lừa Thạch Sanh thay mình đi cúng mạng cho chằn tinh tại miếu thờ . Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh, sau đó chàng đốt xác đó thì nhận được cây cung vàng . Nhưng lại một lần nữa, Lý Thông lại lừa Thạch Sanh, cướp công của chàng và được vua ban thưởng đồng thời phong làm Quản Công . Còn Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.

Công chúa bị đại bàng khổng lồ bắt, Thạch Sanh thấy được, lấy cung bắn đại bàng và chàng theo dấu máu, biết được nơi cư trú của đại bàng . Nhà vua sai Lý Thông đi cứu công chúa . Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh giết đại bàng và cứu được công chúa, và khi công chúa lên khỏi hang, hắn sai người lấp hang để giết Thạch Sanh. Và được nhà vua gả công chúa cho Tại hang, Thạch Sanh lại cứu được con vua Thủy Tề và được vua tặng cho cây đàn thần.

Khi công chúa trở về cung, nàng chẳng nói năng gì, nhà vua rất lo lắng . Còn Thạch Sanh bị chằn tinh và đại bàng trả thù vu oan nên bị bắt giam vào ngục . Chàng bèn lấy đàn ra gảy, thì công chúa khỏi bệnh và đem mọi chuyện kể cho vua cha nghe, Thạch Sanh được minh oan, mẹ con Lý Thông tuy được tha nhưng vì độc ác nên trên đường về bị sét đánh chết hóa thành thạch sùng.

Thạch Sanh được vua gả công chúa và trở thành phò mã. Các thái tử nước chư hầu vì không được gả công chúa nên đã đem quân sang đánh. Thạch Sanh đem đàn ra đánh, đẩy lùi được quân 18 nước và thết đãi họ cơm trong niêu thần ăn rồi lại đầy.

Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Bạn tham khảo :

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, đã có bao kẻ thù nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi. Chúng áp bức đô hộ, khiến cuộc sống của nhân dân ta lầm than khổ cực. Thế nhưng, dân tộc ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Những người anh hùng như Thánh Gióng luôn sẵn sàng ra trận để chiến đấu chống lại kẻ thù. Những người chủ tướng như Lê Lợi dù trải qua nhiều thất bại nhưng vẫn quyết tâm, giữ vững ý chí chiến đấu vì độc lập của dân tộc. Không những vậy, cha ông ta đã nằm gai nếm mật, vượt qua mọi gian khổ, cùng nhau đoàn kết, kiên cường chống lại kẻ thù. Điều đó được chứng minh qua chiều dài lịch sử dân tộc, là công sức của cả dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng để người anh hùng đủ sức ra trận hay dân quân cùng vượt qua mọi thất bại, cùng chung sức chung lòng chống lại giặc Minh tàn ác. Những vất vả, hi sinh xương máu của thế hệ cha anh để đến ngày nay đất nước ta được độc lập, non sông gấm vóc khiến chúng ta càng thêm trân trọng và tự hào. Vì vậy, thế hệ trẻ hôm nay cần ra sức học tập và phấn đấu để xứng đáng với bề dày truyền thống lịch sử hơn bốn nghìn năm của dân tộc Việt Nam.