Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
1. Danh từ
a. Khái niệm:
Danh từ là những từ chỉ sự vật ( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )
VD: hoa hồng, cơn gió, đạo đức,….
b. Phân loại (2 loại)
- Danh từ chung
- Danh từ riêng
2. Động từ
a. Khái niệm
Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
VD: ăn, uống, ngủ,…..
b. Một số lưu ý
- Động từ chỉ trạng thái không thể kết hợp với từ “xong” nhưng động từ chỉ hoạt động lại có thể kết hợp với từ “xong”
VD: hồi hộp với ăn
- ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động ( ngồi , ngủ, đứng,... ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.
V.D1 : Bố mẹ rất lo lắng cho tôi
ĐTnội động Q.H.T Bổ ngữ
- ĐT ngoại động : là những ĐT hướng đến người khác, vật khác ( xây, phá, đập , cắt,...). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.
V.D2 : Bố mẹ rất thương yêu tôi.
ĐTngoại động Bổ ngữ
3. Tính từ
a. Khái niệm
Tính từ là những động từ miêu tả đặc điểm, tính chất của vật, hoạt động, trạng thái
b. Phân loại:
có hai loại tính từ tiêu biểu:
-TT chỉ tính chất chung không có mức độ: tím, xinh, vắng,…
-TT chỉ tính chất có xác định mức độ: tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,..
4. Cách thức phân biệt DT, ĐT, TT
-DT: Từ + nghi vấn từ “nào” nếu hợp lí thì là danh từ
-ĐT: Có khả năng kết hợp với các từ “hãy, đừng, chớ” ở phía trước hoặc từ “bao giờ”/ “bao lâu” ở phía sau
-TT: Có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ như “rất, hơi, lắm,…”
-Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
II. ĐẠI TỪ, ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
1. Khái niệm
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
2. Phân loại
-Đại từ xưng hô:
+Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng ta,…
+Đại từ xưng hô ngôi thứ hai: cậu, bạn, mày, chúng mày,...
+Đại từ xưng hô ngôi thứ ba: họ, bọn họ,….
-Đại từ để hỏi: ai, bao giờ, bao nhiêu,…
-Đại từ chỉ định: ấy, kia, này, nọ,…
3. Lưu ý:
Tiếng việt còn sử dụng nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Vd:
-Chỉ quan hệ gia đình – thân thuộc: ông, bà, con, cháu, cậu, mợ,…
-Chỉ một số chức vụ, nghề nghiệp: chủ tịch, hiệu trưởng, luật sư, tiến sĩ,…
VD1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc )
V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ).
V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô )
III. QUAN HỆ TỪ
1. Khái niệm
QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
2. Lưu ý
-Các QHT thường dùng là: và, nhưng, hoặc, thì, mà, của, ở, tại, bằng…
-Các cặp QHT thường dùng là:
+ Vì...nên...; Do...nên...; Nhờ ...nên... ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ).
+ Nếu ...thì...; Hễ... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ).
+ Tuy ...nhưng...; Mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ).
+ Không những... mà còn...; Không chỉ... mà còn... (biểu thị quan hệ tăng tiến ).
Ban tham khao roi lam mik ban lam!
a) – Từ đồng nghĩa với từ biên cương là từ biên giới.
b) – Từ đầu được dùng theo nghĩa chuyển.
– Từ ngọn được dùng theo nghĩa chuyển.
c) Trong bài thơ Chiều biên giới của Lò Ngân Sủn có hai đại từ xưng hô. Đó là “em” và “ta”.
d) * Câu văn miêu tả: Chiều biên giới thật đẹp khi ta được ngắm nhìn hoa đào đua nở thắm hồng; mùa sở ra cây non chồi biếc và từng bậc thang nơi lưng đồi: lúa đang trĩu hạt mỡ màng, trông xa như từng lớp mây đang sà xuống mặt đất.
a, biên giới
b, các từ đầu đầu từ ngọn là từ mang nghĩa chuyển
c, có từ em , từ ta
k đúng cho mình nha mình đang nghĩ văn tí nghĩ ra mình trả lời cho nha
Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Trả lời :
Mái tóc của bà được so sánh với hình ảnh đám "mây bông" trên trời gợi hình ảnh người bà tuổi đã cao , mái tóc bạc trắng , mái tóc ấy tạo nên sự hiền dịu , nhân hậu , đáng kính .
Chuyện của bà kể ( cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói :" Kho " truyện này không bao giờ hết cũng giống như giếng nước cạn lại được những cơn mưa ban phát những hạt nước trong veo , mát lành. Bà rất có nhiều truyện dành cho người cháu yêu của mình , những câu truyện đẹp đẽ ấy luôn in đậm trong tâm trí tác giả và chính nhờ vậy đã khiến tác giả viết nên bài thơ này
~~~~> Tình cảm bà cháu , bà yêu cháu , làm tất cả vì cháu , cháu yêu bà , kính trọng bà .
~ hok tốt ~
Nơi Biên Cương mờ sương
Đá tai mèo dốc núi
Bước chân anh bộ đội
Bước canh phòng tuần tra
Cây Mận, đào ra hoa
Vườn Hồng vừa chín đỏ
Bếp sàn thơm hương lúa
Có công anh vun trồng...
Anh lên cùng bản Mông
Đường gập ghềnh, mưa lũ
Dạy em thơ cái chữ
Hát bài ca núi rừng ...
Ơi, anh bộ đội Biên phòng
Em yêu anh lắm đó
Bước chân dài như gió
Bước chân dài như sông.
Trời Biên Giới mênh mông
Thắm mối tình Lào - Việt
Thơm cánh chè Shan tuyết
Thương nhớ về Kỳ Sơn ....
Tình cảm của người dân vùng biên cương dành cho các anh bộ đội biên phòng là câu b. yêu mến, biết ơn, kính phục
Ba Bể là một hồ nước ngọt ở Bắc Kạn, Việt Nam. Nó là một trong một trăm hồ nước ngọt lớn nhất thế giới và nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể, nơi đây được công nhận là khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm.
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
b) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, đó là:
– Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.
– Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
– Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. / Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt.
– Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại (Khi nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả, học sinh khá, giỏi có thể giải thích thêm vì sao em thấy sự quan sát đó rất tinh tế.
c) Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
ơ bạn chép mạng à, ở đay mình hỏi câu hỏi khác trên mạng nhé, mong các bạn dùng trí thông logic tự giải
Phép so sánh được thể hiện ở: "sương rơi như mưa giội" và "cây pơ - mu đầu dốc, im như người lính canh"
Tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên "sương rơi" và "cây pơ - mu" trở nên sinh động, phác họa rõ tầng độ rơi của sương, miêu tả tinh tế hơn hình dáng của cây pơ - mu là đứng thẳng yên lặng. Từ đó, người đọc hình dung ra rõ hoạt cảnh mà tác giả đang đặt vào câu thơ. Đồng thời tăng giá trị diễn đạt gợi hình, gợi cảm cho câu thơ và làm cho diệu cảnh miền núi trở nên sống động và gần gũi hơn với độc giả.